hóa các dân tộc thiểu số.
Quản lý hoạt động bảo tồn di sản văn hóa, trƣớc hết là để giữ gìn lâu dài các giá trị văn hóa tiêu biểu của đất nƣớc hiện đang tích hợp vật chất hóa trong các di sản văn hóa với tƣ cách là nguồn thông tin khoa học chân thực, có khả năng cung cấp tri thức, hiểu biết, kinh nghiệm sống, bài học lịch sử có ích cho xã hội. Bên cạnh đó, quản lý hoạt động bảo tồn di sản văn hóa còn phục vụ mục tiêu giáo dục, hình thành các nhân cách văn hóa và xây dựng môi trƣờng xã hội lành mạnh, là những nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, quản lý Nhà nƣớc về văn hóa căn bản phải dựa trên mục tiêu phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội - một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc về xã hội hóa các hoạt động văn hóa nói chung và hoạt động bảo tồn di sản văn hóa nói riêng. Quản lý Nhà nƣớc về di sản văn hóa là sử dụng cơ chế, chính sách thông qua bộ máy quản lý tác động có tính chất định hƣớng tới cộng đồng xã hội nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra mà không làm thay đổi và đặc biệt là không để ngƣời dân tự làm. Kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế đều chỉ rõ, muốn nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa, cần thiết lập đƣợc những điều kiện cần và đủ cho tất cả các mặt hoạt động.
Quản lý Nhà nƣớc về di sản văn hóa đƣợc thể hiện ở các dạng hoạt động chủ yếu nhƣ: Bảo vệ di sản về mặt pháp lý và khoa học (nghiên cứu, xây dựng hồ sơ khoa học trình cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xếp hạng di tích hoặc đƣa vào các danh mục di sản quốc gia và quốc tế); Bảo vệ di sản về mặt khoa học - kỹ thuật (bảo quản, tu bổ, gia cƣờng - đối với di tích và kiểm kê, tƣ liệu hóa, phục dựng - đối với di sản phi vật thể, kéo dài tuổi thọ và củng cố sức sống của di sản); Phát huy giá trị di sản gắn với phát triển bền vững về kinh tế, xã hội (trao truyền, trình diễn, giới thiệu, quảng bá, v.v...); Nhận dạng các mặt giá trị
tiêu biểu của di sản, tình trạng kỹ thuật, hiện trạng môi trƣờng thiên nhiên và xã hội xung quanh di sản; Làm rõ các yếu tố tác động tới di sản để có định hƣớng kiểm soát những tác động tiêu cực, ảnh hƣởng tới sự toàn vẹn và làm suy giảm giá trị của di sản; Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giảm thiểu những xung đột có thể xảy ra trong quá trình bảo tồn và phát triển trong khu di sản, cũng tức là tạo lập sự cân bằng giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội; Phát huy giá trị, truyền thông giáo dục, hình thành thái độ ứng xử văn hóa cho các cộng đồng có hoạt động liên quan tới di sản.