Nâng cao vai trò quản lý nhà nước của Ban quản lý các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 102 - 104)

công nghiệp Tỉnh Phú Thọ

Mặc dù, ngày 07/5/2010 UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành quy chế phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước trong các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tại Quyết định số 1229/2010/QĐ-UBND, tuy nhiên sau khi Nghị định 164/2013/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về KCN, KCX và KKT, đã có nhiều những bất cập trong vấn đề quản lý nhà nước của Ban quản lý và mối liên hệ trong công tác quản lý nhà nước với các sở, ngành có liên quan.

Ngay sau khi các bộ, ngành trung ương có những hướng dẫn phân cấp, ủy quyền cụ thể trong các lĩnh vực, Ban quản lý các KCN tỉnh Phú Thọ cần dự thảo và trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy chế phối hợp hoạt động để xác định rõ địa vị pháp lý của Ban quản lý các KCN tỉnh Phú Thọ trong mối quan hệ trực tiếp với UBND tỉnh Phú Thọ; mối quan hệ ngang với các Sở, Ban, Ngành của tỉnh Phú Thọ và trong mối quan hệ với các bộ ngành Trung ương theo nguyên tắc phân cấp, ủy quyền. Các đơn vị chức năng của Ban quản lý cần ý thức được tinh thần trách nhiệm, vì sự nghiệp phát triển KCN Tỉnh Phú Thọ, vì doanh nghiệp để nâng cao vai trò của Ban quản lý các KCN và CX Tỉnh Phú Thọ đối với hoạt động của các doanh nghiệp, như:

Về quản lý môi trường: Hiện nay hoạt động của bộ phận này trong Ban quản lý còn chưa bao quát được hết các phát sinh tại các KCN. Trong thời gian tới Ban quản lý cần tập trung củng cố công tác quản lý môi trường tạo tiền đề cho việc phát triển KCN bền vững.

Về quản lý doanh nghiệp: Kết hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong thời gian tới, công tác quản lý doanh nghiệp cần sâu sát hơn với cơ sở. Có như vậy mới tham mưu đề xuất với các cơ quan chức năng nhà nước và lãnh đạo Ban quản lý các chính sách, chế độ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất giỏi, thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với nhà nước và kịp thời tham gia giúp đỡ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh.

Về quản lý hoạt động đầu tư: Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức thẩm định các dự án đầu tư một cách nhanh chóng, chặt chẽ, đảm bảo các quy định của nhà nước và theo định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh. Kiên quyết không cấp phép đối với những dự án không phù hợp.

Về quản lý quy hoạch: Tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công đối với các dự án đầu tư xây dựng vào KCN. Kiên quyết không cấp phép và sử lý theo thẩm quyền đối với các trường hợp vi phạm quy hoạch;

Về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu: Quản lý các hoạt động thương mại trong các KCN trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ theo uỷ quyền của Bộ Công Thương. Cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp KCN để hỗ trợ doanh nghiệp tăng kim ngạch xuất khẩu và kịp thời phát hiện những gian lận thương mại nhằm tạo sân chơi bình đẳng cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp KCN;

Về công tác quản lý lao động: Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc người lao động và người sử dụng lao động thực hiện các quy định về pháp

luật lao động và quan hệ lao động. Công tác quản lý lao động trong thời gian tới cần tập trung kiểm tra việc người sử dụng lao động có thực hiện tốt các chính sách, chế độ lao động đối với người lao động như giao kết hợp đồng lao động, xây dựng nội quy lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, trợ cấp tai nạn lao động ... trong các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)