bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số
Làm tốt hơn nữa phƣơng thức xã hội hóa các hoạt động văn hóa phục vụ miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số: Đẩy mạnh xã hội hóa bằng cách phối kết
hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, v.v... trong tỉnh, tổ chức vận động các lực lƣợng đóng trên địa bàn (lực lƣợng vũ trang, trƣờng học, v.v...); lồng ghép các chƣơng trình (xóa đói giảm nghèo, xây dựng trung tâm cụm xã, dân số kế hoạch hóa gia đình, phòng chống sốt rét và các tệ nạn xã hội v.v...); sự đóng góp sức lao động, hỗ trợ phƣơng tiện và kinh phí, nội dung hoạt động văn động các cấp, các ngành, các thành phần kinh tể, kể cả cá nhân có điều kiện hỗ trợ cho triển văn hóa vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là vùng đặc biệt khó khăn bảng kinh phí, giúp cơ sở vật chất, trang thiết bị ban đầu; vận động đồng bào các dân tộc phát huy mọi khả năng về văn hóa truyền thống của dân tộc, tham gia xây dựng đời sống văn hóa tại chỗ. Hƣớng dẫn, vận động và tổ chức và đồng bào góp công, góp sức tạo điều kiện ban đầu cho các đội văn nghệ quần chúng ở thôn bản; cần tận dụng uy tín các vị cao niên, các già làng trƣởng bản, trƣởng họ tham gia công tác văn hóa, coi họ là những đầu quan trọng trong công tác văn hoá ở cơ sở.
Ngoài nguồn lực đầu tƣ của Nhà nƣớc, cần huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân, các nhà hảo tâm trong và ngoài nƣớc cho việc bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Tranh thủ các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế, du lịch; v.v.., gắn kết chặt chẽ giữa công tác bảo tồn văn hóa với hoạt động du lịch để tuyên truyền, giới thiệu về bản sắc văn hóa dân tộc với khách du lịch trong và ngoài nƣớc, thông qua đó khai thác các nguồn thu từ dịch vụ du lịch để đầu tƣ trở lại cho công tác bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh cụ thể:
Lồng ghép nhiều chƣơng trình, dự án để tăng hiệu quả đầu tƣ cho các thôn bản: Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về văn hoá, các dự án nghiên cứu bảo tồn vốn văn hoá: Dự án bảo tồn các điệu múa đồng bào dân tộc, dự án bảo tồn chữ nôm Dao v.v..
Kêu gọi các tổ chức xã hội: Hội văn nghệ Dân gian Việt Nam, Hội văn học Nghệ thuật Việt Nam, Các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, tƣ nhân đầu tƣ, hỗ trợ hoạt động văn hoá.
Huy động sức dân trong việc xây dựng các thiết chế văn hoá cơ sở, trong đó có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, đặc biệt là nhà văn hoá thôn, bản đối với khu vực đô thị, thị trấn và vùng dân cƣ tƣơng đối ổn định. Khuyến khích mọi ngƣời dân, mọi tổ chức tham gia đầu tƣ vào lĩnh vực văn hoá: Kinh doanh dịch vụ văn hoá, vui chơi giải trí…
Tỉnh bố trí một nguồn kinh phí dự phòng để sử dụng vào việc mua, chi trả công phát hiện các hiện vật có giá trị, hoặc trùng tu, sửa chữa các di tích bị hƣ hại do lũ lụt, sạt lở đột xuất.
3.7. Giải pháp về kiểm tra, giám sát
Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra văn hóa gắn với trách nhiệm cá nhân và tổ chức khi để xảy ra sai phạm. Các cấp cần phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cƣ và công dân đối với việc tổ chức và quản lý hoạt động văn hóa; làm tốt công tác thi dua, khen thƣởng, động viên kịp thời các tổ chức, cá nhân có đóng góp hiệu quả trong công tác quản lý văn hóa.
Hàng năm, tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sảt, đánh giá hiệu quả triển khai các nội dung của đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm và điều chỉnh các nội dung triển khai phù hợp với điều kiện thực tế của từng huyện để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vũng ổn định chính trị, đảm bảo an ninh - quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc thiểu số theo hƣớng văn minh, hiện đại trên cơ sở bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Phát triển kinh tế gắn với giữ vững bản sắc văn hóa mỗi dân tộc, cần xây dụng các chủ trƣơng, chính sách ở tầm vĩ mô để quản lý tổ chức lễ hội một cách nhất quán, trên cơ sở tôn trọng các giá trị truyền thống, phần “mở” của văn hóa truyền thống các dân tộc trong giai đoạn hiện nay phải
đƣợc khai thác các yếu tố văn hóa dân gian, đậm đà bản sắc dân tộc kết hợp với hiện đại và hội nhập có chọn lọc.
3.8. Các giải pháp khác
Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai cần chú trọng công tác nâng cao dân trí, tạo nguồn đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số nhƣ: tập trung phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở các huyện miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách về chất lƣợng giáo dục với các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh. Mở rộng mạng lƣới trƣờng lớp đảm bảo con em các dân tộc thiểu số có cơ hội tới trƣờng đƣợc thuận lợi.
Xây dựng các thiết chế văn hóa phù hợp: Sử dụng hợp lý các thiết chể văn hóa cổ truyền cho hoạt động văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số. Tìm tòi xây dựng các mô hình phù hợp. Các thiết chế văn hóa mới nhƣ nhà văn hóa, câu lạc bộ, bảo tàng, thƣ viện v.v... đƣợc vận hành phù hợp với cuộc sống lao động theo mùa vụ của đồng bào. Các nội dung hoạt động đảm bảo thiết thực, tránh hình thức, khoa trƣơng phù hợp với trình độ nhận thức, thị hiếu của đồng bào.
Vận động và khuyến khích trí thức dân tộc và ngƣời cao tuổi truyền đạt các giả trị văn hoá vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số. Sự ra đi của lớp ngƣời cao tuổi đồng nghĩa với sự tiêu vong của không ít giá trị văn hoá cổ truyền, trí thức dân tộc thì giữ vai trò quan trọng trong việc thẩm định bản sắc dân tộc của văn hoá. Đối tƣợng chủ yếu của việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là thanh niên, cho nên cần phải động viên, khích lệ họ tham gia tích cực sâu rộng vào quá trình chấn hƣng, phát triển văn hoá dân tộc.
Tăng cƣờng cơ sở vật chất trang thiểt bị cho các hoạt động văn hóa ở cơ sở: Cung cấp các sản phẩm văn hóa phù hợp cho các tụ điểm văn hóa đƣợc xây dựng. Các ấn phẩm này đƣợc thể hiện dƣới dạng: sách, truyện tranh, tờ rơi, tranh liên hoàn, băng hình, băng tiếng, đĩa hình và tiếng có lồng tiếng dân tộc và bộ ảnh trang trí trong gia đình và cộng đồng v.v...
Giải quyết tốt vấn đề tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số: Những năm qua, các thế lực thù địch đã bằng nhiều cách lôi kéo đồng bào theo đạo, làm cho xáo
trộn những phong tục tập quán của các dân tộc cũng nhƣ làm cho an ninh chính trị, xã hội bị đe dọa. Vì vậy cần phải thực hiện nghiêm túc chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc, đồng thời có những biện pháp ngăn chặn lại sự thâm nhập của tôn giáo mới không phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc thiểu số.
Tăng cƣờng cơ chế phối hợp trong quản lý văn hóa với các sở, ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là với các cơ quan giáo dục, thông tin truyền thông, pháp luật, an ninh v.v... Chủ động xử lý hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nƣớc với các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng.
Tiểu kết chƣơng 3
Từ thực trạng của việc quản lý Nhà nƣớc về bảo tồn và phát triển văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian qua chúng ta thấy rằng vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế. Do đó, trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay và nhất là dƣới tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam thì việc đƣa ra các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó, đề ra phƣơng hƣớng phát triển đúng đắn là việc làm rất cấp thiết.
Trong rất nhiều những giải pháp đƣợc đƣa ra thì giải pháp về bổ sung, hoàn thiện thẻ chế chính sách quản lý văn hóa trên địa bàn tỉnh là giải pháp đƣợc quân tâm hàng đầu vì đây là cơ sở để thực hiện các bƣớc tiếp theo. Và giải pháp mang tính chất quyết định là giải pháp về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ. Suy cho cùng thì yếu tố con ngƣời vẫn mang tính chất quyết định nhất đối với sự bảo tồn và phát triển văn hóa của dân tộc.
KẾT LUẬN
Sự phát triển của các dân tộc thiểu số trong giai đoạn lịch sử mới của đất nƣớc đã đƣợc Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ ra: Phải tăng cƣờng khối đoàn kết không gì lay chuyển nổi giữa các dân tộc trong cả nƣớc, phát huy tinh thần cách mạng và năng lực sáng tạo của các dân tộc ít ngƣời trong sự nghiệp xây dựng Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chính sách dân tộc của Đảng là thực hiện triệt để quyền bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc, tạo ra những điều kiện cần thiết để xóa bỏ tận gốc sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc ít ngƣời và dân tộc đông ngƣời, đƣa miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp; làm cho tất cả các dân tộc đều có cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc, đoàn kết giúp đỡ nhau tiến bộ, cùng nhau làm chủ tập thể Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Để thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, vấn đề mấu chốt là đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế và văn hóa ở các vùng dân tộc thiểu số, nâng cao đời sống dân tộc thiểu số nhƣng phải đặc biệt chú trọng đến vấn đề bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiếu số, nếu mất đi văn hóa các dân tộc sẽ không còn bản sắc để phát triển kinh tế địa phƣơng. Lào Cai dựa vào kho tƣ liệu phong phú về di sản văn hóa, cần phát huy mạnh mẽ chƣơng trình biến di sản thành tài sản, xóa đói giảm nghèo theo mục tiêu mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc, mỗi vùng có một loại đặc sản hàng hóa”. Hiện nay ở Lào Cai các đặc sản mang bản sắc văn hóa đã đƣợc đánh thức và phát triển với nhiều loại hình khác nhau nhƣ hệ thống các ngành nghề thủ công: sản phẩm rèn đúc, thổ cẩm, sản phẩm thêu, chạm khắc bạc, ẩm thực, v.v... Chú trọng khôi phục các làng nghề thủ công ngƣời HMông trở thành các sản phẩm hàng hóa tại chợ gắn với du lịch. Chƣơng trình khai thác và bảo tồn đặc sản đã đƣợc sự ủng hộ, hƣởng ứng nhiệt tình của các cơ sở Đảng và sự liên kết của các ngành, đoàn thể. Công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có sức mạnh mới nhờ nhiều hình thức quảng bá và đăng ký thƣơng hiệu.
Để duy trì việc bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai, trƣớc tiên cần phải khôi phục và giữ gìn. Nếu Sa Pa không còn những bản làng ngƣời dân tộc sinh sống, không còn những nét văn hóa truyền thống, trang phục bị thay thế, những sản phẩm thủ công biến mất, v.v... thì không còn một Sa Pa thu hút du khách để phát triển du lịch. Chính vì vậy, khi văn hóa còn, bản sắc còn thì mới có nền tảng để phát triển kinh tế, đòi hỏi công tác quản lý của Nhà nƣớc về bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số đƣợc đặt lên hàng đầu để phát huy những giá trị ấy, đem lại nguồn lợi cho ngƣời dân, cho đất nƣớc.
Trong một tƣơng lai rất gần, chúng ta tin tƣởng rằng các dân tộc sẽ đạt đƣợc những đỉnh cao trong xây dựng kinh tế mà vẫn giữ gìn và phát huy đƣợc văn hóa. Với bề dày của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số sẽ làm nên một Lào Cai riêng biệt và là một hình mẫu lý tƣởng cho các tỉnh khác phát triển nhanh về kinh tế mà văn hóa vẫn đƣợc bảo vệ và phát huy phục vụ lại cuộc sống hiện đại của chính ngƣời dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Dân tộc 2017, Báo cáo kết quả điều tra về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai của tỉnh Lào Cai.
2. Ban Chấp hành Đảng bộ, Đề án số 8 phát triển văn hóa, thể thao tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016- 2020, tỉnh Lào Cai.
3. Ban Chấp hành Đảng bộ Đề án số 3 Phát triển Du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016- 2020, tỉnh Lào Cai.
4. Phạm Văn Chiến (2018), Truyền thuyết, lịch sử Đền Cô và một số di tích huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
5. Thủ tƣớng Chính phủ Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 về quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cƣới, việc tang và lễ hội. 6. Thủ tƣớng Chính Phủ (2011), Quyết định số 1270/QĐ-TTg phê duyệt Đề án
Bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTS Việt Nam đến năm 2020.
7. Thủ tƣớng Chính phủ, Quyết định số 124/2003/QĐ-TTg ngày 17/6/2003 phê duyệt Đề án bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam.
8. Quách Ngọc Dũng (2015), Quản lý nhà nƣớc về văn hóa, di tích lịch sử - Văn hóa quốc gia,
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Nxb. Sự thật, Hà Nội.
10.Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11.Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15.Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16.Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1977, Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
17.Đặng Văn Hùng (2018), Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế.
18.Lê Hồng Hạnh (2008), Di sản văn hóa truyền thống với vấn đề phát triển du lịch, Luận án văn hóa học.
19.Phạn Thị Hoàng Hà (2012), Bình đẳng dân tộc trên lĩnh vực văn hóa ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ triết học.
20.Lào Cai vận hội mới (2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21.Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 3 (2000) NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22.Trần Hữu Sơn (1996), Văn Hóa Hmông, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.