Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội để phát triển khu công nghiệp trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 46 - 49)

2.1 Khái quát quá trình phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội để phát triển khu côngnghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía bắc của Việt Nam, có vị trí trung tâm vùng và là cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội.Tỉnh Phú Thọ nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc), phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc,phía tây giáp thành phố Hà Nội, phía Nam giáp Tỉnh Hòa Bình,phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Phú Thọ cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách trung tâm thành phố Hà Nội 80km, cách cảng Hải Phòng 170km, cách cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu (Giữa Lào Cai - Việt Nam và Vân Nam - Trung Quốc) và cửa khẩu Thanh Thủy - Lạng Sơn 200km và là nơi hợp lưu của ba con sông lớn: Sông Hồng, sông Đà và sông Lô.

Vị trí địa lý đã tạo cho Phú Thọ có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng to lớn để sản xuất kinh doanh, giao lưu, phát triển kinh tế với cả trong và ngoài nước.

Phú Thọ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23°C, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700mm, độ ẩm trung bình năm khoảng 86%, có 2 tiểu vùng chủ yếu gồm:

Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của tỉnh,chủ yếu thuộc các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, phía Tây huyện Cẩm Khê....là vùng có nhiều

tiềm năng phát triển về lâm nghiệp, khai thác khoáng sản.

Tiểu vùng đồi gò thấp, xen kẽ đồng ruộng, dải đồng bằng ven các triền sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Đây là vùng thuận lợi cho việc trồng các loại cây nguyên liệu giấy,cây lương thực,cây công nghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả,thuận tiện cho việc phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, có tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp,công nghiệp phụ trợ,công nghiệp chế biến...

2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội Đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên 353,4ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 118,4 ha, đất rừng là 170,7 ha, đất nuôi trồng thủy sản là 7,9ha, còn lại là đất khác.Theo kết quả tổng điều tra đất trong diện tích đất tự nhiên của Tỉnh Phú Thọ, cơ cấu đất phi nông nghiệp tăng, chủ yếu tập trung vào đất chuyên dùng dành cho các hoạt động sản xuất của các KCN, xây dựng cơ sở hạ tầng…..Đất ở cũng có xu hướng tăng lên do sự gia tăng về dân số ngày càng lớn. [6]

Lao động và dân số

Hiện dân số của toàn tỉnh là 1,37 triệu người, trong đó dân số thành thị là 255 nghìn người chiếm khoảng 18.6% dân số và dân số nông thôn chiếm khoảng 82,4% dân số toàn tỉnh. Lực lượng lao động của tỉnh là 0,74 triệu người và mỗi năm được bổ sung thêm khoảng 5.000 lao động.Với chất lượng ngày càng được nâng cao đội ngũ dân số trẻ này là lực lượng lao động hùng hậu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa xã hội của tỉnh. [6]

Cơ sở hạ tầng

Hạ tầng giao thông: Mạng lưới giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy. Qua địa bàn tỉnh có 08 tuyến quốc lộ với 436,5km

đi qua(QL2,QL32,QL32B, QL32C, QL70...). Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường xuyên Á và đường Hồ Chí Minh đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện đi vào sử dụng. Có tổng số 43 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài là 736km. Về đường thủy: luồng thủy nội địa có 05 sông với tổng chiều dài 316,5km; có hệ thống cảng như: cảng Việt trì, cảng Yến Mao, cảng Bãi Bằng, cảng Thụy Vân. Phú Thọ còn có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 74,9km và 03 tuyến đường sắt chuyên dụng dài 16,4km; Năm 2016, hoàn thành và đưa vào sử dụng 07 cầu lớn, nâng tổng số cầu xây dựng theo quy hoạch lên 8/13 cầu. [13]

Hệ thống điện: tỉnh Phú Thọ được cấp điện từ ba nguồn điện chính (nguồn 220kV nhập khẩu từ Trung Quốc, nguồn 220kV từ hệ thống lưới điện miền Bắc và Thủy điện Thác Bà). Trên địa bàn hiện có 01 TBA 110kV, 28 TBA trung gian và 2.500 TBA phân phối; hệ thống đường dây tải điện đảm bảo tiêu chuẩn; hệ thống điện hoạt động tương đối ổn định, đủ điện để phục vụ sản xuất, kinh doanh; điện lưới quốc gia đã được đưa tới 98,2% xã trong tỉnh.[14]

Hệ thống cấp thoát nước: 70% dân số đã được dùng nước sạch đủ tiêu chuẩn vệ sinh. Thành phố, thị xã, thị trấn đã có nhà máy cung cấp nước sạch, tổng công suất trên 108.000 m3/ngày đêm, thỏa mãn nhu cầu cấp nước cho sản xuất và tiêu dùng.[29]

Hệ thống bưu chính viễn thông: Tất cả các dịch vụ bưu chính viễn thông với chất lượng cao đã được hòa mạng bưu chính viễn thông quốc gia, bảo đảm liên lạc suốt trên toàn quốc và quốc tế.

Hạ tầng thương mại - dịch vụ: cơ bản đáp ứng nhu cầu người dân và du khách thập phương. Hoàn thành, đưa vào khai thác một số dự án trọng điểm như Siêu thị Big C Việt Trì, Trung tâm thương mại Vincom Center, khu du lịch đảo Ngọc Xanh, công viên Văn Lang, quảng trường Hùng Vương, khách sạn tiêu chuẩn 5 sao Mường Thanh Việt Trì.[14]

Kinh tế

Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 5,87% (cao hơn cả nước đạt 5,82%); trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 7,25%, nông lâm nghiệp thủy sản tăng 5,09%, dịch vụ tăng 4,93%. Quy mô của nền kinh tees theo giá hiện hành đạt 40.400 tỷ đồng, tăng 84% (đứng đầu các tỉnh vùng Tây Bắc); GRDP bình quân đầu người đạt 29,5 triệu đồng, tăng 77,4% so với năm 2010, đứng thứ ba trong các tỉnh vùng Tây Bắc. Cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển theo hướng tiến bộ, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh; Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng 36,5%, dịch vụ 38%, nông lâm nghiệp 25,5%. Tốc độ thu ngân sách bình quân tăng 16%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng 19,9%/năm. [29]

Bảng 2.1: Cân đối thu - chi ngân sách tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012-2016

 Các chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016

Tổng thu ngân sách 5.083,9 5.391,5 5.294,5 5.436

Thu trên địa bàn

+ KT Trung ương 497,9 527,5 560,0 430 + KT Địa phương 1.393,9 1.372,4 1.556,9 1.701,5 + K/V Vốn FDI 97,1 152,3 134,8 185,9 + Thuế và lệ phí 1.135,6 1.303,1 1.559,6 1.562,4 + Thu khác 1.959,7 2.036,2 1.483,2 1.556,1 - Trợ cấp từ TƯ 11.020,5 12.345,7 13.112,1 12.333,2 Tổng chi ngân sách 10.154,6 10.361,4 10.565,2 11.475,1 Nguồn: [6]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)