không tuân thủ quy hoạch, gây khó khăn cho việc kiểm soát môi trường và phá vỡ quy hoạch phát triển chung của tỉnh.
3.2.4 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc phát triển khu côngnghiệp nghiệp
Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát
triển KCN.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là nền tảng, là một trong những lý do quyết định tới khả năng thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh. Hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc là các cấu phần quan trọng trong hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo sự thành công của việc hình thành, phát triển KCN cần được xây dựng hoàn chỉnh, bền vững. Hệ thống đường giao thông phải đảm bảo thông thoáng và thuận tiện cho việc vận chuyển và lưu thông hàng hóa trong và ngoài KCN và đến các cảng sông, nhà ga, cảng hàng không.
Ngoài việc sử dụng ngân sách tỉnh và ngân sách trung ương để hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, UBND tỉnh Phú Thọ phải tạo ra những cơ chế, chính sách thích hợp để huy động các nguồn vốn cùng tham gia xây dựng như hình thức BOT, đổi đất lấy hạ tầng như dự án bê tông hóa các kênh, mương trong nội đô tỉnh... Một điều quan trọng là Tỉnh Phú Thọ phải quyết tâm xây dựng lộ trình thực hiện, đảm bảo bố trí đủ vốn và huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện.
Thứ hai, Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng xã hội và các dịch vụ
phụ trợ trong khu vực xây dựng KCN
Phát triển KCN có vai trò quan trọng trong phát triển vùng, lãnh thổ và phát triển nguồn nhân lực và là hạt nhân hình thành đô thị công nghiệp. Trong quá trình phát triển, cùng với sự hoạt động tập trung của các cơ sở sản xuất công nghiệp, KCN Tỉnh Phú Thọ đã và sẽ có ảnh hưởng và tác động lớn và lâu dài đến sự hình thành và phát triển hạ tầng xã hội liền kề nói riêng và của tỉnh nói chung. Chính vì vậy, để phát triển các KCN trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ cần phải đồng bộ giữa việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật với việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội cùng với các dịch vụ phụ trợ, trong đó trọng tâm là khu dân cư, nhà ở công nhân, trường học, trạm y tế, các cơ sở dịch vụ công cộng...
Khu nhà điều hành và các khu đa chức năng
Việc quy hoạch bố trí khu nhà điều hành và khu cung cấp dịch vụ làm tăng thêm tiện ích cho KCN, giúp nhà đầu tư thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng khả năng hấp dẫn thu hút đầu tư.
Nhà điều hành tại KCN là nơi đặt văn phòng công ty hạ tầng tại KCN có chức năng đảm bảo cho KCN luôn trong tình trạng hoạt động tốt, quản lý các công trình hạ tầng và cung cấp một số dịch vụ cho các doanh nghiệp. Công ty hạ tầng cần bố trí đặt một văn phòng cho đại diện Ban quản lý Các KCN cấp tỉnh, thành phố hoạt động ngay tại nhà điều hành. Xây dựng mô
hình tổ “một cửa” ngay tại KCN giúp các nhà đầu tư được giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính tại chỗ tạo sự hấp dẫn cho thu hút đầu tư.
KCN cần bố trí khu đất để xây dựng các công trình như: Trạm công an, Chi nhánh Ngân hàng; hệ thống siêu thị; nhà ăn; bãi đỗ xe nhằm giải quyết tại chỗ các vấn đề an ninh trật tự, cung cấp dịch vụ ngân hàng ...
Khu nhà ở và các dịch vụ công cộng cho công nhân
Xây dựng nhà ở công nhân là chương trình có ý nghĩa kinh tế, chính trị và xã hội sâu sắc. Việc bố trí nhà ở cho công nhân KCN sẽ đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người lao động trong việc an cư, tái tạo sức lao động và tạo sự an tâm, hấp dẫn các nhà đầu tư.
Khu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhằm phục vụ nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của người lao động trong KCN và qua đó nguời lao động có điều kiện gần gũi với nhau hơn và gián tiếp phần giảm bớt các tệ nạn xã hội. Tại đây có thể xây dựng thư viện, các phòng đọc sách, tổ chức các chương trình văn hóa nghệ thuật, tổ chức chiếu phim, phòng tập thể thao, sân cầu lông ...giúp cho công nhân có điều kiện sinh hoạt văn hóa, thể thao lành mạnh sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi; qua đó nâng cao đời sống tinh thần, tạo nơi sinh hoạt, giao lưu kết bạn cho nguời lao động trong KCN và tăng sự hấp dẫn trong việc thu hút, tuyển dụng lao động của các nhà đầu tư.
Xây dựng Trạm y tế, Phòng khám đa khoa phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người lao động trong KCN nhằm giải quyết phần nào nhu cầu khám chữa bệnh của của người lao động trong KCN và sơ cứu kịp thời các trường hợp khẩn cấp trước khi chuyển lên bệnh viện tuyến trên.
Dịch vụ phụ trợ
Dịch vụ giới thiệu việc làm
động đang có dấu hiệu tăng lên, do vậy các nhà đầu tư rất quan tâm đặc biệt tới vấn đề tuyển dụng lao động phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Do vậy tại KCN, công ty hạ tầng phải đặt văn phòng Trung tâm giới thiệu việc ngay tại KCN để thực hiện nhiệm vụ cung ứng và tuyển dụng lao động nhằm cung cấp lao động cho các doanh nghiệp và tạo cơ hội chongười lao động tìm được việc làm phù hợp. Tại Trung tâm giới thiệu việc làm, người lao động sẽ được sơ tuyển và được đào tạo những kỹ năng cơ bản, tác phong công nghiệp, kiến thức pháp luật, an toàn vệ sinh lao động ... trước khi chính thức làm việc sẽ giúp các nhà đầu tư yên tâm tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Dịch vụ tư vấn pháp lý
Công ty hạ tầng cần tổ chúc cung ứng các dịch vụ tư vấn hỗ trợ cho doanh nghiệp như: Tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tư, tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp sau cấp giấy chứng nhận đầu tư (như hỗ trợ dịch vụ tư vấn xây dựng và đăng ký nội quy lao động, đăng ký mã số thuế, tư vấn làm hồ sơ hải quan...). Việc làm này giúp các doanh nghiệp yên tâm với dịch vụ được cung cấp vì phần lớn là các nhà đầu tư nhất là nhà đầu tư nước ngoài rất bỡ ngỡ với các thủ tục hành chính về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư. Trong quá trình hoạt động sau khi được cấp phép, nhà đầu tư cần nhiều đến sự trợ giúp pháp lý để hoàn thành các thủ tục hành chính, xử lý các nghiệp vụ phát sinh do vậy rất cần có một đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp đảm bảo cung cấp dịch vụ tư vấn tốt nhất, tiết kiệm chi phí và tại chỗ.
Đào tạo và dạy nghề tại KCN
KCN cần nghiên cứu bố trí xây dựng Trung tâm đào tạo, dạy nghề ngay tại KCN nhằm đáp ứng cho nhu cầu đào tạo lao động cho các doanh nghiệp KCN. Trung tâm có trách nhiệm phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng chương trình đào tạo theo đặc thù riêng và gắn đào tạo với việc làm. Ngoài ra
Trung tâm còn có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị là đào tạo, dạy nghề cho người lao động mất đất trong các dự án bồi thường, giải tỏa khi xây dựng KCN, qua đó giúp cho người dân có cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp.
Sự phong phú, đa dạng về các dịch vụ phục vụ và dịch vụ phụ trợ cho KCN sẽ giúp các nhà đầu tư, người lao động trong các KCN được phục vụ các tiện ích tạichỗ, nhanh chóng, hiệu quả giúp họ tiết kiệm được thời gian và chi phí, tăng thêm khả năng thành công của KCN đồng bộ.
3.2.5 Nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp, cải cách hành chính (trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính)
Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII đã đưa ra nhiệm vụ, giải pháp trong đó có nhiệm vụ đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể được đưa ra trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp đó là:
Thứ nhất, các quy định hồ sơ về thủ tục hành chính ở các lĩnh vực phải được mẫu hóa, số hóa, tạo điều kiện dễ dàng, thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp tiếp cận. Ngôn ngữ trong quy định, hồ sơ thủ tục hành chính phải rõ ràng, cụ thể, không đa nghĩa. Các tổ chức, cơ quan có trách nhiệm tiếp tục rà soát, sửa đổi các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, rút gọn, rút ngắn thời gian tối đa phải xử lý; tiến tới áp dụng hệ thống một cửa điện tử trong giải quyết tất cả các thủ tục hành chính ở mức độ 3, mức độ 4.
Thứ hai, thường xuyên cập nhật hệ thống hóa văn bản và các bộ thủ tục hành chính để công khai rộng rãi trên Website của Ban quản lý các KCN tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khai thác, sử dụng thông tin.
Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc ban hành cũng như giải quyết các thủ tục hành chính. Nghiêm khắc xử lý các cơ quan, tổ chức, công chức, viên chức có hành vi cản trở, nhũng nhiễu trong việc giải quyết các thủ tục hành chính. Thiết lập đường dây nóng để doanh nghiệp kịp thời phản ánh; lãnh đạo Ban quản lý định kỳ gặp gỡ, đối thoại, lắng nghe ý kiến đóng góp của doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.