Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 79 - 86)

2.3.2.1 Những tồn tại, hạn chế

Thứ nhất, xây dựng quy hoạch phát triển KCN chưa phù hợp, chưa

đồng bộ chưa gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, còn nhiều bất cập.

Quy hoạch phát triển KCNtỉnh Phú Thọ và Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đã được lập trong một thời gian dài. Hiện nay các cơ sở pháp lý, các điều kiện kinh tế xã hội đã thay đổi. Mặc dù, quy hoạch phát triển công nghiệp đã được điều chỉnh nhưng thực hiện manh mún, không đảm bảo tính hệ thống và dựa trên phương pháp luận, có lúc giao cho hai đơn vị khác nhau (Sở Công Thương, Ban quản lý các KCN Phú Thọ), dẫn đến việc lập quy hoạch chưa sát với thực tế, thiếu tính khả thi trong triển khai thực hiện. quy hoạch phát triển KCN mới chỉ dừng ở bước kế hoạch, chưa xây dựng được một chiến lược phát triển KCNlâu dài, cụ thể.

Chưa có một phương pháp luận khoa học, nghiên cứu lập quy hoạch một cách tổng thể phù hợp với các Quy hoạch kinh tế - xã hội, phát triển vùng, sử dụng đất, đô thị, kết cấu hạ tầng, các quy hoạch ngành liên quan và các điều kiện, tiềm năng, lợi thế của địa phương và của vùng. Tư duy quy hoạch còn mang nhiều tính cục bộ, địa phương, chú trọng lợi ích của từng địa phương mà chưa tính toán đúng mức tới lợi ích của vùng, quốc gia. Bên cạnh

đó, trong quá trình triển khai thực hiện, việc điều chỉnh quy hoạch từ việc đề xuất của địa phương, của các nhà đầu tư chưa được xem xét một cách khách quan, khoa học. Ví dụ như việc điều chỉnh vị trí KCN Phù Ninh thay đổi 2 lần trong thời gian ngắn: Lần 1 (điều chỉnh năm 2015) đưa từ Đồng Lạng về xã Tử Đà, An Đạo - huyện Phù Ninh; lần 2 (điều chỉnh năm 2016) chuyển từ xã Tử Đà, An Đạo về xã Vĩnh Phú, huyện Phù Ninh.

Hai là, việc tạo lập môi trường và công tác xúc tiến thu hút đầu tư đạt

hiệu quả chưa cao. Thu hút đầu tư còn mang tính dàn trải, thiếu định hướng, thiếu chọn lọc. Chưa tập trung thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Công tác xúc tiến đầu tư còn thiếu kinh nghiệm và chưa được tiến hành thường xuyên. Tỉnh Phú Thọ cũng chưa đưa ra lợi thế so sánh để ban hành một chính sách ưu đãi đặc biệt nào khác so với các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư của Chính phủ mang tính đặc thù địa phương. Chương trình xúc tiến đầu tư vào KCN chưa được xây dựng đồng bộ, thống nhất với định hướng thu hút các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư ưu tiên gắn với lợi thế so sánh và điều kiện phát triển thực tế của các địa phương. Hoạt động thu hút đầu tư chưa thực sự chuyên nghiệp, thiếu tính dài hạn, còn dàn trải. Cách thức và phương pháp xúc tiến còn hạn chế, thiếu sự sáng tạo.Tỉnh chưa có chính sách cụ thể nhằm thu hút các dự án có vốn lớn, công nghệ cao, công nghệ mũi nhọn đầu tư vào KCN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của KCN và đảm bảo tính bền vững; Do vậy, kết quả thu hút đầu tư hạn chế trên nhiều mặt:

Thứ nhất, thu hút đầu tư thiếu chọn lọc, tràn lan, một số trường hợp chưa phù hợp với định hướng thu hút đầu tư mà quy hoạch đã được đặt ra. Dẫn đết hiệu quả sử dụng đất chưa cao.Ví dụ: KCN Thụy Vân thu hút Nhà máy sản xuất xi măng Hữu Nghị, Nhà máy nghiền bột can xít ... có tác động xấu tới môi trường đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hút đầu tư đối với các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp mới, công nghiệp điện tử.

Chi tiết so sánh về định hướng thu hút đầu tư và thực trạng được nêu trong Phụ lục 10

Thứ hai, tỷ lệ thu hút các doanh nghiệp FDI vào các KCN thấp hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Chưa thu hút được các nhà đầu tư hàng đầu trong nước và quốc tế, mới thu hút đầu tư các doanh nghiệp vừa và nhỏ;

Ngoài ra, các KCN của tỉnh nhà mới chỉ thu hút được 3 quốc gia (Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc) đầu tư vào ngành nghề dệt may, da giày và bao bì. Đây là những ngành, nghề sử dụng nhiều lao động phổ thông, hàm lượng khoa học công nghệ rất ít. Điều này chứng minh cách thức xúc tiến, thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp nước ngoài chưa đạt hiệu quả, trong khi đây là nguồn đầu tư mang rất nhiều tiềm năng cần huy động vào địa bàn tỉnh.

Cải cách hành chính và thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án ngoài KCN đã được xác lập, song hiệu quả đạt được chưa cao, nhà đầu tư còn phải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn trong giải quyết công việc. Điều này dẫn đến việc nhiều nhà đầu tư mất cơ hội; nhiều dự án triển khai chậm tạo hiệu ứng tiêu cực, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của môi trường đầu tư.

Ba là, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, chưa đáp ứng nhu cầu của Nhà đầu tư

Các quy định của pháp luật liên quan tới công tác đền bù, giải phóng mặt bằng KCN gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, hay thay đổi, chưa phản ánh sát với điều kiện thực tế dẫn đến tình trạng giá đất và chi phí bồi thường tăng cao, buộc các chủ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN hạch toán chi phí tăng do đền bù giải phóng mặt bằng vào giá cho thuê lại đất công nghiệp, làm giảm sức hấp dẫn đầu tư vào các KCN, giảm tính cạnh tranh của KCN. Những vướng mắc về giá đất đã ảnh hưởng trực tiếp tới tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng KCN.

Hệ thống kết cấu hạ tầng của nhiều KCN chưa được đầu tư, xây dựng một cách đồng bộ, đạt chất lượng cao; việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCN như giao thông, điện, nước chưa đồng bộ với các công trình tiện nghi, tiện ích công cộng trong KCN.

Trong số 03 KCN đi vào hoạt động, có KCN Phú Hà tỷ lệ lấp đầy đạt rất thấp (5,5%) do ảnh hưởng từ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; chủ đầu tư chưa tập trung nhân lực, vật lực để hoàn thiện hạ tầng khi được giao nhiệm vụ.

Bốn là, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với các KCN chưa thực sự hiệu quả, còn một số những bất cập.

Công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành đã được thực hiện theo quy định của UBND tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai chưa nghiêm túc, nhất là công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát còn nhiều trồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Ban quản lý các KCN là đơn vị quản lý nhà nước trực tiếp đối với các KCN, tuy nhiên chưa có chức năng thanh tra, xử lý vi phạm được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành do đó hiệu quả nội dung này chưa cao.

Công tác phối hợp giữa các phòng, ban, đơn vị của Ban quản lý có lúc chưa nhịp nhàng, chặt chẽ dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, hiệu quả quản lý nhà nước không cao.

2.3.2.2 Nguyên nhân

Những hạn chế trong công tác quản lý đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân đó là:

* Nguyên nhân khách quan

- Nền kinh tế thế giới đang phục hồi sau khủng hoảng. Thêm vào đó các địa phương trong cả nước đều chú trọng phát triển KCN nên cũng có những chính sách thu hút đầu tư đối với địa phương mình khiến Phú Thọ đối

mặt với một môi trường cạnh tranh gay gắt về thu hút đầu tư. Điều này dẫn đến dòng vốn đầu tư cả trong và ngoài nước đối với các KCN tỉnh Phú Thọ còn hạn chế.

- Điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Thọ đặc biệt là về địa hình không đồng nhất. Có địa phương phần lớn là đồng bằng, nhưng có địa phương chủ yếu là đồi núi nên trong công tác quy hoạch gặp không ít khó khăn.

- Tỉnh Phú Thọ chưa có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế, do đó còn mang tư duy thu hút đầu tư mang tính tràn lan, thiếu chọn lọn, thu hút đầu tư bằng mọi giá.

* Nguyên nhân chủ quan

- Hệ thống chính sách pháp luật điều chỉnh hoạt động của các KCN trên địa bàn cả nước nói chung cũng như trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng còn phức tạp, chồng chéo, nhiều bất cập. Cơ chế quản lý, thủ tục hành chính rườm rà gây tâm lý e ngại đối với các nhà đầu tư.

- Tỉnh Phú Thọ chưa xây dựng được một chiến lược phát triển cũng như quy hoạch phát triển KCN dài hạn, phù hợp với các quy hoạch có liên quan. - Nhận thức của các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh về vai trò, tầm quan trọng của các KCN trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng như các lợi thế, tiềm năng kinh tế của tỉnh để phát triển KCN chưa được thống nhất. Một số địa phương trong tỉnh mặc dù có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp nhưng chưa chủ động lập kế hoạch kêu gọi thu hút đầu tư, cũng như chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện thuận lợi để tiếp nhận dự án.

- Bộ máy QLNN đối với các KCN kinh nghiệm chưa nhiều, năng lực chuyên môn còn hạn chế. Tỉnh chưa có chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công tác QLNN đối với các KCN đặc biệt là đào tạo ở nước ngoài. Biên chế của cơ quan QLNN đối với KCN còn ít dẫn tới việc

kiểm tra, giám sát cũng như theo dõi các hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN không được chặt chẽ.

- Hoạt động xúc tiền đầu tư còn yếu, chưa chuyên nghiệp, thiếu mục tiêu dài hạn, còn dàn trải, không tập trung. Cách thức, phương pháp xúc tiến nhằm thu hút nguồn vốn trong nước và nước ngoài trong thời gian qua hiệu quả không cao. Còn tư duy trông chờ vào sự giới thiệu của Trung ương, đợi sự tìm hiểu của doanh nghiệp mà không chủ động tìm hiểu nhu cầu, định hướng đầu tư của doanh nghiệp.

- Tỉnh đã có chính sách hỗ trợ các dự án đầu tư, tuy nhiên nhiều điểm đã không còn phù hợp, không khả thi nên chưa hấp dẫn nhà đầu tư; Công tác phối, kết hợp để giải quyết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chưa kịp thời, đúng mức. - Nguồn thu ngân sách của tỉnh Phú Thọ còn khá hạn hẹp, những năm qua ngân sách trung ương luôn phải hỗ trợ; trong khi đó nguồn vốn để giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN cần là khá lớn. Ngoài ra, năng lực tài chính của chủ đầu tư hạ tầng chưa mạnh, khả năng huy động tài chính của Nhà đầu tư còn yếu. Nguồn nhân lực lao động trong KCN chủ yếu là nguồn nhân lực chất lượng thấp, thực hiện những công việc đòi hỏi tay nghề cao là ít, đồng thời một bộ phận ít được đào tạo về trình độ chưa đáp ứng kịp đòi hỏi của nhà đầu tư.

Kết luận chương 2

Trong chương này luận án đã làm rõ các vấn đề sau:

Luận án đã trình bày thực trạng quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn Phú Thọ bao gồm: các cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về KCN; chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý KCN tỉnh Phú Thọ; Về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách quản lý; Về công tác xúc tiến, thu hút đầu tư; Về thực tiễn công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động …

Dựa trên các số liệu thống kê khảo sát của tác giả đã chỉ rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của các KCN trên địa bàn Phú Thọ hiện nay. Ngoài các thành tựu đạt được như công tác quy hoạch, thu hút đầu tư, giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa tại chỗ”. Luận án đã đưa ra một số hạn chế của công tác quản lý nhà nước các KCN tại Phú Thọ bao gồm: Công tác quy hoạch các KCN trên địa bàn Phú Thọ còn chưa thực sự hợp lý; việc tạo lập môi trường và công tác xúc tiến thu hút đầu tư chưa đạt hiệu quả. Thu hút đầu tư còn mang tính dàn trải, thiếu định hướng. Chưa tập trung thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc …

Luận án đã đánh giá điểm mạnh điểm yếu của quản lý nhà nước đối với các KCN từ đó chỉ ra các nguyên nhân chủ quan, khách quan. Trên cơ sở đó, Luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tại Chương 3.

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

3.1 Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)