1.2.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với Khu công nghiệp
Quản lý nói chung là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật.
Trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người, quản lý xuất hiện như một tất yếu khách quan. Có nhiều dạng quản lý, nhiều dạng chủ thể quản lý khác nhau trong sự vận động và phát triển của xã hội. Một trong số đó là dạng quản lý rất cơ bản, đặc thù - quản lý nhà nước.
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý do nhà nước làm chủ thể định hướng điều hành, chi phối, v.v... để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
Quản lý nhà nước là sự quản lý bằng quyền lực của nhà nước, ý chí nhà nước, thông qua bộ máy nhà nước làm thành hệ thống tổ chức điều khiển quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội nhất định, theo những thời gian nhất định với hiệu quả cao. Quản lý nhà nước là một tất yếu khách quan, mang tính cưỡng bức, cưỡng chế, mệnh lệnh và tính chính trị rõ nét, đại diện cho cả xã hội.
Quản lý nhà nước đối với KCN là một dạng đặc thù của quản lý nhà nước về kinh tế. Đó là sự tác động của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đối với quá trình hình thành và phát triển của hệ thống KCN trên một phạm vi lãnh thổ nhất định của quốc gia thông qua công tác quy hoạch, kế hoạch, xây dựng và thực thi các cơ chế chính sách và pháp luật … có liên quan đến KCN nhằm đạt được mục tiêu đã xác định cho sự phát triển KCN, đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển kinh tế nước nhà.
1.2.1.2 Nội dung quản lý nhà nước đối với Khu công nghiệp
Thứnhất, Nhà nước ban hành hệ thống văn bản pháp luật, tạo lập hành
lang pháp lý thông thoáng phát triển KCN.
Hệ thống văn bản pháp luật chính là cơ sở, là hành lang pháp lý để quản lý các KCN; đồng thời là cơ sở để các Nhà đầu tư triển khai thực hiện. Hệ thống pháp luật vừa điều tiết, vừa bảo vệ quan hệ giữa các chủ thể trong
hoạt động quản lý nhà nước, đồng thời là cơ sở để giải quyết các tranh chấp, ngăn ngừa các sai phạm. Hệ thống pháp luật phải được thường xuyên rà soát, loại bỏ những quy định không còn phù hợp, bổ sung những quy định mới thuận lợi trong quá trình quản lý và quá trình đầu tư, phát triển của doanh nghiệp.
Thứ hai, Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát
triển KCN
Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia; chiến lược phát triển vùng, lãnh thổ; chiến lược phát triển công nghiệp, Nhà nước xây dựng chiến lược phát triển KCN. Xây dựng chiến lược phát triển KCN phải phù hợp với khả năng của quốc gia, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương .... Từ chiến lược phát triển KCN, Nhà nước quy hoạch
phát triển các KCN nhằm thực hiện các chiến lược đã đề ra. Quy hoạch các KCN có tác dụng hạn chế sự chồng chéo, triệt tiêu lẫn nhau trong hoạt động đầu tư, xây dựng, phát triển các KCN; đảm bảo phương hướng phát triển và cơ cấu kinh tế theo đúng đường lối của Đảng cầm quyền; tạo nên sự bổ sung, tác động tích cực giữa các KCN; đảm bảo sự hài hoà, đồng bộ giữa các công trình kết cấu hạ tầng bên trong và ngoài hàng rào KCN; bảo vệ môi trường…
Thứ ba, Nhà nước xây dựng các cơ chế, chính sách tạo môi trường đầu
tư thuận lợi phát triển KCN.
Chính sách phát triển công nghiệp bao gồm một hệ thống các chính sách, công cụ và biện pháp thích hợp mà Nhà nước áp dụng để điều chỉnh các hoạt động của các KCN trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
Theo tính chất, chính sách phát triển KCN gồm có: Chính sách tài chính, chính sách thị trường, chính sách đất đai, chính sách lao động, chính sách công nghệ….Hệ thống chính sách là công cụ quan trọng để đưa chiến
lược, quy hoạch phát triển KCN của Nhà nước vào thực tế đời sống. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút đầu tư phát triển các KCN hoặc kìm hãm, hạn chế sự phát triển của các KCN.
Để đảm bảo cho Nhà nước thực hiện tốt vai trò này, yêu cầu đặt ra đó là trong quá trình soạn lập chính sách cần phải có sự thống nhất, đồng bộ giữa các chính sách, việc xây dựng các chính sách cần phải xuất phát từ lợi ích của nước chủ nhà và lợi ích lâu dài của các chủ đầu tư, các biện pháp ưu đãi cần phải thể hiện tính cạnh tranh cao đối với các khu vực bên ngoài khu vực KCN. Trong quá trình thực hiện, cần phải có sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương, đảm bảo sự chấp hành nghiêm túc của các chủ thể có liên quan.
Thứ tư, tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư
Nhà nước phải có chiến lược lâu dài, trong đó đề ra các bước đi cụ thể. Nhà nước cần có biện pháp giới thiệu cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước để cho họ có thể hiểu và nắm rõ môi trường đầu tư, các chính sách ưu đãi, các thủ tục đầu vào mà các nhà đầu tư cần thực hiện khi tiến hành đầu tư vào nước ta… Đặc biệt, cần chú trọng đối với việc vận động xúc tiến đầu tư với các đối tác nước ngoài.
Bên cạnh đó, hướng dẫn Nhà đầu tư lập hồ sơ dự án; tổ chức cấp, điều
chỉnh, thu hồi các loại giấy phép; thực hiện các thủ tục hành chính Nhà nước...
Thứ năm, xây dựng bộ máy quản lý nhà nước đối với các KCN.
KCN là một thực thể phức tạp bao gồm trong đó không chỉ là hoạt động sản xuất công nghiệp đơn thuần mà còn chứa đựng nhiều hoạt động khác như xuất, nhập khẩu, dịch vụ (ngân hàng, đào tạo, tư vấn…). Do đó, quản lý các KCN là nhiệm vụ của cả bộ máy nhà nước từ cơ quan lập pháp hoạch định chính sách, pháp luật đến các cơ quan hành pháp thực thi pháp luật và cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế.
Bộ máy nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối với các KCN gồm nhiều cơ quan khác nhau. Mỗi cơ quan chịu trách nhiệm quản lý một lĩnh vực riêng. Trong quá trình quản lý mặc dù là những lĩnh vực hoạt động độc lập nhưng các cơ quan đều có sự phối hợp chặt chẽ với nhau.
Thứ sáu, Nhà nước hỗ trợ xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng tại các KCN.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại các KCN đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển KCN và thu hút các nhà đầu tư. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng KCN đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư rất lớn trong khi khả năng thu hồi vốn lại cần nhiều thời gian. Do đó, yêu cầu đặt ra là cần phải có sự đóng góp của nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
Công trình hạ tầng kĩ thuật bao gồm các công trình bên trong và bên ngoài hàng rào KCN. Đối với các nước phát triển, việc xây dựng cơ sở hạ tầng bên trong hàng rào KCN chủ yếu do Nhà nước thực hiện. Đối với công trình hạ tầng bên ngoài hàng rào KCN, đây là những công trình đòi hỏi vốn đầu tư lớn, phụ thuộc vào quy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ. Việc xây dựng các công trình này thường không được sự quan tâm của các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng. Các chủ đầu tư khi xây dựng các KCN thường lựa chọn ở những vị trí đã có cơ sở hạ tầng bên ngoài hàng rào KCN khá phát triển (gần đường giao thông, bến cảng, sân bay…). Do đó công việc này chủ yếu do Nhà nước thực hiện.
Thứ bảy, nhà nước thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các KCN. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp
cần phải được thực hiện nhằm phát hiện các vấn đề vướng mắc, nảy sinh trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp, kiểm soát và xử lí các vi phạm của doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định pháp luật của Nhà nước. Nội dung này nhằm định hướng hoạt động của các KCN theo mục tiêu đã đề ra.