Với các lợi thế về tiềm năng kinh tế - xã hội và du lịch tỉnh Lào Cai đã vận dụng sáng tạo các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Trung ƣơng vào thực tiễn của địa phƣơng. Xác định đúng những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, những tiềm năng, thế mạnh, những khâu đột phá và có bƣớc đi phù hợp. Đồng thời tranh thủ sự quan tâm ủng hộ, giúp đỡ của Trung ƣơng Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố, các tổ chức kinh tế - xã hội trong nƣớc và quốc tế. Quan hệ đối ngoại luôn rộng mở, có cơ chế, chính sách thông thoáng thu hút đầu tƣ. Các cấp, các ngành không ngừng đổi mới phƣơng thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quan tâm, sâu sát cơ sở, chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao nhận thức, năng lực và tính chủ động công tác của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở. Sự đoàn kết hợp tác của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nƣớc, có nhiều sáng kiến, sáng tạo trong lao động sản xuất, kinh doanh, là một lợi thế để Lào Cai phát triển vƣợt bậc nhƣ ngày hôm nay.
Theo báo cáo đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội 25 năm tái lập tỉnh của UBND tỉnh thì kết thúc năm 2015, từ một tỉnh nghèo nhất cả nƣớc (năm 1991), sau 25 năm xây dựng và phát triển, Lào Cai đã thay đổi toàn diện, sâu sắc, trở thành tỉnh phát triển và là trung tâm của vùng Tây Bắc với kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, bình quân giai đoạn 1991-2015 đạt 11%, GDP bình quân đầu ngƣời năm 2015 đạt 39,4 triệu đồng, gấp 78,8 lần năm 1991 (0,5 triệu đồng/ngƣời). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, tỷ trọng kinh tế nông nghiệp giảm mạnh từ 70,5% năm 1991, xuống còn 15,7% năm 2015. Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn năm 2015 gấp 290 lần so với năm 1991. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc đầu tƣ nâng cấp, mở rộng, tƣơng đối đồng bộ. Tỉnh đã xây dựng đƣợc một số công trình hiện đại, có ý nghĩa lịch sử (Khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đƣờng, Khu kinh tế cửa khẩu, Khu công nghiệp Tằng Loỏng, Khu du lịch Sa Pa, Bắc Hà; đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào Cai v.v…); 100% số xã có đƣờng ô tô đến trung tâm xã; 80% số xã có đƣờng cho xe cơ giới đến tất cả các thôn bản;
100% xã có điện lƣới quốc gia v.v… Các lĩnh vực xã hội, đời sống nhân dân đƣợc quan tâm cải thiện. An ninh chính trị đƣợc giữ vững.
Trong điều kiện đi lên từ điểm xuất phát thấp, thành công trên đã khẳng định đảng bộ và chính quyền Lào Cai đã có những quyết sách đúng đắn phù hợp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội, khơi dậy và phát huy đƣợc tiềm năng, thế mạnh của các thành phần kinh tế, huy động đƣợc mọi nguồn lực trong xã hội vào phát triển kinh tế. Mặc dù đạt đƣợc những thành công đáng kể nhƣng nền kinh tế Lào Cai vẫn còn có những mặt hạn chế nhƣ: tăng trƣởng kinh tế cao nhƣng chƣa xứng với tiềm năng; công nghiệp phụ trợ chƣa phát triển; xuất nhập khẩu không ổn định; kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, giao thông, thƣơng mại, văn hóa, thể thao, du lịch chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển; kinh tế nông nghiệp tăng trƣởng chậm; thƣơng mại, dịch vụ và du lịch chƣa phát huy đƣợc những tiềm năng lợi thế của tỉnh; Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Lào Cai còn hạn chế v.v… Kinh tế phát triển tác động đến mọi mặt xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng. Là một tỉnh biên giới có tỉnh lỵ nằm sát với tỉnh Vân Nam Trung Quốc, Lào Cai xác định trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế vấn đề an ninh, chính trị, chủ quyền biên giới quốc gia luôn phải đặt lên hàng đầu và đây cũng là tƣ tƣởng chủ đạo xuyên suốt về đƣờng lối đối ngoại hòa bình, hợp tác, phát triển vì lợi ích quốc gia, dân tộc; không ngừng tăng cƣờng nâng cao tiềm lực quốc phòng, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Xác định rõ đƣợc tầm quan trọng của văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, cùng với phát triển đô thị, phát triển nông lâm nghiệp, phát triển giáo dục, y tế… thì công tác thông tin tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao đƣợc duy trì thƣờng xuyên với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, với trên 200 câu lạc bộ văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao và các câu lạc bộ bản sắc dân tộc sinh hoạt tại 165 nhà, điểm văn hóa xã phƣờng, khu dân cƣ. Phát triển lợi thế sẵn có, các điểm di tích lịch sử văn hóa luôn là những điểm đến của du khách muôn nơi, hàng năm thu hút hàng triệu lƣợt ngƣời đến với Lào Cai. Lễ hội Đền thƣợng
chính thức trở thành di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia và các lễ hội truyền thống của các dân tộc đƣợc tổ chức hàng năm góp phần đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của tỉnh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hƣớng tới xây dựng thành phố Lào Cai trở thành trọng điểm du lịch của tỉnh.