Nguồn lực để bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa các dân tộc bao gồm nguồn nhân lực, vật lực. Huy động quản lý, sử dụng nguồn lực con ngƣời là nội dung quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa bởi hoạt động này đòi hỏi đội ngũ có năng lực quản lý chuyên môn cao gắn liền với sự tham gia ủng hộ, vào cuộc tích cực của toàn bộ cộng đồng dân cƣ.
Trong những năm qua, thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc nhiều đề án, chƣơng trình chính sách mới để hỗ trợ cho đồng bào vùng dân tộc và miền núi đã đƣợc thực hiện, trong đó có nội dung huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào việc bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số. Với quan điểm tất cả vì ngƣời nghèo, nâng cao đời sổng tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số, trong những năm qua, các cấp, các bộ ngành đã triển khai có hiệu quả các chính sách đã ban hành, tháo gỡ khó khăn cho các địa phƣơng, đặc biệt kiến nghị với Đảng, Nhà nƣớc, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tƣớng Chính phủ đã bổ sung nguồn lực thực hiện chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số. Trƣớc tình hình khó khăn của ngân sách Nhà nƣớc, vấn đề xã hội hóa, huy động các nguồn lực từ các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp để thực hiện chính sách, các nguồn lực đầu tƣ, ủng hộ từ cộng đồng và các nhà từ thiện trong nƣớc, quốc tế, cũng nhƣ phát huy nội lực của các địa phƣơng và ngƣời dân, các dòng họ, dòng tộc của đồng bào dân tộc đã đƣợc thực hiện.
Ngày 27/7/2011, Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020 tại Quyết định 1270/QĐ-TTg [6]. Theo Đề án, tổng kinh phí đƣợc thực hiện là 1.512 tỷ đồng đƣợc thực hiện trong hai giai đoạn: Giai đoạn 1 (2011- 2015) là 1.030,7 tỷ đồng và giai đoạn 2 (2016 - 2020) là 481,3 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc (trung ƣơng và địa phƣơng), nguồn vốn lồng ghép với các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội, lồng ghép với Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, nguồn vốn huy động xã hội hóa, tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc và nguồn vốn do nhân dân đóng góp.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, công tác huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào việc bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTS chƣa thực sự có hiệu quả. Việc đầu tƣ chƣa đúng với tầm mức và quan trọng nhất là chƣa có sự tham mƣu sâu sát, kịp thời của các cơ quan chức năng. Đó là việc đề xuất các dự án, đề tài mang tính quy mô, thực hiện những chƣơng trình dài hơi và hoạch định những giải pháp, chính sách, cơ chế cho việc bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa truyền thống các dân tộc. Chính sách của Nhà nƣớc ta còn đang có những bất cập, sự phân công quản lý, điều hành các chƣơng trình của chúng ta còn chồng chéo, phân công trách nhiệm chƣa rõ ràng; bố trí các nguồn lực thiếu hụt, không đủ để thực hiện các mục tiêu của các chính sách; Các chính sách về văn hóa DTTS từ trƣớc đến nay đều chung chung, mang tính chất ứng phó hơn là tính chiến lƣợc lâu dài. Không có chính sách riêng để phát triển văn hóa cùa từng dân tộc.
1.3.5. Tổ chức chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, khen thƣởng trong việc bảo vệ và phát triển giá trị văn hóa dân tộc thiểu số
Hoạt động thanh tra, kiểm tra là một hoạt động có vai trò quan trọng của công tác quản lý nhà nƣớc về văn hoá, sự tác động trực tiếp của cơ quan kiểm duyệt và thanh tra có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì văn hoá có mối quan hệ trực tiếp với chính trị, nó có tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời. Trong xu hƣớng xã hội hoá văn hoá hiện nay, các tác động tiêu cực nảy sinh ngày càng nhiều, vì vậy, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý cần phải đƣợc quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc, có kế hoạch phối hợp tổ chức hoạt động một cách chặt chẽ với các bộ, ngành khác. Nhƣ vậy mới có khả năng thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ mà công tác quản lý Nhà nƣớc về văn hoá đã đề ra.
Ngoài việc hoạt động thanh tra kiểm tra, nhà nƣớc cũng đề ra các Chính sách đãi ngộ khen thƣởng là biện pháp tổ chức thực tiễn, một phƣơng pháp tuyên truyền, giáo dục tích cực đồng thời để động viên tích cực ý chí sáng tạo, ý chí quyết tâm, năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ. Đãi ngộ khen
thƣởng ngày càng trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực trong quản lý nhà nƣớc. làm tốt công tác này không những tạo ra động lực cho phong trào thi đua mà qua đó những nhân tố tích cực đƣợc phát hiện và khen thƣởng kịp thời sẽ tác động không chỉ động viên tinh thần trách nhiệm lòng nhiệt tình, sự say mê sáng tạo của đội ngũ nhân sự đến việc hoàn thành nhiệm vụ công tác đạt chất lƣợng cao, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội.