Hạn chế và những nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về bảo tồn và phát triển văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 68 - 71)

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì việc bảo tồn và phát triển văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian qua vẫn

còn có những hạn chế nhất định:

Nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai hiện nay đang đứng truớc nguy cơ thất truyền, mất mát nhanh chóng mà chƣa có những biện pháp tích cực để duy trì và bảo tồn. Những nét đặc trƣng văn hoá của các dân tộc thiểu số đang mất dần cùng thời gian. Có thể nhận thấy sự thay đổi đó ở mọi dân tộc cả văn hoá vật chất lẫn văn hóa tinh thần. Đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là bộ phận còn sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao còn bảo lƣu nhiều tập tục lạc hậu, điều đó ảnh hƣởng trực tiếp tới việc nâng cao mức hƣởng thụ văn hóa và sự tiến bộ của đồng bào cũng nhƣ kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực này.

Cơ sở hạ tầng ở miền núi, vùng cao tuy đã đƣợc đầu tƣ nhƣng nhìn chung còn ở mức thấp kém. Việc đầu tƣ xây dựng công trình chủ yếu tập trung xây dựng tại trung tâm xã và cụm xã, phần lớn là xây dựng đƣờng giao thông, trƣờng học, còn lại các loại công trình khác phục vụ sản xuất, sinh hoạt tại các xóm làng chƣa có điều kiện đầu tƣ xây dựng nhiều. Chất lƣợng giáo dục toàn diện đã có nhiều chuyển biến, nhƣng chƣa đồng đều giữa các vùng miền trong tỉnh. Cơ sở vật chất trang bị cho giáo dục còn thiếu, nhất là giáo dục của các trƣờng phổ thông dân tộc bán trú ở các xã miền núi, vùng cao. Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách đầu tƣ hỗ trợ cho các xã miền núi, vùng cao, xã đặc biệt khó khăn, hỗ trợ cho học sinh, ngƣời dân tộc thiểu số v.v… nhƣng do nguồn lực còn hạn chế, nên hiệu quả chƣa cao; một số chế độ chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số ở mức thấp, chƣa kịp thời v.v...

Công tác gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn do ngôn ngữ truyền thống, trang phục, phong tục tập quán, cƣới hỏi, lễ hội truyền thống v.v... của các dân tộc này đã dần bị mai một.

Nguyên nhân của những hạn chế:

Trong thực tiễn hoạt động nhiều năm qua, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, một vấn đề lớn đặt ra là: Phát triển văn hóa chƣa đồng bộ với phát triển kinh tế dẫn đến nhiều hệ lụy về phát triển xã hội, đồng thời làm cho phát triển kinh tế

thiếu bền vững. Nguyên nhân chính của vấn đề đó là: Nhận thức chƣa đầy đủ về văn hóa trong hoạt động thực tiễn, đặc biệt trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về văn hóa. Vai trò quản lý nhà nƣớc về văn hóa chƣa đƣợc nhận thức đúng đắn. Trong xã hội có ngƣời cho rằng văn hóa là nhu cầu của con ngƣời, nó phát sinh, phát triển theo nhu cầu tự nhiên, hãy để nó phát triển theo quy luật vốn có của nó. Những ngƣời có quan niệm nhƣ vậy không nhiều, nhƣng quan niệm ấy lại là cái cớ để tồn tại những lệch lạc trong nhìn nhận quản lý nhà nƣớc về văn hóa: Quản lý hay không quản lý thì văn hóa cũng cứ phát triển theo đƣờng đi của nó.

- Đổi mới nhận thức về quản lý nhà nƣớc bất cập so với phát triển văn hóa. Các hoạt động văn hóa ngày càng đa dạng, các dịch vụ văn hóa cũng phát triển khá mạnh, một mặt đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội, mặt khác cũng gây nhiều hệ lụy với những đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngƣợc nhau, gây tâm trạng bất an trong xã hội. Quản lý nhà nƣớc không theo kịp sự phát triển, thêm vào đó tồn tại cách hiểu sai “quản lý đến đâu, phát triển đến đó” dẫn đến nhận thức lệch lạc.

- Những ảnh hƣởng tiêu cực từ đời sống bên ngoài đang có chiều hƣớng gia tăng, trong khi một số nét đẹp trong đời sống văn hóa đã và đang dần dần bị mai một. Sự thâm nhập và phát triển của tôn giáo, chủ yếu là đạo Tin lành đã bị kẻ xấu lợi dụng, tác động không tốt tới các mặt của cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số.

Công tác quản lý văn hóa, hoạt động dịch vụ văn hóa, thực hiện nếp sống văn hóa văn minh đô thị, tự quản ở khu dân cƣ còn hạn chế nhƣ nhà văn hóa xã phƣờng, điểm văn hóa khu dân cƣ còn thiếu, khó khăn về thiết bị, phƣơng tiện và con ngƣời; có hoạt động nhƣng chƣa hiệu quả, quản lý chƣa chặt chẽ.

Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa các cấp, nhất là cấp huyện và cơ sở còn nhiều hạn chế, cán bộ phụ trách không phải ngƣời địa phƣơng chƣa am hiểu văn hóa, phong tục tập quán các dân tộc thiểu số, đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số còn thiếu thực tế, trình độ học vấn không đáp ứng yêu cầu, thiếu trình độ chuyên môn.

Kinh phí chi cho hoạt động văn hóa, cho Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp huyện và xã còn hạn chế. Đời sống văn hóa ở các thôn, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù các đội chiếu bóng lƣu động, tuyên truyền lƣu động đã tích cực phục vụ nhân dân nhƣng do kinh phí hạn hẹp, điều kiện giao thông không thuận lợi nên hoạt động còn hạn chế, hiệu quả chƣa cao, chƣa đến đƣợc với tất cả các thôn, bản, xã vùng sâu vùng xa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về bảo tồn và phát triển văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)