Quan điểm của tỉnh Lào Cai về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về bảo tồn và phát triển văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 74 - 76)

hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh

Lào Cai do là tỉnh biên giới, có cửa khẩu quốc tế, giao lƣu kinh tế - văn hóa phát triển, tác động của mặt trái nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế, đặc biệt là sự du nhập của làn sóng văn hóa thực dụng thông qua internet, phim ảnh, khách du lịch, sự phá hoại của các thế lực thù địch, tác động của sản phẩm văn hóa độc hại, v.v... tạo ra không ít khó khăn trong việc bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống. Nhiều sinh hoạt văn hóa, từ lễ hội đến biểu diễn nghệ thuật, tiềm ẩn nguy cơ thƣơng mại hóa, không giữ đƣợc nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trƣng; các loại hình ca nhạc, nghệ thuật nƣớc ngoài du nhập ngày càng nhiều, thu hút nhiều thanh niên hâm mộ tôn sùng, trong khi các loại hình nghệ thuật dân tộc truyền thống ngày càng khó chiếm ƣu thế, cần đƣợc tích cực đầu tƣ hơn nữa để thu hút ngƣời xem.

Đối với tỉnh Lào Cai cần có một cơ chế, chính sách đặc thù riêng phù hợp cùng một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh có tác động nâng cao hiệu quả công tác quản lý di sản văn hóa, tạo động lực cho các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và củng cố hệ thống quản lý và khoa học đủ mạnh, có khả năng triển khai trong đời sống xã hội các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa. Đào tạo nguồn nhân lực (nhân lực quản lý, cán bộ khoa học - kỹ thuật) có chất lƣợng, hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa. Truyền thông

giáo dục di sản văn hóa nhằm từng bƣớc thay đổi và nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của di sản văn hóa trong đời sống xã hội, xác định rõ trách nhiệm xã hội của các cá nhân, tổ chức trong việc tham gia các hoạt động bảo tồn di sản văn hóa. Tăng cƣờng đầu tƣ ngân sách nhà nƣớc cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa, nhất là tập trung đầu tƣ cho việc bảo vệ và phát huy các di sản đã đƣợc ghi danh ở tầm quốc tế và quốc gia cũng nhƣ những di sản có nguy cơ xuống cấp và mai một.

Từ những quan điểm trên tỉnh đã đặt ra mục tiêu để bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc cụ thể: Quản lý, phát huy tốt giá trị các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện, trùng tu tôn tạo di tích lịch sử văn hóa đền Trung Đô. Xây dựng phòng trƣng bày tại nhà văn hóa các dân tộc huyện. Bảo tồn và phát triển 3 làng nghề truyền thống: nghề nấu rƣợu ngô tại xã Bản Phố, nghề làm yên ngựa xã Lùng Phình, nghề làm hƣơng xã Thải Giàng Phố. Sƣu tầm, bảo tồn 5 loại hình văn hóa nghệ thuật đặc trƣng của các dân tộc Mông, Dao, Tày, Phù Lá, La Chí. Duy trì tổ chức 7 lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện gồm: Lễ hội Gầu tào, lễ hội Xuống đồng, lễ Cúng rừng, lễ Nhảy lửa, lễ hội đền Bắc Hà, lễ hội đền Trung Đô, Giải đua ngựa truyền thống. Phấn đấu đến năm 2020: 80% số hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa; 70% số thôn bản, tổ dân phố đạt danh hiệu thôn bản văn hóa; 100% cơ quan, đơn vị, trƣờng học đạt tiêu chuẩn văn hóa. Tích cực giải quyết các vấn đề về gia đình, hôn nhân cận huyết thống, tảo hôn, ly hôn, bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình, phụ nữ bỏ đi khỏi địa phƣơng. Phấn đấu 90% trởlên số hộ gia đình đƣợc phổ biến, tuyên truyền và cam kết thực hiện tốt các chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình. Giảm tỷ lệ tảo hôn xuống còn 5% trên tổng số đám cƣới đƣợc tổ chức. Duy trì 100% thôn bản, tổ dân phố có quy ƣớc, hƣơng ƣớc đƣợc nhân dân thực hiện tốt. 90% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh, 75% số hộ có chuồng nuôi nhốt gia súc hợp vệ sinh. Xây dựng và củng cố 21/21 đội văn nghệ, thể thao xã, thị trấn và 50 đội văn nghệ, thể thao thôn, bản. Tổ chức các Hội thi thể thao các

dân tộc, Hội diễn nghệ thuật quần chúng theo định kỳ hàng năm. Phát triển và nâng cao chất lƣợng phong trào thể thao quần chúng. Bảo tồn phát triển các môn thể thao dân tộc. Phấn đấu đến năm 2020 đạt 30% dân số tham gia tập luyện thể dục, thể thao thƣờng xuyên; xây dựng 01 công trình thể thao cơ bản cấp huyện, 3 công trình thể thao cấp xã; 90% học sinh đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể.Tham gia đầy đủ và giành đƣợc huy chƣơng trong các giải thể thao của tỉnh. Phủ sóng phát thanh, truyền hình tới 95% dân số của huyện đƣợc nghe Đài tiếng nói Việt Nam và xem truyền hình Việt Nam. Xây dựng mới 5 nhà văn hóa xã, 75 nhà văn hóa thôn, tổ dân phố.

Để thực hiện đƣợc các mục tiêu trên sau khi nghiên cứu tài liệu và thực trạng quản lý Nhà nƣớc về công tác bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh tác giả xin đƣa ra một số giải pháp nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về bảo tồn và phát triển văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)