Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 42 - 46)

nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Qua việc nghiên cứu thực tiễn trong quản lý nhà nước đối với các KCN của các nước và một số địa phương của Việt Nam, có thể rút ra các bài học kinh nghiệm sau trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Một là, sớm quy hoạch, tạo điều kiện phát triển các KCN là con đường

thích hợp để CNH, HĐH kinh tế địa phương.

Kinh nghiệm các nước và các địa phương cho thấy, để thúc đẩy KCN phát triển, chính quyền nhà nước và các địa phương cần nâng cao hiệu lực và hiệu

quả quản lý, nhất là thông qua việc hoạch định chiến lược phát triển KCN, chính sách đất đai, chính sách tài chính tín dụng, hỗ trợ thủ tục hành chính. Quy hoạch KCN phải kết hợp với quy hoạch ngành lãnh thổ trên cơ sở quy hoạch tổng thể gắn với quy hoạch vùng, gắn các KCN với các khu đô thị và dịch vụ.

Địa phương nào có chính quyền năng động thì KCN ở đó không những phát triển nhanh mà còn hoạt động hiệu quả. Để tạo điều kiện phát triển các KCN, chính quyền các tỉnh thường chú trọng hỗ trợ về đất, vốn, thủ tục hành chính và xúc tiến đầu tư. Kinh nghiệm của nhiều tỉnh cho thấy, sự thân thiện của các nhà quản lý nhà nước, quy hoạch công khai, rõ ràng, ổn định, sự hợp tác của người lao động và cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đảm bảo là yếu tố quyết định sự phát triển thành công của các KCN ở địa phương.

Hai là, kinh nghiệm các nước và các địa phương chỉ ra rằng, trong việc

tổ chức quản lý đối với các KCN cần tập trung vào các vấn đề chính sau: - Bảo đảm sự thống nhất trong quản lý bằng việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BQL KCN các cấp. Hệ thống QLNN phải gọn nhẹ và có hiệu lực.

- Cần có những cơ chế chính sách ổn định lâu dài để nhà đầu tư yêntâm trong việc đầu tư vào các KCN.Công khai các thủ tục hành chính, giải quyết yêu cầu của các nhà đầu tư nhanh và đúng theo quy định của nhà nước .

- Cần có các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các DN vi phạm pháp luật.Có sự quan tâm, thân thiện của các các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành trong tỉnh đối với nhà đầu tư trong KCN. Bảo đảm sự thống nhất trong quản lý bằng việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BQL KCN các cấp. - Phải có đội ngũ công chức toàn tâm, toàn ý, có trình độ năng lực thực thi công việc quản lý nhà nước trong các KCN.

Ba là, những địa phương đạt được thành công nhất định trong việc quản

lý nhà nước các KCN thường phải hội tụ được các điều kiện sau:

- Tình hình chính trị, xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định, chính quyền địa phương quan tâm khuyến khích DN hoạt động theo nguyên tắc thương mại thích hợp.

- Có cơ chế quản lý linh hoạt, có hiệu quả cao, thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tránh được ở mức cao nhất tệ quan liêu, hành chính gây phiền hà cho các nhà đầu tư.

- Thực thi một số biện pháp khuyến khích ưu đãi cho các DN hoạt động trong KCN, nhất là thuế.

- Thu hút được lượng lao động dồi dào, có kỹ năng.Có địa điểm thuận lợi, chi phí đầu tư có sức cạnh tranh.

- Có hệ thống kết cấu hạ tầng tốt, gần trung tâm đô thị và công nghiệp có khả năng hậu thuẫn cho hoạt động kinh tế.

- Được các ngành khác hỗ trợ.

Bốn là, quá trình quản lý nhà nước các KCN là một quá trình phức tạp, đa dạng, phong phú. Mỗi địa phương có phương hướng và cách đi khác nhau, song đều có điểm chung là nỗ lực phát huy được lợi thế so sánh, mạnh dạn đi vào các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế trọng điểm, thực hiện sự mở cửa rộng rãi theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời quan tâm đến thị trường trong nước. Chính sách ưu đãi các nhà đầu tư đến KCN không thể vượt rào ra ngoài các quy định chung của Chính phủ, nhưng có thể vận dụng linh hoạt để tăng sức hập dẫn thu hút mạnh nhưng nhà đầu tư chiến lược theo đúng những ngành sản xuất, kinh doanh mà quy hoạch chung của tỉnh yêu cầu.

Kết luận Chương 1

Trong chương này luận án đã hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề sau: Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ một số khái niệm cơ bản về: KCN, quản lý nhà nước đối với các KCN; đặc điểm và vai trò của KCN đối với nền kinh tế.

Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ khái niệm quản lý nhà nước đối với các KCN. Luận án phân tích rõ nội dung của quản lý nhà nước đối với các KCN, bao gồm: ban hành hệ thống văn bản pháp luật, tạo lập hành lang pháp

lý thông thoáng phát triển KCN; xây dựng bộ máy quản lý nhà nước đối với các KCN; định hướng phát triển các KCN thông qua việc xây dựng quy hoạch, chiến lược …; Luận án cũng đưa ra các công cụ tác động và các nhân

tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước đối với các KCN.

Luận án đã giới thiệu khái quát về kinh nghiệm quản lý nhà nước tại một số nước, vùng lãnh thổ châu Á, như: Đài Loan, Trung Quốc đây là các nước có chế độ chính trị, điều kiện tự nhiên khác nhau và đều có các KCN phát triển mạnh, đa dạng các loại hình. Ngoài ra luận án cũng đã giới thiệu sơ lược về công tác quản lý nhà nước tại các địa phương của Việt Nam, như: Hải Phòng, Bình Dương. Từ đó rút ra bài học có thể áp dụng cho tỉnh Phú Thọ trong công tác quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)