Kinh nghiệm một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 33 - 39)

1.3.1.1 Đài Loan

Đài Loan là quần đảo nhỏ nằm trên biển Đông, với đặc thù địa lý và tài nguyên hạn hẹp, để tồn tại và phát triển, từ cuối những năm thập kỷ 50 chính quyền Đài Loan xác định phải xây dựng mô hình kinh tế theo “cơ chế hướng ngoại” trong đó chú trọng phát triển công nghiệp. Xây dựng và phát triển mô hình KCN được coi là chiến lược bản lề, tạo đà cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của Đài Loan.

Nhằm thực hiện chính sách phát triển công nghiệp và quản lý môi trường, trong thời gian đầu, Đài Loan phát triển các KCX, tiếp theo là các KCN, KCNC. Năm 1960, Chính phủ Đài Loan ban hành Bộ luật Khuyến khích đầu tư và tiếp sau đó là Bộ luật nâng cấp sản nghiệp. Nói đến thành công về KCN ở Đài Loan phải kể đến sự thành công của các KCN đã mang lại lợi nhuận cao và giải quyết việc làm.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước các KCN của Đài Loan trước hết, chính là có chính sách phát triển công nghiệp đồng bộ; có cơ quan chuyên nghiên cứu quy hoạch, xây dựng và phát triển KCN của quốc gia, lập được quy hoạch KCN thoả mãn các yêu cầu; chọn được các loại hình công nghiệp cần

đầu tư. Chọn vị trí và quy mô hợp lý về đất đai để phát triển KCN; thực hiện đồng bộ từ việc thủ tục đến thiết kế quy hoạch, thiết kế xây dựng, bảo trì và phát triển KCN; tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư vào KCN, giải quyết đồng bộ các khâu từ thủ tục pháp lý, tài chính và đầu tư kinh doanh phát triển.

Hai là, chính quyền Đài Loan rất chú trọng công tác quy hoạch phát

triển KCN và chính sách ưu đãi các nhà đầu tư trong nước vào các KCN. Ở Đài Loan, công tác này được tổ chức khá chặt chẽ:

Chính phủ căn cứ vào điều kiện tài nguyên, nguồn nhân lực cũng như đặc điểm kinh tế - xã hội khác của từng địa phương, vùng để ban hành những chỉ dẫn, các quy định để quản lý việc phát triển KCN phù hợp với quy hoạch chung của cả nước.

Việc phát triển KCN được chú ý từ khi đưa ra chủ trương phát triển, qui hoạch phát triển và đấu thầu xây dựng các KCN. Sau khi qui hoạch được thông qua, họ mới tiến hành chọn các nhà đầu tư để đấu thầu, trong đó ưu tiên cho các nhà đầu tư tư nhân trong nước. Những nhà đầu tư trúng thầu sẽ xây dựng và khai thác KCN của mình. Trong các KCN được khuyến khích xây dựng nhà xưởng cao tầng để tiết kiệm và tăng hiệu quả sử dụng.

Tiến hành đánh giá theo định kỳ 3 năm một lần hoạt động của các KCN, chú trọng tính phù hợp trong hoạt động của KCN so với quy hoạch, nhất là những vấn đề có liên quan đến môi trường.

Có chính sách điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ KCN theo hướng bền vững và có hiệu quả. Cơ cấu sử dụng đất hợp lý, theo kinh nghiệm của Đài Loan là: đất cho xây dựng nhà máy: 60%; đất dành cho xây dựng khu dân cư: 2,2-3%; đất dành cho các công trình BVMT: 33% bao gồm đất cho các công trình vui chơi, giải trí, đất trồng cây xanh.

Ba là, sự phát triển mạnh các dịch vụ trong KCN, KCX. Các mô hình

Hoạt động của trung tâm kho vận trong KCN, KCX. Trung tâm kho vận có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, bao gồm hệ thống kho và phương tiện vận tải, chuyên chở tốt; thời gian làm việc tất cả mọi thời gian trong năm và trong ngày; cung cấp dịch vụ nhanh, tiện nghi; chi phí dịch vụ mang tính cạnh tranh, hàng hoá chuyên chở đều có bảo hiểm; hệ thống thông tin đáng tin cậy.

Hoạt động trung tâm lưu thông hàng hoá. Trung tâm lưu thông hàng hoá có tính linh hoạt rất cao. Hàng nước ngoài, hàng trong KCN, và các doanh nghiệp nội địa có thể đưa vào trung tâm. Hàng nhập khẩu và các nguyên vật liệu nhập khẩu đưa vào gia công đưa và trung tâm không cần xin phép hải quan. Các trung tâm lưu thông hàng hoá phối hợp với các công ty marketing quốc tế hợp tác công nghệ, giúp cho các doanh nghiệp tìm kiếm, phát triển thị trường, đầu mối giao dịch, tìm kiểm nguyên liệu với giá rẻ hơn, làm tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Bốn là, bộ máy quản lý nhà nước các KCN ở Đài Loan đảm nhận

những chức năng có liên quan đến phát triển các KCN. Ngoài những chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động của KCN, ban quản lý các KCN còn thực hiện 2 chức năng:

Kiểm tra việc xây lắp nhà máy và vệ sinh môi trường. Với chức năng này, ban quản lý tham gia kiểm tra, giám sát việc triển khai xây dựng dự án và lắp đặt thiết bị máy để đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung của KCN, kiểm tra độ an toàn của dự án, đánh giá vệ sinh và khả năng gây ô nhiễm môi trường của dự án.

Chức năng giám sát phúc lợi công cộng. Với chức năng này, ban quản lý các KCN giám sát hoạt động chăm sóc y tế, cung cấp thực phẩm; điều kiện đi lại của người lao động đến nơi làm việc, tình hình cư trú, giáo dục, giải trí

của người lao động; sự bảo đảm an ninh, an toàn cho người lao động tại nơi sản xuất cũng như nơi ở của họ.

1.3.1.2 Khu công nghiệp Tô Châu, Trung Quốc

Khu công nghiệp Tô Châu là một điển hình hợp tác trọng điểm song phương giữa chính phủ Trung Quốc và chính phủ Singapore, đây được coi là một mô hình KCN đồng bộ của Trung Quốc. Sự thành công trong việc xây dựng và phát triển của KCN Tô Châu là kết quả của cải cách và các chính sách mở cửa cũng như những thành quả đạt được trong quá trình CNH, HĐH ở Trung Quốc.

KCN Tô Châu được bắt đầu khởi công xây dựng ở huyện Tô Châu vào năm 1994. Tính đến hết năm 2009, KCN Tô Châu có tổng diện tích 268 km2 trong đó khu vực trọng điểm là 80 km2 được xây dựng bởi sự hợp tác song phương giữa Trung Quốc và Singapore.Trong suốt 15 năm phát triển, KCN Tô Châu đã thu được những kết quả cực kỳ ấn tượng: Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm khoảng 30%, nộp thuế hơn 100 tỷ nhân dân tệ và tạo ra 510.000 việc làm; hàng năm đóng góp khoảng 15% vào GDP của Tô Châu; GDP bình quân là 36.000 USD trên một đầu người, gấp ba lần so với huyện Tô Châu và gấp tám lần tỉnh Giang Tô và gần với mức trung bình tại Singapore.

KCN Tô Châu đã thành công của việc xây dựng và phát triển KCN đồng bộ và nguyên nhân của những thành công này là do:

* Đồng bộ về quy hoạch Khu công nghiệp

-Quy hoạch KCN được xây dựng rất cụ thể và cực kỳ khoa học; được xây dựng có trình tự, có trật tự, có lộ trình, có định hướng rõ ràng, không ai có thể tùy ý thay đổi và được đảm bảo triển khai xây dựng đúng như những gì đã quy hoạch; quy hoạch xây dựng theo dọc theo trục trung tâm bắt đầu từ Tây sang Đông với các khu kinh doanh ở trung tâm và được bao quanh bởi

các cộng đồng dân cư và bên cạnh đó là khu vực công nghiệp; quy hoạch khu đất dự trữ cho việc mở rộng, phát triển KCN để đảm bảo sự linh hoạt của quy hoạch mà khi cần không phải thay đổi quy hoạch tổng thể; Quy hoạch tách riêng hệ thống giao thông dành cho vận tải hàng hóa và giao thông sinh hoạt.

* Đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật – xã hội – dịch vụ trong và ngoài KCN

KCN Tô Châu được đặt vào vị trí thuận lợi, là trung tâm phát triển của địa phương để tận dụng các nguồn lực sẵn có và tối ưu hóa hoạt động của KCN như: là đầu mối của các tuyến quốc lộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không; nằm trên trục đường sắt cao tốc Bắc Kinh-Thượng Hải; thuận lợi về đường thủy (kênh đào dài nhất thế giới kết nối Tô Châu với các thành phố của Hàng Châu); KCN được đặt cách trung tâm thành phố 6 km, cách sân bay Hông Kiều Thượng Hải khoảng 80km, cách sân bay Thượng Hải Phố Đông 120 km và cách sân bay Nam Kinh 200 km; cách cảng Thượng Hải là cảng lớn nhất của Trung quốc có 100 km.

Tô Châu có 18 trường đại học, và các cơ sở đào tạo riêng để tổ chức các khóa đào tạo, đào tạo lại, đào tạo các kỹ năng đặc biệt cho người lao động phục vụ cho nhu cầu nhân lực có chất lượng cao của KCN;Tô Châu đầu tư xây dựng các khu nhà chung cư cho người lao động làm việc trong các KCN thuê và xây dựng các khu chức năng.

KCN Tô Châu có một trạm Hải quan riêng phục vụ suốt ngày đêm và là KCN đầu tiên của Trung quốc áp dụng hệ thống kê khai hải quan điện tử; KCN Tô Châu có một trung tâm dịch vụ hành chính công hoạt động 24/24 cung cấp đầy đủ các dịch vụ hành chính, tư vấn mà doanh nghiệp yêu cầu.

* Đồng bộ trong việc lựa chọn quy mô doanh nghiệp, ngành nghề đầu tư vào

-Uu tiên cho các ngành công nghiệp với sử dụng công nghệ cao và tạo giá trị gia tăng cao; kiểm soát nghiêm ngặt việc cho thuê đối với các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động phổ thông, các ngành công nghiệp bị hạn chế; kiên quyết không cho thuê đối với các ngành công nghiệp bị cấm, gây ô nhiễm.

- Lựa chọn quy mô doanh nghiệp cho phép đầu tư theo một tiêu chí thống nhất như: dự án với vốn đầu tư ít hơn 10 triệu USD vào KCN tại khu vực do liên doanh giữa Trung Quốc-Singapore đầu tư xây dựng phải sử dụng các cơ sở nhà máy đạt tiêu chuẩn được xây sẵn; không cho thuê đối với các dự án có diện tích đất sử dụng dưới một ha hoặc đầu tư ít hơn 500 triệu USD/km2...

* Tạo sự liên kết kinh tế đồng bộ

KCN Tô Châu ưu tiên thu hút các công ty tập đoàn kinh tế lớn đầu tư nhằm thu hút các công ty vệ tinh, các nhà cung cấp nguyên vật liệu, các nhà cung ứng dịch vụ cùng tham gia đầu tư tạo nên sự liên kết kinh tế và liên kết về tổ chức sản xuất. KCN dành nhiều ưu đãi để thu hút và phát triển liên kết giữa các ngành công nghiệp sản xuất tiên tiến, khu vực dịch vụ hiện đại, và ngành công nghiệp công nghệ cao cũng như nghiên cứu chuyển giao.

* Về quản lý nhà nước và cải cách thủ thủ tục hành chính

Được sự ủy quyền, phân cấp của các Bộ, ngành, KCN được quản lý theo chế độ một cửa, cải cách thủ tục hành chính triệt để, đơn giản và công khai các thủ tục hành chính để tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư; là một trong những KCN đi đầu của Trung Quốc áp dụng chế độ khai báo, đăng ký thủ tục hành chính qua mạng.

* Về bảo vệ môi trường

KCN Tô Châu đã thiết lập một hệ thống quản lý môi trường theo các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. KCN được phủ xanh 45% diện tích, có 03

hồ nước lớn, bốn khu vườn, sáu hành lang sinh thái, và mười hai khu công cộng và là một hình mẫu một KCN sinh thái cấp quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)