Để đổi mới công tác xúc tiến và thu hút đầu tư vào KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cần thực hiện một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, cải thiện môi trường đầu tư
Tỉnh nhà cần xác địnhtư duy về thu hút đầu tư, ưu thế về cải cách thủ tục hành chính, công tác giải phóng mặt bằng, cấp đất, sự đồng hành với doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động … phải là những yếu tố quan trọng tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn, năng động với doanh nghiệp.
Tỉnh Phú Thọ cần định kỳ tiến hành khảo sát các doanh nghiệp về: chất lượng dịch vụ KCN và mức độ hài lòng của doanh nghiệp trong công tác cải cách thủ tục hành chính, phục vụ doanh nghiệp trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Trên cơ sở những đánh giá của doanh nghiệp, sẽ có sự điều chỉnh kịp thời những điểm chưa hợp lý và tiến tới cung cấp cho doanh nghiệp những dịch vụ hành chính công tốt nhất. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết thay đổi tư duy hoạt động từ cung cách “xin”, “cho” thành cung cách “phục vụ”.
Thứ hai, đổi mới công tác xúc tiến đầu tư
Trên cơ sở xác định rõ ngành, lĩnh vực trọng điểm, địa bàn trọng điểm, các dự án cụ thể có tính động lực đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà, tỉnh Phú Thọ cần tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền quảng bá và vận động đầu tư ở trong nước và nước ngoài, tiếp cận một số nhà đầu tư có tiềm năng lớn. Đặc biệt tỉnh Phú Thọ có thể chủ động tìm hiểu và tiếp cận các nhà đầu tư qua thư điện tử, thư qua đường bưu điện gửi tới các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước đã được khảo sát, lựa chọn kỹ lưỡng. Đồng thời, tiếp cận
và làm việc với một số tổ chức quốc tế có vai trò hỗ trợ xúc tiến đầu tư như Phòng thương mại và công nghiệp một số quốc gia, một số Công ty tư vấn và Ngân hàng nước ngoài.
Thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc trực tiếp với các công ty, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty vừa và nhỏ trong và ngoài nước có định hướng, chiến lược phát triển mở rộng thị trường, cam kết đầu tư lâu dài, có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, thị trường để thu hút vào các dự án quan trọng, có tính động lực đối với KCN, đồng thời cam kết hỗ trợ (thông qua cơ chế, chính sách, thủ tục) nhằm thực hiện có hiệu quả các dự án này mở đường cho việc thu hút các công ty vệ tinh hoặc có quan hệ kinh doanh với các tập đoàn nói trên đầu tư vào KCN.
Song song với việc xúc tiến các dự án đầu tư mới, đồng thời tập trung vào công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ, tỉnh Phú Thọ cần tích cực phối hợp với Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI), các Hiệp hội doanh nghiệp định kỳ tổ chức các cuộc đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư, nhất là trong khuôn khổ Diễn dàn doanh nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài … nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư trước, trong và sau khi cấp phép để giúp các nhà đầu tư thiết lập và triển khai dự án thuận lợi, kịp thời giải quyết những khó khắn, vướng mắc, các vấn đề nóng, tạo niềm tin và sự hài lòng của nhà đầu tư về môi trường đầu tư của tỉnh, giúp các nhà đầu tư hiện có an tâm mở rộng đầu tư, sản xuất và tạo được hiệu ứng lan tỏa tích cực trong việc kêu gọi các nhà đầu tư mới đến với tỉnh.
Tổ chức hội thảo trao đổi giữa doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước về kinh nghiệm thành công cũng như thất bại trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam nói chung và Tỉnh Phú Thọ nói riêng và mời tham gia dự là các doanh nghiệp có quan tâm đến KCN, các công ty, tổ chức tư vấn đầu tư có uy tín, các tổ chức ngoại giao của các quốc gia có quan hệ đầu tư với Việt Nam. Đồng thời
trong hội thảo cũng tổ chức các hoạt động tuyên truyền về môi trường đầu tư của tỉnh Phú Thọ và các chính sách pháp luật và ưu đãi của tỉnh;
Chuẩn bị đầy đủ thông tin của một số dự án có tính khả thi cao của KCN tỉnh Phú Thọ để giới thiệu với các nhà đầu tư có tiềm năng nhân dịp các chuyến thăm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chính phủ đi các nước. Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm để kết hợp vận động đầu tư vào các KCN Tỉnh Phú Thọ;
Thứ ba, xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ
Mặc dù hiện nay, tỉnh Phú Thọ đã có Website quảng bá thông tin về các KCN nhưng nội dung chưa đầy đủ, thông tin chậm được cập nhật thường xuyên. Do đó cần phải xây dựng cơ sở dữ liệu về thu hút đầu tư vào tỉnh Phú Thọ nói chung và vào KCN nói riêng. Cơ sở dữ liệu này cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đưa ra đầy đủ những thông tin về tiềm năng đầu tư, định hướng khuyến khích đầu tư, chính sách thu hút đầu tư, lĩnh vực ưu đãi đầu tư, danh mục dự án quan trọng cần tập trung đầu tư, lĩnh vực ưu đãi đầu tư, danh mục dự án mời gọi đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư…
- Các thông tin về KCN như quy mô, diện tích được quy hoạch, cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, giá thuê đất, giá thuê hạ tầng, các ưu đãi đầu tư, quỹ đất công nghiệp còn trống, danh mục các dự án đã đầu tư, cơ cấu ngành nghề đầu tư của KCN.
- Xây dựng hệ thống bản đồ, sơ đồ phân khu chi tiết theo mô hình 3-D, hiển thị từng nhà máy (tên nhà máy, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quy mô, công suất của nhà máy …), khu vực lân cận … Trên cơ sở đó, các nhà đầu tư có thể tìm hiểu những thông tin một cách tổng quan, kịp thời, làm giảm chi phí thời gian chuẩn bị đầu tư của nhà đầu tư.
- Các thông tin đều phải thường xuyên được cập nhật, đảm bảo chính xác, trung thực, đầy đủ, công khai, minh bạch.
Ngoài ra, tỉnh Phú Thọ cần chủ động làm việc để ký kết hợp tác truyền thông với các với các cơ quan, hãng thông tấn, báo chí, truyền hình, các báo và tạp chí có uy tín để hỗ trợ việc tuyên truyền, quảng bá môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh.
Thứ tư, tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, đối tác đầu tư Tỉnh
Phú Thọ cần phải kết nối chặt chẽ với các Tham tán, Lãnh sự Việt Nam tại các nước, các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài nhằm nắm bắt nhu cầu đầu tư của những tập đoàn lớn, những nhà đầu tư tiềm năng để xúc tiến, tiếp cận kịp thời … đặc biệt tại những nước công nghiệp phát triển mạnh trong khu vực và trên thế giới …
Thứ năm, tiếp tục thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, đặc biệt chú trọng thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài vào các Khu công nghiệp
Tỉnh Phú Thọ cần đưa ra các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nhằm hấp dẫn các nhà đầu tư FDI tiềm năng vào các ngành, nghề lĩnh vực theo định hướng của tỉnh; đồng thời phải tính toán và được thực hiện trên cơ sở đảm bảo lợi ích quốc gia, hiệu quả kinh tế, xã hội của địa phương, không để xảy ra tình trạng thu hút FDI theo phong trào, bất chấp chất lượng và hiệu quả.
Xác định rõ mục tiêu, danh mục ngành nghề cần khuyến khích thu hút đầu tư theo từng giai đoạn. Ưu tiên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao như: sản xuất vật liệu mới, điện - điện tử, công nghệ NANO, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học.... và các ngành mà tỉnh Phú Thọ có nhiều lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giảm dần và thậm chí ngừng thu hút các dự án sử dụng nhiều lao động phổ thông, dự án hàm lượng gia công cao như: dệt may, giầy da ...
Có cơ chế khuyến khích và ưu đãi cho những nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là những nhà đầu tư có tiềm năng lớn về tài chính, về công nghệ, các tập đoàn đa quốc gia ở các nước châu Âu, châu Mỹ và các nước phát triển khác như: Tập đoàn Intel, Microsoft, Toyota, Honda, Sony ... đầu tư vào KCN nhất là ở những khu vực hạ tầng kỹ thuật - xã hội còn chưa đồng bộ như KCN Trung Hà, KCN Phú Hà... nhằm tạo động lực thu hút các nhà đầu tư nước ngoài khác cùng vào đầu tư.Có kế hoạch thu hút vốn đầu tư của các công ty có quy mô vừa và nhỏ nhưng công nghệ hiện đại hoặc nghiên cứu chuyển giao, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Tỉnh Phú Thọ.
Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút các nhà đầu tư trong nước có tiềm năng khác; định hướng không cấp phép cho các