Bộ máy quản lý nhà nước về khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 65 - 71)

Phú Thọ

Theo quy định của pháp luật, Ban quản lý các KCNtỉnh Phú Thọ là đơn vị chủ trì, phối hợp hoặc theo sự ủy quyền của các sở, ngành khác thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Ban quản lý KCN Phú Thọ được thành lập theo Quyết định số 971/1997/QĐ-TTg ngày 15/11/1997 của Thủ tướng Chỉnh phủ. UBND tỉnh Phú Thộ đã ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu quản lý của Ban quản lý KCN Phú Thọ. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức được điều chỉnh phù hợp theo từng thời kỳ.

Vị trí và chức năng của Ban Quản lý các KCNtỉnh Phú Thọ như sau:

Ban Quản lý các KCN Phú Thọ (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý) là cơ quan trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với KCN, các Cụm công nghiệp đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao quản lý (sau đây gọi chung là KCN) trên địa bàn tỉnh; tổ chức quản lý và thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác

có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong các KCN trên địa bàn tỉnh.

Ban quản lý các khu công nghiệp Phú Thọ có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh: Dự thảo văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý; Dự thảo văn bản quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị trực thuộc Ban Quản lý ...

- Trình Chủ tịch UBND tỉnh: Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn vị thuộc Ban Quản lý theo quy định của pháp luật; Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng, phát triển KCN;

- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, cơ chế, chính sách về KCN sau khi được ban hành, phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, theo dõi thi hành pháp luật về KCN của tỉnh.

- Về quản lý đầu tư: Tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư; Tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư theo kế hoạch đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư vào KCN do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức ...

- Một số nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý môi trường, quản lý quy hoạch và xây dựng, quản lý nhà nước về lao động, quản lý về thương mại ...

Về cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế của Ban quản lý các khu công nghiệp Phú Thọ:

- Cơ cấu tổ chức.

Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ban quản lý các KCN Phú Thọ gồm có 05 phòng chuyên môn, nghiệp vụ và hai đơn vị trực thuộc.

Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ban quản lý các KCN Phú Thọ

2.2.4 Công tác tạo lập môi trường đầu tư phát triển khu công nghiệp

Tỉnh Phú Thọ rất coi trọng việc tạo lập môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, từ công tác xây dựng chính sách thu hút đầu tư, đưa ra những lĩnh vực ưu đãi đầu tư và cụ thể hơn nữa là danh mục các dự án mời gọi đầu tư. Trên cơ sở đó, các cấp, các ngành có định hướng và xây dựng kế hoạch chi tiết để xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Thứ nhất, về chính sách thu hút đầu tư: các cơ quan chuyên môn tỉnh Phú Thọ đã nghiên cứu, trình HĐND, UBND tỉnh ban hành các quy định về hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghị quyết số 180/2009/NQ-HĐND ngày 24/7/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Quyết định số 04/2012/QB-UBND ngày 12/01/2012 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ …

Thứ hai, tỉnh Phú Thọ xây dựng các định hướng khuyến khích đầu tư, lĩnh vực ưu đãi đầu tư, thứ tự ưu tiên đầu tư và danh mục các dự án mời gọi đầu tư. Tỉnh Phú Thọ đón nhận tất cả các dự án đầu tư vào tỉnh theo sự phát triển bền vững trừ các ngành nghề, lĩnh vực không được phép đầu tư theo quy định. Tỉnh Phú Thọ khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện đầu tư dưới mọi hình thức BOT, BT, 100% vốn nước ngoài, liên doanh liên kết, hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Thứ ba, xây dựng các chương trình, cách thức để cụ thể hóa định hướng thu hút đầu tư như đưa ra các thông tin xúc tiến đầu tư trên cổng giao tiếp điện tử tỉnh Phú Thọ; xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư hàng năm, 5 năm; thực hiện có hiệu quả Chương trình cải cách hành chính mà tập trung vào cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính ….

Tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo, xây dựng website của Ban quản lý các KCNtỉnh Phú Thọ. Đây là đầu mối tiếp nhận tất cả các thông tin của Nhà đầu tư, sẵn sàng giải quyết nhanh, gọn, đúng quy trình đối với các dự án đầu tư vào khu, cụm công nghiệp.

Tăng cường quảng bá các tiềm năng đầu tư trên địa bàn tỉnh thông qua các đơn vị truyền thông ở trung ương, thông qua các đoàn công tác xúc tiến đầu tư để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của các tỉnh trong nước và quốc tế. Thông qua các chương trình đó, đã tiếp tục giới thiệu tiềm năng đầu tư vào tỉnh cũng như cung cấp các thông tin về chính sách, cơ chế đầu tư …

Đồng thời, việc nâng cao chất lượng của nhân sự làm công tác xúc tiến đầu tư cũng được coi trọng. Hàng năm, các công chức, viên chức làm công tác xúc tiến đầu tư thường xuyên được tập huấn về công tác xúc tiến đầu tư, tham dự các hội nghị, hội thảo về xúc tiến đầu tư do các cơ quan trung ương tổ chức.

Ban quản lý các KCN, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ hỗ trợ tích cực các nhà đầu tư hoàn thiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp theo cơ chế "một cửa, một đầu mối".

Hết năm 2016, tỉnh Phú Thọ đã thu hút 129 dự án đầu tư với số vốn đầu tư đăng ký đạt 12.327,7 tỷ đồng và 344,4 triệu USD. Trong đó, có 76 dự án đầu tư trong nước, 53 dự án đầu tư nước ngoài, tập trung chủ yếu vào các nước Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản.Tỉnh Phú Thọ đã đồng ý chủ trương, cho phép Tổng Công ty Viglacera làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng tại KCN Phú Hà và KCN Cẩm Khê với nguồn vốn đăng ký đầu tư gần 4.000 tỷ đồng.

Chi tiết các dự án thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đượcnêu trong Phụ lục 7

25 20 15 10 5 DA FDI 0 DA trong nước

Hình 2.4: Tỷ lệ giữa các dự án trong nước và nước ngoài trong một số ngành công nghiệp

Giai đoạn 2014-2016, tỉnh Phú Thọ đã thu hút được nhiều dự án đầu tư quan trọng, có hàm lượng khoa học công nghệ cao, mang ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh như: Dự án xây dựng nhà máy gạch cerami, granit của Công ty CP CMC vốn đăng ký 644 tỷ; Dự án đầu tư xây dựng nhà máy cơ khí chính xác của Công ty TNHH Cosmos vốn đăng ký 275 tỷ đồng; Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch ốp lát của Công ty CP gạch men TASA vốn đăng ký 1.669 tỷ đồng; Dự án xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử của Công ty TNHH công nghệ NAMUGA Phú Thọ vốn đăng ký 40 triệu USD, Công ty TNHH JNTC Vina vốn đăng ký 80 triệu USD; Dự án xây dựng nhà máy sản xuất và gia công nhôm của Công ty CP nhôm Việt Pháp vốn đăng ký 710 tỷ đồng. Dự án sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty CP tập đoàn DABACO Việt Nam vốn đăng ký 340 tỷ đồng ...

Bảng 2.5: Dự án đầu tư vào KCN phân theo quốc gia

Tổng vốn

STT Quốc Gia Số đầu tư Ghi

Dự án

Ngành nghề đầu tư

(triệu USD) chú

1 Nhật Bản 3 23,94 Chế biến gỗ, may mặc.

2 Trung 4 17,78 Thức ăn gia súc, sản

Quốc phẩm từ plastic.

3 Hàn Quốc 46 382,89 May mặc, vải bạt, điện tử.

Tổng số 53 424,62

Tổng hợp phân ngành các dự án đầu tư đã thu hút vào KCN trên địa bàn tỉnh, ngành công nghiệp dệt may, da - giày là ngành chiếm số lượng dự án lớn nhất (20 dự án), các ngành công nghiệp mới, công nghiệp hỗ trợ công nghiệp lắp ráp điện tử chiếm tỷ lệ rất thấp.

Tổng hợp phân ngành dự án trong các KCN, CCNđược nêu trong Phụ lục 8

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)