3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Đề nghị Chính phủ:
- Chỉ đạo sửa đổi, bổ sung trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai nhằm phục vụ tốt hơn cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp với các trọng tâm: nới rộng mức hạn điền tạo điều kiện cho tích tụ, tập trung ruộng đất; Ban hành chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất;
- Căn cứ Luật Hợp tác xã năm 2012, ban hành Nghị định riêng của Chính phủ về Hợp tác xã trong nông nghiệp;
- Đến năm 2020 sẽ hết thời hạn áp dụng các chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã,...Do vậy, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành liên quan rà soát bổ sung hoặc ban hành mới các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp để áp dụng cho giai đoạn sau năm 2020.
- Sớm sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương làm cơ sở cho việc tổ chức sắp xếp thu gọn đầu mối đối với tổ chức bộ máy của ngành nông nghiệp trong cả nước, nhằm áp dụng thống nhất và bảo đảm tính thông suốt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành từ trung ương đến địa phương.
3.3.2. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi
- Trong năm 2020 chỉ đạo việc đánh giá, tổng kết kết quả thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2015 - 2020 và cho chủ trương xây dựng Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2030 để tập trung triển khai thực hiện sau năm 2020.
- Trên cơ sở tổng kết Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2015 – 2020, chỉ đạo làm rõ những kết quả đạt được và nguyên nhân, những hạn chế và nguyên nhân, xác định rõ những vấn đề đặt ra cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở giai đoạn tới.
- Chỉ đạo thực hiện rà soát các quy hoạch, chính sách đối với ngành nông nghiệp đang còn hiệu lực để điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành mới để thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn sau năm 2020.
3.3.3. Kiến nghị với Ngành Nông nghiệp Quảng Ngãi
- Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, trong đó nội dung tái cơ cấu cần làm rõ và xoay quanh 3 trụ cột là: (i) Cắt giảm chi phí sản xuất (ii) Ứng dụng công nghệ cao (iii) Sản xuất theo chuỗi giá trị.
Trên cơ sở đó xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện có hiệu quả 3 trụ cột quan trong nêu trên.
- Phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc xây dựng Đề án (hoặc kế hoạch) của UBND các huyện, thành phố bảo đảm sự thống nhất trong việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của cả tỉnh đúng mục tiêu. Tiểu kết chương 3
Chương 3 trình bày những nội dung cơ bản về quan điểm, mục tiêu, định hướng về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trên cơ sở đó, tác giả đã làm rõ các giải pháp quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, bao gồm các giải pháp: Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Giải pháp về xây dựng và thực hiện hệ thống các chính sách phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Giải pháp về nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đầu tư công, thu hút đầu tư tư nhân; Công tác cải cách thể chế; Phát triển thị trường tiêu thụ nông sản; Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Công tác cải cách hành chính, cải thiện
môi trường đầu tư kinh doanh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp được triển khai đồng bộ; Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của nhà nước đối với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Chương 3 còn giành phần quan trọng để kiến nghị với Chính phủ, kiến nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về một số nội dung nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
KẾT LUẬN
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tập trung làm rõ những vấn đề sau: - Hệ thống hóa, bổ sung một số vấn đề lý luận đối với quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp và quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Đánh giá thực trạng tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn 2010 – 2018, qua đó phân tích làm rõ những kết quả đạt được và nguyên nhân, những hạn chế và nguyên nhân, những vấn đề đặt ra cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp và quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho giai đoạn tiếp theo.
- Đề xuất các quan điểm, mục tiêu, định hướng về tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 và đặc biệt là đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho giai đoạn tới. Qua đó, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Ngãi và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm thúc đẩy nhanh hơn quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ở giai đoạn sau./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chỉ đạo Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi (2015), Báo cáo về tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2011- 2015, Quảng Ngãi.
2. Ban tư tưởng- văn hoá Trung ương (2007), Việt Nam – WTO những cam kết liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Chương trình và kế hoạch hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
4. Đỗ Kim Chung, Kim Thị Dung (2013), "Nông nghiệp Việt Nam: Những thách thức và một số định hướng cho phát triển bền vững", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 196.
5. Cục Thống kê Quảng Ngãi (2013), Niên giám thống kê 2012.
6. Cục Thống kê Quảng Ngãi (2014), Niên giám thống kê 2013.
7. Cục Thống kê Quảng Ngãi (2015), Niêm giám thống kê 2014.
8. Nguyễn Tiến Dũng (2002), Đổi mới hoàn thiện một số chính sách nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
9. Đảng Bộ tỉnh Quảng Ngãi, Văn kiện Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII, Nxb Quảng Ngãi, 2015.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hội nghị Trung ương 7 Khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng trung ương Đảng, Hà Nội, 2016.
14. Nguyễn Điền, Bùi Huy Đáp,(1998), Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Trần Hữu Hiệp (2015), "Tái cơ cấu nông nghiệp – nhìn từ vựa lúa quốc gia", Tạp chí Cộng sản, số 98.
16. Nguyễn Huân (2014), "Xứ Thanh tái cơ cấu nông nghiệp", đăng trên http://nongnghiep.vn/xu-thanh-tai-co-cau-nong-nghiep-
post127689.html
17. Hồ Văn Hoành (2015), "Tái cơ cấu nông nghiệp: 5 vấn đề cần chú ý",
http://www.bacninhbusiness.gov.vn/Index.aspx?new=356&item=19 &ba=19&tai-co-cau-nong-nghiep--5-van-de-chu-y.html.
18. Phạm Hữu Hùng (2012), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực miền núi Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị, Hà Nội.
19. Vương Đình Huệ (2013), "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở nước ta hiện nay", Tạp chí Cộng sản, số 854
20. Nguyễn Thị Lan Hương (2007), "Phân tích tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 10.
21. Đỗ Hương (2014), "Các giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp" http://baodientu.chinhphu.vn/Bai-toan-tai-co-cau-nong- nghiep/Cac-giai-phap-day-manh-tai-co-cau-nong-
nghiep/199477.vgp
ngành nông nghiệp Việt Nam", Thông tin phục vụ lãnh đạo, số 8. 23. Phạm Thị Khanh (2010), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát
triển bền vững ở Việt nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Vũ Ngọc Kỳ (1996), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Yên Bái trong quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
25. Đào Ngọc Lâm (2005) "Cơ cấu ngành kinh tế: mục tiêu, tiến độ và cảnh báo", Tạp chí cộng sản, số 16.
26. Lênin, Toàn tập, tập 34, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006.
27. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993.
28. C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 26, phần 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995
29. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. 30. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. 31. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. 32. Vũ Văn Nam (2009), Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, Nxb
Thời đại, Hà Nội.
33. Nguyễn Thiện Nhân (2015) "Cần đột phá trước và sau nông dân trong chuỗi sản xuất nông nghiệp", http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Can-dot- pha-khau-truoc-va-sau-nong-dan-trong-chuoi-san-xuat-nong-
nghiep/201437.vgp
34. Lê Dụ Phong (2012), "Tăng đầu tư cho nông nghiệp – Giải pháp bảo đảm cho khu vực kinh tế này thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá",Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 182.
35. Vũ Văn Phúc (2012), Xây dựng nông thôn mới- Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Nguyễn Thị Tố Quyên (2012), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011- 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Đặng Kim Sơn (2011), "Tái cơ cấu đầu tư công trong nông nghiệp trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam", Bài tham luận tại hội thảo tái cơ cấu đầu tư công, Huế 2011.
38. Đặng Kim Sơn (2012), Tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng giá trị tăng cao, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Lê Đình Sơn (2014), "Phát triển nông nghiệp sạch và thân thiện với môi trường ở nước ta hiện nay", Tạp chí bảo vệ môi trường, số 11.
40. Nguyễn Công Tạn (2002), "Vài nét suy nghĩ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở nước ta", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,10.
41. Bùi Tất Thắng (2009), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam- Thông tin chung, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
42. Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Nghị quyết số 16- NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh ngày 20 tháng 4 năm 2015, về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.
43. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 124/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 02 năm 2012 về quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.
44. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định 176/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 01 năm 2013 về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 200.
45. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 899/QĐ –TTg, ngày 10 tháng 06 năm 2013 về phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
46. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 62/QĐ- TTg, ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đống mẫu lớn. 47. Thủ tướng Chính phủ (2013), Nghị quyết số 210/ NĐ-TTg ngày 19/12/2013
về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
48. Nguyễn Ngọc Toàn, Bùi Văn Huyền (2013), Tái cấu trúc kinh tế Việt Nam nhìn từ cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Nguyễn Trần Trọng (2011), "Phát triển nông nghiệp Việt nam trong nền kinh tế thị trường hội nhập giai đoạn 2011 – 2020", Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế,
số 395.
50. Trung tâm thông tin tư liệu- số 3/2013, Thông tin chuyê đề: Tái cơ cấu kinh tế: một năm nhìn lại,Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) xuất bản.
51. Nguyễn Kế Tuấn (2014), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn Việt Nam- con đường và bước đi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2006), Quyết định số 1832/QĐ-UBND ngày 03/7/2006 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020.
53. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2007), Quyết định số 1190/QĐ- UBND ngày 23 tháng 4 năm 207, về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông
nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
54. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2008), Quyết định số 980/QĐ- UBND ngày 17 tháng 4 năm 2008, về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. 55. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2011), Quyết định số 630/QĐ- UBND ngày 03
tháng 3 năm 2011, về Phê duyệt Quy hoạch phát triển chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020.
56. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2011), Quyết định số 902/QĐ- UBND ngày 24 tháng 3 năm 2011, về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020.
57. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2011), Quyết định số 4152/QĐ- UBND ngày 13 tháng 12 năm 2011, về Phê duyệt Quy hoạch phát triển các vùng rau an toàn tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
58. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2014), Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
59. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2014), Đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
60. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2014), Quyết định số 4292/QĐ- UBND, ngày 05/12/2014, về phê duyệt Đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
61. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2014), Nghị quyết số 113/2014 NQ – HĐND ngày 31/12/2014 V/v điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
tháng 4 năm 2015, về thực hiện đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
63. UBND tỉnh Quảng Ngãi (2015), Cơ chế, chính sách khuyến khích thực