2.1. Điều kiện tự nhiê n kinh tế xã hội ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành nông
2.1.2. Điều kiện kinh tế văn hóa và xã hội:
- Trình độ về phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi: Về Tốc độ tăng trưởng ngành: Trong giai đoạn 2010 - 2018, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) tăng bình quân 2,4%/năm.Trong đó, trồng trọt tăng 1,9%/năm, chăn nuôi tăng 2,8%/năm. Nhìn chung, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2018 có sự tăng trưởng khá ổn định nhưng chậm so với mức bình quân chung của cả nước và so với các tỉnh trong khu vực (cả nước tăng 2,55%, Bình Định tăng 2,9% và Quảng Nam tăng 2,7%).
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Năm 2018, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 54,9%, lâm nghiệp chiếm 6,7% và thủy sản chiếm 38,4% trong cơ cấu kinh tế của ngành. So với năm 2010, tỷ trọng nông nghiệp giảm 3,6%, lâm nghiệp tăng 3,4% và thủy sản tăng 0,2%.
Trong nội bộ ngành nông nghiệp, năm 2018 tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm 62,4%, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 37,6%. So với năm 2010, tỷ
trọng ngành trồng trọt tăng 3% (65,4%), tỷ trọng ngành chăn nuôi giảm tương ứng là 3% (34,6%).
Do vậy, trong gần 10 năm qua (2010 – 2018), ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi không có sự chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành trồng trọt tăng trong khi đó tỷ trọng ngành chăn nuôi lại giảm. Nguyên nhân là ngành chăn nuôi chậm phát triển, trong đó chăn nuôi lợn có sự sụt giảm, sản lượng thịt hơi xuất chuồng giảm thấp trong thời gian gần đây.
Kết quả thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp 5 năm qua (2013 - 2018)
* Tái cơ cấu ngành trồng trọt:
- Đổi mới và cải tạo giống cây trồng: Đã tuyển chọn được một số bộ giống tốt đưa vào sản xuất, cụ thể như: các giống ngô lai CP333, CP3Q,… các giống lúa có thời gian sinh trưởng trung, ngắn ngày có năng suất cao, chất lượng tốt như các giống: DT45, Thiên Ưu 8, VTNA2, Hà Phát 3, Bắc Thịnh, ĐH815-6, MT10… cho năng suất 60-70 tạ/ha. Nhờ đưa những giống mới, áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến nên năng suất các loại cây trồng tăng lên đáng kể, điển hình như: năng suất lúa từ 55,1 tạ/ha (năm 2013) tăng lên 58,1 tạ/ha (năm 2017); năng suất ngô từ 53 tạ/ha (năm 2013) tăng lên 57,3 tạ/ha (năm 2017) và nhiều cây trồng khác đều có năng suất tăng rõ rệt.
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật để thâm canh, tăng năng suất cây trồng: Các địa phương đã áp dụng rộng rãi chương trình sản xuất “1 phải, 5 giảm”, “ba giảm, ba tăng”, IPM, ICM trong sản xuất lúa; sử dụng tấm bạc nilon để trồng dưa hấu; sử dụng phân hữu cơ, thuốc BVTV và các chế phẩm hóa sinh học trong sản xuất cây rau thực phẩm nhằm tăng năng suất cây trồng.
- Tình hình sản xuất rau an toàn, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao:
+ Về sản xuất rau an toàn: Hiện nay, có 02 dự án sản xuất rau an toàn đã đi vào hoạt động là Dự án QNASAFE tại huyện Tư Nghĩa với diện tích 04 ha, dự án Minh Đức tại xã Đức Chánh - huyện Mộ Đức với diện tích 4,09 ha.
Các dự án đang xây dựng: Công ty TNHH MTV Thành Văn với quy mô diện tích 5,1 ha tại huyện Trà Bồng, Công ty Thiên Sơn với quy mô 4,5 ha tại huyện Tư Nghĩa.
Ngoài ra, còn có 7 xã của huyện Mộ Đức đã triển khai ký cam kết thực hiện sản xuất 113,5 ha diện tích rau, củ, quả đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ theo Thông tư số 51/2014/TT- BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ ban đầu.
+ Sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao: Có 02 Doanh nghiệp sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP gồm: Công ty TNHH Khoa học và Công nghệ Nông Tín sản xuất khoảng 30 ha lúa, Công ty TNHH Nông lâm nghiệp TBT sản xuất 51 ha lúa.
Ngoài ra, còn có các doanh nghiệp đang triển khai thực hiện: Dự án chuỗi nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao OFB Mộ Đức với quy mô 20,91 ha; Dự án trồng rau, củ quả ứng dụng công nghệ cao tại xã Đức Minh với quy mô 39,24 ha; Dự án đầu tư vùng sản xuất rau, củ, quả và dược liệu công nghệ cao ở thị trấn Mộ Đức với quy mô 11,3 ha; Dự án phát triển vùng trồng măng tây ở xã Đức Chánh với quy mô 10,6ha.
+ Về sản xuất giống theo công nghệ nuôi cấy mô: Trung tâm Giống tỉnh bước đầu đã sản xuất trên 100.000 cây keo lai, trên 6.000 cây hoa, 100.000 cây hoa cúc theo công nghệ nuôi cấy mô; Công ty TNHH Khoa học và Công nghệ Nông Tín hằng năm sản xuất khoảng 500.000 cây keo lai và
sản xuất thử một số cây đặc sản có giá trị kinh tế cao như Quế Trà Bồng, Huỳnh đàn đỏ.
Trong năm 2018, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã tổ chức Hội nghị “Phổ biến tuyên truyền nâng cao nhận thức về sản xuất nông sản sạch, nông sản hữu cơ tỉnh Quảng Ngãi”. Qua đó, đã nâng cao nhận thức và định hướng cho người làm công tác quản lý, khoa học và sản xuất nông sản sạch, nông sản hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng cánh đồng lớn: Năm 2018, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai xây dựng được 103 cánh đồng lớn trong sản xuất lúa và mía với tổng diện tích là 2.008,9 ha, tăng 1.613,9 ha so với năm 2015. Năng suất bình quân ước đạt 67,7 tạ/ha đối với lúa, 668,9 tạ/ha đối với mía.
Trong vụ Đông Xuân 2018 - 2019, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã đăng ký xây dựng 51 cánh đồng lớn với tổng diện tích khoảng 983 ha, chủ yếu là sản xuất lúa.
- Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả: Năm 2018, trên địa bàn tỉnh đã chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng hàng năm khác với diện tích 770,52 ha. Địa phương có diện tích chuyển đổi nhiều nhất là Bình Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ, Sơn Tịnh.
- Dồn điền đổi thửa: Từ năm 2015 - 2018, toàn tỉnh đã dồn điền đổi thửa được 6.476 ha, ngân sách tỉnh hỗ trợ 56.855,5 triệu đồng. Sau khi dồn điền đổi thửa, số thửa/hộ giảm từ 3-4 thửa/hộ xuống còn 1-2 thửa/hộ với diện tích tối thiểu là 1.000m2/thửa, rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông và thủy lợi nội đồng, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản hàng hóa, hiệu quả kinh tế tăng lên rõ rệt (ước tăng trên 30% so với trước khi dồn điền đổi thửa).
- Giá trị sau thu hoạch trên 1 ha đất canh tác: Giá trị sản phẩm bình quân 01 ha đất canh tác cây hàng năm năm 2018 ước đạt 75,6 triệu đồng/ha,
tăng 3,9 triệu đồng/ha so với năm 2015. Trong năm 2018, các địa phương đã thực hiện các mô hình luân canh, xen canh với tổng diện tích khoảng 1.500 ha đạt hiệu quả cao.
- Kết quả sản xuất một số cây trồng chính: Hầu hết các loại cây trồng chính như: Lúa, ngô, lạc, rau đậu thực phẩm … đến cuối năm 2018 đều đạt xấp xỉ chỉ tiêu Đề án đề ra. Riêng cây mía đạt thấp do tính hiệu quả không cao nên nông dân chuyển một số diện tích sang cây trồng khác.
* Tái cơ cấu ngành chăn nuôi
- Phát triển đàn gia súc, gia cầm: Đàn gia súc, gia cầm tại thời điểm tháng 10/2018: đàn trâu 70.179 con, đàn bò 277.797 con, tỷ lệ bò lai chiếm 70,6%, đàn heo 401.860 con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 79.234 tấn. So với Đề án, đàn trâu tăng 8,8%, đàn bò giảm 13,2%, tỷ lệ bò lai tăng 8,6%, đàn heo giảm 10,7%. So với năm 2010, đàn trâu tăng 5,8%, đàn bò giảm 0,4%, tỷ lệ bò lai tăng 16,7%, đàn heo giảm 12,2%, cụ thể như sau:
+ Phát triển đàn bò: Thực hiện dự án Cải tiến nâng cao chất lượng giống bò thịt,đã phối giống bò cái có chửa đạt > 80% cao hơn so với phương án được phê duyệt (62,5%), bê lai tạo ra có trọng lượng sơ sinh và tầm vóc tăng 20-35%; lợi nhuận tăng 1,5-2 lần so với nuôi giống bò nội và từng bước chủ động nguồn thức ăn xanh.
+ Phát triển đàn trâu: Thực hiện Kế hoạch Cải tạo và phát triển đàn trâu theo hướng thịt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2016-2020, trong 03 năm 2016-2018 đã thực hiện cấp trâu đực giống cho các huyện Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà là 130 con (trọng lượng bình quân 330 kg/con); hỗ trợ xây dựng 130 mô hình trồng cỏ, 130 cây rơm, 130 chuồng nuôi trâu đực giống.
Trong năm 2018, thực hiện Dự án Ứng dụng khoa học công nghệ cải tạo đàn trâu địa phương bằng phương pháp Thụ tinh nhân tạo với giống trâu Murrah nhằm từng bước áp dụng giải pháp kỹ thuật thụ tinh nhân tạo để nâng
cao tầm vóc và chất lượng đàn trâu, phát triển đàn trâu trong tỉnh với số vốn từ Ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ, thực hiện trong thời gian 03 năm (2018-2020).
+ Phát triển đàn gia cầm: đàn gia cầm đã phát triển tăng số lượng, năng suất và đa dạng về chủng loại. Đẩy mạnh phát triển nuôi gà trang trại liên kết với các Công ty đảm bảo đầu ra ổn định. Số lượng hộ nuôi gà gia công cho các công ty lớn như công ty Cổ phần CP ngày càng tăng với số lượng lớn
(hiện có khoảng 10 cơ sở nuôi với số lượng khoảng 250.000 con). Trong năm 2018, Chương trình Khuyến nông Quốc gia đã đầu tư hỗ trợ 6.500 con vịt cho các hộ nuôi ở các xã vùng ven biển thành phố Quảng Ngãi và 500 con vịt Đại Xuyên cho huyện Lý Sơn. Các mô hình này được đánh giá có hiệu quả tốt.
- Kiểm soát giết mổ: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 441 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó có 02 cơ sở giết mổ tập trung có đăng ký kinh doanh và 439 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không có đăng ký kinh doanh. Các cơ sở giết mổ này đều được cơ quan thú y kiểm soát giết mổ thường xuyên, đúng quy định.
- Công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh: Nhờ tăng cường công tác phòng, chống nên các bệnh nguy hiểm ở vật nuôi như cúm gia cầm, lở mồm long móng... đã được kiểm soát, dập tắt kịp thời; đặc biệt, bệnh tai xanh ở lợn đã được khống chế hoàn toàn, kể từ năm 2015 đến nay trên địa bàn tỉnh không có ổ dịch tai xanh nào xảy ra.
- Lưu giữ, bảo tồn và phát triển các giống địa phương có nguồn gen quý hiếm như lợn Kiềng Sắt, gà Hre, bò vàng theo Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam (theo Thông tư 01/2018/TT- BNNPTNT ngày 16/01/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT), trong tháng 11/2018, Viện Chăn nuôi phối hợp với Chi cục đã có Đoàn công tác khảo sát đánh giá về chất lượng giống bản địa là lợn Kiềng sắt và gà Hre tại Quảng
Ngãi. Đến nay, Viện Chăn nuôi đã ký Hợp đồng với Trung tâm ứng dụng và Dịch vụ Khoa học – Công nghệ bảo tồn nguồn gen heo bản địa Kiềng Sắt và Doanh nghiệp tư nhân Xí nghiệp cây trồng Hoàng Khánh, Ba Vinh bảo tồn nguồn gen gà H’re.
Với kết quả phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi trong gần 10 năm qua và kết quả thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong 5 năm 2013 - 2018 cho thấy các hạn chế lớn sau đây:
+ Giá trị sản xuất trên 1ha canh tác đạt quá thấp, chỉ 75,6 triệu đồng/ha. Trong khi các tỉnh lân cận như Bình Định, Quảng Nam đã đạt trên 100 triệu đồng/ha, tỉnh Thái Bình đạt 133 triệu đồng/ha, thành phố Hồ Chí Minh đạt 502 triệu đồng/ha;
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành không đạt kết quả, ngành chăn nuôi giảm sút, đi ngược lại với xu thế chung về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp cả nước;
+ Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đạt kết quả thấp, ba trụ cột về nội dung tái cơ cấu ngành nông nghiệp là cắt giảm chi phí sản xuất, ứng dụng công nghệ cao và sản xuất theo chuỗi giá trị chưa có sự chuyển biến.
- Dân số và lao động nông nghiệp;
* Về dân số: Năm 2018, dân số toàn tỉnh có 1.272.827 người, mật độ dân số bình quân 242 người/km2. Mật độ dân cư phân bố không đều trên các vùng thành thị - nông thôn và đồng bằng - miền núi - hải đảo. Bình quân đồng bằng 538 người/km2, vùng núi 67 người/km2, hải đảo 1.857 người/km2.
Người kinh chiếm 84,7%, đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 15,3% dân số toàn tỉnh. Phần lớn người Kinh sinh sống ở vùng đồng bằng, thành phố và trung tâm các huyện lỵ ở các miền núi. Đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa với 3 tộc người chủ yếu là H’re, Co và Ca Dong. Ngoài ra còn có một số dân tộc khác như: Xa Rá, Tày, Ba
Kô, Mường, Êđê, Thái, Mnông ...
Như vậy, có thể thấy cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi khá đa dạng với nhiều dân tộc khác nhau, có trình độ dân trí khác nhau ảnh hưởng đến cách nghĩ, cách làm trong sinh hoạt và sản xuất và có sự chênh lệch về mức thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần các dân tộc thiểu số, trong đó, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi còn rất khó khăn mà trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần đặc biệt quan tâm.
* Nguồn nhân lực: cuối năm 2018, lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân là 810.000 người, chiếm 63,6% dân số của tỉnh. Hàng năm tạo việc làm mới cho khoảng 40 ngàn lao động, trong đó lao động nữ có khoảng 50%. Về cơ cấu lao động, lao động trong nông nghiệp chiếm khoảng 42%, Công nghiệp - xây dựng 31% và Dịch vụ khoảng 27%.
Năm 2018, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 17,49%, trong đó khu vực thành thị đạt 33,06%; khu vực nông thôn đạt 15,12%. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi là 2,02%, trong đó khu vực thành thị 3,49%; khu vực nông thôn 1,79%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi là 1,42%, trong đó khu vực thành thị 1,07%; khu vực nông thôn 1,47%.
- Xã hội
+ Đời sống dân cư: Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người một tháng chung của toàn tỉnh theo giá hiện hành đạt 2,8 triệu đồng, trong đó khu vực thành thị đạt 4,54 triệu đồng, khu vực nông thôn đạt 2,46 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh năm 2018 tăng 30,2% so với năm 2016, trong đó khu vực thành thị tăng 38,1%, khu vực nông thôn tăng 27,6%. Đây là mức tăng tương đối cao so với bình quân cả nước (cả nước tăng bình quân chỉ đạt 10%/năm).
+ Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều đã giảm từ 11,16% năm 2017 xuống còn 9,39% năm 2018, trong đó thành thị giảm từ 4,59% xuống còn 3,43% và nông thôn giảm từ 12,26% xuống còn 10,39%, khu vực miền núi giảm từ 36,97% xuống còn 31,44% và đồng bằng giảm từ 5,68% xuống còn 4,69%.
Năm 2018, toàn tỉnh có 5 huyện nghèo đang thụ hưởng theo Nghị quyết 30a của Chính phủ (huyện Sơn Hà được Thủ tướng Chính phủ công nhận thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2018), có 19 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016 – 2020, có 50 xã đặc biệt khó khăn và 47 thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc miền núi đang được hỗ trợ từ Chương trình 135.
Các lĩnh vực khác như y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, tạo việc làm, văn hóa, thể dục thể thao tiếp tục đạt được những kết quả đáng ghi nhận.