Kinh nghiệm một số tỉnhtrong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 39 - 42)

1.3.2.1 Tỉnh Bình Dương

Sau khi tái lập tỉnh, Bình Dương đã khởi lập KCN đầu tiên vào tháng 9 năm 1995, đó là KCN Sóng Thần với diện tích quy hoạch 180 ha. Trải qua gần 20 năm kiên trì xây dựng các KCN, đến năm 2015 toàn tỉnh Bình Dương đã có 28 KCN với tổng diện tích trên 9.500 ha, chiếm 9,5% về số lượng và 11,3% về diện tích KCN của cả nước. Hiện nay, Ban Quản lý các KCN tỉnh được giao quản lý 25 KCN với tổng diện tích quy hoạch lên đến hơn 7.500 ha. Dưới sự quản lý minh bạch, khoa học của Ban Quản lý các KCN tỉnh, các KCN đã hoàn thành việc xây dựng, kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN được đầu tư đồng bộ và hiện đại góp phần thay đổi diện mạo tỉnh nhà, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Các KCN hình thành và phát triển phù hợp với quy hoạch xây dựng và phát triển KCN của cả nước cũng như quy hoạch sử dụng đất và phát triển của tỉnh. Đến nay tổng diện tích đất đã cho thuê của các KCN thuộc phạm vi quản lý của ban là 2.572 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 50,5%, cao hơn nhiều so với bình quân chung của cả nước.

Qua hơn 20 năm phát triển các KCN, Bình Dương đã rút ra bài học có ý nghĩa quan trọng là:

Thường xuyên nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển KCN theo hướng đa dạng hoá các loại hình KCN để đáp ứng nhu cầu khác nhau của nhà đầu tư.

Công tác QLNN đối với hoạt động của các doanh nghiệp trong các KCN đã có bước phát triển toàn diện, từ công tác quản lý xây dựng, quản lý lao động doanh nghiệp đến các lĩnh vực quản lý hoạt động, bảo vệ môi

trường… Trong đó, Bình Dương chú trọng công tác hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai thực hiện những quy định của Nhà nước… đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp trong việc chấp hành những quy định của pháp luật; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện dự án.

Về công tác tổ chức quản lý xây dựng: Để hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án, BQL thường phải chủ động hướng dẫn các thủ tục khi doanh nghiệp chuẩn bị bước vào hoạt động chính thức, hay khi doanh nghiệp gặp khó khăn, hoặc làm thủ tục giải thể, có tranh chấp hợp đồng kinh tế… Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, thông qua việc thường xuyên kiểm tra mà BQL hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung hồ sơ đăng ký xin cấp giấy phép kinh doanh, hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký thành lập văn phòng đại diện…

Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Ban quản lý thường xuyên tiến hành bám sát để trợ giúp, hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các thủ tục hành chính. Đốivới công tác quản lý lao động, BQL thường xuyên theo dõi, đôn đốccácdoanhnghiệp thực hiện những quy định về sử dụng lao động, như cấp sổ lao động,cấp mới và gia hạn Giấy phép lao động cho người nước ngoài; hướng dẫn vàđôn đốc doanh nghiệp xây dựng nội quy lao động, ký kết thỏa ước lao động…

Về công tác kiểm tra giám sát. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sátviệc thực hiện Luật Lao động trong các doanh nghiệp, nắm tình hình và có biện pháp giải quyết các tranh chấp lao động. Triển khai những mặt công tác chủ yếu trên đây, BQL các KCN tỉnh Bình Dương còn coi trọng phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với những doanh nghiệp có nhiều sai phạm (giấy, hóa chất, chế biến thực phẩm…), tham gia hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án

quan trọng… Tỉnh Bình Dương còn đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, ban hành quy trình xử lý công việc và công khai thủ tục hành chính, các loại phí và lệ phí theo quy định; hoàn thành việc xây dựng tổ chức công việc theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008.

1.3.2.2Thành phố Hải Phòng

Được thành lập sớm, từ 1994, trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 3 KCN được thành lập (Nomura - Hải Phòng, Đình Vũ, Đồ Sơn) với tổng diện tích đất tự nhiên 467 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký 292.000 USD. Đến hết năm 2015, trong các KCN và Khu kinh tế tại Hải Phòng có 203 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký là 7,9 tỷ USD; 99 dự án có vốn đầu tư trong nước còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký là 46.822 tỷ VNĐ. Đạt được các thành tựu trên là do Hải Phòng đã thực hiện các biện pháp quản lý sau:

Về hoạch định, quy hoạch các KCN.

Quy hoạch KCN đổi mới và thay đổi lớn: Đề án điều chỉnh, xâydựng mới các KCN của thành phố Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo đó điều chỉnh mở rộng 2 KCN, bổ sung 11 KCN mới, tổng diện tích đất 8.157 ha. Ngày 27/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung KCN Cầu Cựu của thành phố Hải Phòng, diện tích 106 ha vào Quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam. Như vậy, đến nay trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 17 KCN được quy hoạch với tổng diện tích đất khoảng 10.000 ha. Đặc biệt, ngày 10/1/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 06/2008/QĐ-TTg thành lập KKT Đình Vũ - Cát Hải với quy mô 21.640 ha (nay được điều chỉnh bổ sung thành 22.140 ha). Đây là KKT có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng một KKT tổng hợp được vận hành theo quy chế riêng biệt; là một trung tâm kinh tế biển, đa ngành, đa lĩnh vực, bao gồm: kinh tế hàng, trung tâm công nghiệp,

dịch vụ, tài chính, ngân hàng, du lịch, thương mại; là “cửa sổ hướng ngoại và hội nhập”, là hạt nhân, động lực phát triển kinh tế của Hải Phòng, Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Về tổ chức thực hiện triển khai quy hoạch

Tập trung tăng cường quan hệ phối hợp công tác hài hoà, đồng bộ giữacác cơ quan quản lý của thành phố, chính quyền, quận, huyện với Ban Quảnlý các KCX & CN Hải Phòng (nay là Ban quản lý KKT Hải Phòng), cải cáchthủ tục hành chính, giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến KCN; tạo môitrường đầu tư hấp dẫn, môi trường sản xuất, kinh doanh ổn định, thuận lợi...KCN đã đóng góp tích cực đối với sự phát triển KT - XH: Các KCN, KKT Hải Phòng đã góp phần tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật mới, huy động được nguồn lực đáng kể của các thành phần kinh tế để mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng CNH, HĐH, đa dạng hoá ngành nghề, nâng cao trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tăng cường xuất khẩu, mở rộng hợp tác quốc tế; tham gia giải quyết việc làm, nâng cao dân trí, thực hiện chính sách xã hội, bảo vệ môi trường đảm bảo đầu tư bền vững, đóng góp cho ngân sách địa phương ngày một gia tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)