Những thành tựu đã đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 74 - 79)

Như vậy, có thể nói, từ khi tỉnh Phú Thọ có KCN đầu tiên vào năm 1997, hoạt động quản lý nhà nước đối với KCN tỉnh Phú Thọ đã không ngừng được đổi mới, tăng cường theo hướng ngày càng rõ đầu mối và thực quyền hơn, việc phân cấp quản lý nhà nước bước đầu đã có sự thay đổi về chất nên

đã hỗ trợ tích cực cho quá trình hình thành, hoạt động của các doanh nghiệp KCN trên địa bàn. Về cơ bản, cơ chế “phân cấp”, “ủy quyền” đã phát huy tác động tích cực, Ban quản lý các KCN tỉnh Phú Thọ đã được trao nhiều quyền hơn trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước các KCN, góp phần nâng cao tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư nên đã lấy lại niềm tin của nhà đầu tư vào chính sách của nước ta.Những thành tựu chủ yếu trong phát triển KCNthể hiện trong các lĩnh vực như:

Trước hết, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triểnKCN làm định hướng cho quá trình triển khai, tổ chức thực hiện

Tỉnh Phú Thọ đã chú trọng công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển các KCN, coi đây là vấn đề chủ đạo, then chốt, quyết định sự phát triển công nghiệp của cả tỉnh, là sợi dây xuyên suốt để công nghiệp của tỉnh Phú Thọ có định hướng, làm theo. Đồng thời, trong quá trình triển khai thực hiện, các cơ quan chuyên môn đã tích cực tham mưu, thường xuyên rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển các KCN (điều chỉnh vị trí, quy mô, diện tích ...); điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết (quy hoạch phân khu) các KCN cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (ví dụ như: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu KCN Thụy Vân, KCN Trung Hà …).

Thứ hai, công tác thu hút đầu tư vào các KCN đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận

Trên cơ sở phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, những thuận lợi, khó khăn về phát triển công nghiệp, tỉnh Phú Thọ đã đưa ra những chính sách thu hút đầu tư vào các KCN, cùng với việc đổi mới cách thức, phương pháp xúc tiến đầu tư. Do đó, bước đầu công tác xúc tiến, thu hút đầu tư đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, các dự án đầu tư đã tăng mạnh qua các năm, đã thu hút được một số dự án quan trọng, mang tính thúc đẩy, làm tăng

hiệu quả sử dụng đất, tăng tỷ lệ lấp đầy tại các KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Bảng 2.6: Số dự án đầu tư và tỷ lệ lấp đầy một số KCN, CCN

STT Tên KCN/CCN

Số dự án đầu tư

Tỷ lệ lấp đầy Trong nước Nước ngoài

1 KCN Thụy Vân 55 33 95,0% 2 KCN Trung Hà 11 1 46,5% 3 KCN Phú Hà 1 4 5,5% 4 CCN Đồng Lạng 2 14 98,0% 5 CCN Bạch Hạc 7 1 75,6% Tổng số 76 53

Nguồn: Tổng hợp số liệu của tác giả, [1, 2, 3, 4, 27] Những thành tựu đạt

được trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư vào KCN góp phần quan trọng nhiều nguồn lực đầu tư vào các KCN là một bộ phận quan trọng góp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Phú Thọ, giúp tỉnh nhà tăng 15 bậc trong bảng chỉ số PCI cấp tỉnhtrong 4 năm (từ năm 2012 đến năm 2015) và đứng thứ ba trong vùng miền núi phía Bắc sau các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Bắc Giang.

Tuyên Quang Thái Nguyên Sơn La Phú Thọ Lạng Sơn Lào Cai

Lai Châu Năm 2016

Hòa Bình Năm 2015 Hà Giang Điện Biên Cao Bằng Bắc Cạn Bắc Giang 0 10 20 30 40 50 60 70 Nguồn: [32] Hình 2.5: So sánh chỉ số PCI của Phú Thọ trong vùng miền núi phía Bắc Thứ

ba, công tác bảo vệ môi trường trong KCN được quan tâm, chú trọng Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường trong các KCN luôn

được quan tâ, chú trọng và đặt lên hàng đầu. Vấn để đảm bảo môi trường phải được ưu tiên xử lý. Tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp chặt chẽ, xây dụng kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ môi trường, theo dõi và xử lý kịp thời những đơn vị xả thải gây ô nhiễm môi trường như trường hợp của Công ty TNHH Tairyong. Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các nhà đầu tư thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường ngay từ bước lập dự án đầu tư.

Tập trung sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư công triển khai xây dựng và hoàn thành một số công trình môi trường quan trọng như: Nhà máy xử lý nước thải KCN Thụy Vân với giá trị 140 tỷ đồng, chất lượng nước thải đạt cột A, xử lý trung bình 100.000m3/tháng; Năm 2017 sẽ tiếp tục xây dựng và đưa vào sử dụng Nhà máy xử lý nước giải giai đoạn 1 của KCN Trung Hà

công suất3.500m3/ngày đêm, KCN Phú Hà công suất 2.500m3/ngày đêm. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất xin chủ trương đầu tư nhà máy xử lý nước thải của KCN Cẩm Khê.

Đối với rác thải sinh hoạt trong khu nhà ở cho công nhân, Ban quản lý các KCNtỉnh Phú Thọ đã phối hợp với UBND thành phố Việt Trì, Công ty CP môi trường Phú Thọ tiến hành thu gom một phần rác thải sinh hoạt, tập trung và xử lý tại các điểm xử lý rác thải tập trung trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)