địa bàn tỉnh Phú Thọ
2.2.1 Những căn cứ pháp lý trong quản lý nhà nước đối với khu côngnghiệp trên địa bàn tỉnh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Về phía Trung ương:
Thực hiện Chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chủ trương đổi mới, mở cửa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, Chính phủ đã cụ thể hóa các chủ trương, đường lối thành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể phù hợp với tình hình tại nước ta. Các văn bản quy phạm pháp luật đó đã tạo khung pháp lý chung cho quá trình hình thành, hoạt động và phát triển các KCN của nước ta nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng.
Sau khi Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 được thông qua, nhiều văn bản hướng dẫn đã được ban hành, trong số đó những văn bản quan trọng, mở đường cho phát triển KCN như Nghị định 322/HĐBT ngày 18/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng và Quy chế KCN theo Nghị định số 192/CP ngày 28/12/1994 của Chính phủ đến Quy chế quản lý KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/04/1997. Đến năm 2008, Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 quy định về KCN, khu chế xuất và khu kinh tế đã tiếp tục hoàn thiện thêm một bước cơ chế, chính sách đối với KCN, khu chế xuất.
Ngoài ra, hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến QLNN đối với KCN gồm một số văn bản sau như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Lao động, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Đất đai… Như vậy, hệ thống các Luật, Nghị định và các văn bản hướng dẫn đã góp phần hoàn thiện hệ thống khung pháp lý quan trọng, giúp cho Ban Quản lý các KCN các tỉnh làm tốt công tác quản lý nhà nước trên địa bàn. Các Luật
và văn bản này cũng đã quy định chi tiết và rõ ràng đối với các vấn đề liên quan trong việc quản lý các KCN.
Về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ
Ngoài các chủ trương chính sách của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật chung của Chính phủ, một số căn cứ pháp lý trong quản lý nhà nước về KCN chịu tác động từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ, định hướng phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp như:
- Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 với hai định hướng phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đó là:
+ Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các KCN để thu hút các dự án vào các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh và có vai trò đột phá trong phát triển kinh tế của Tỉnh;
+ Thực hiện đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phấn đấu có nhiều sản phẩm có thương hiệu, bảo đảm tồn tại và phát triển trong cạnh tranh, hội nhập quốc tế. Tập trung phát triển tiểu thủ công nghiệp, gắn với công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. Phát triển và khôi phục các làng nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ.
- Nghị quyết số 39/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc thông qua Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030
- Quyết định số 25/2011/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030.
- Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020.
- Một số văn bản pháp lý khác có liên quan.
Bên cạnh các quy định của Chính phủ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, về thuế nhập khẩu, tỉnh Phú Thọ đã xây dựng và ban hành Nghị quyết số 180/2009/NQ-HĐND ngày 24/7/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh và Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 12/01/2012 về việc hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Các quy định trên được xây dựng đã hỗ trợ tích cực cho nhà đầu tư về đất đai, đầu tư hạ tầng và chi phí san lấp mặt bằng, các dịch vụ và xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại. Đặc biệt, ngày 12/4/2017, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 09/2017/QĐ-UBND ban hành cơ chế đặc thù thu hút đầu tư tại KCN Phú Hà, thị xã Phú Thọ. Đây là bước đi mới nhất thể hiện quyết tâm thu hút đầu tư của tỉnh vào KCN theo định hướng đã được phê duyệt.
Các văn bản pháp quy này đã khẳng định chủ trương xây dựng KCN, KCX thành một mô hình đột phá để đóng góp vào phát triển kinh tế đất nước qua việc áp dụng những chính sách mới, mang tính đặc thù về cơ chế ưu đãi, đơn giản hóa thủ tục hành chính, bước đầu triển khai cơ chế ủy quyền cho Ban Quản lý KCN, KCX thực hiện quản lý nhà nước đối với KCN, KCX trên các lĩnh vực.