Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 63 - 66)

1.4. Kinh nghiệ mở một số địa phương về Quản lý Nhà nước về tái cơ cấu

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ngãi

Qua thực trạng, nguyên nhân và giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của hai tỉnh lâm cận là Bình Định và Quảng Nam có thể rút ra một số kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi như sau:

- Để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp đạt được mục tiêu là nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cần phải tập trung cho 3 nội dung mang tính trụ cột là:

+ Thực hiện cắt giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp: Giải pháp cơ bản để cắt giảm chi phí sản xuất là: (i) Hạn chế việc lạm dụng các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như vật tư (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống…), đất đai, nguồn nước; (ii) Phát huy lợi thế kinh tế theo quy mô bằng giải pháp nâng quy mô kinh tế hộ thông qua tích tụ, tập trung ruộng đất và tổ chức lại sản xuất trên cơ sở phát huy lợi thế của hợp tác xã.

Chỉ có cắt giảm chi phí sản xuất mới nâng cao được năng lực cạnh tranh của nông sản, nhất là trong thời kỳ hội nhập, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

+ Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp: Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng Viet Gap, Global Gap, nông nghiệp sạch, nông

nghiệp hữu cơ. Ứng dụng công nghệ cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu; Ứng dụng công nghệ cao cũng chính là giải pháp để cắt giảm chi phí trong sản xuất nông nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các chuỗi giá trị nông sản.

+ Sản xuất theo chuỗi giá trị: Sản xuất theo chuỗi là xu hướng tất yếu đối với sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay và cả trong tương lai. Chỉ có sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản mới gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản. Đây là nội dung cơ bản có tính chất sống còn của ngành nông nghiệp và chỉ có sản xuất theo chuỗi giá trị thì tái cơ cấu ngành nông nghiệp mới đạt được mục tiêu.

Ba nội dung cơ bản trên có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại và hỗ trợ với nhau. Do vậy phải thực hiện đồng bộ cả ba nội dung trên trong quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Trên cơ sở xác định ba trụ cột trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp như đã nêu trên, các nội dung quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp như: hệ thống pháp luật; công tác quy hoạch, kế hoạch; chính sách; tổ chức bộ máy ngành nông nghiệp… đều phải nhằm vào mục đích để hỗ trợ ngành nông nghiệp thực hiện có hiệu quả ba nội dung: Cắt giảm chi phí sản xuất, ứng dụng công nghệ cao và sản xuất theo chuỗi giá trị.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 trình bày những nội dung cơ bản lý luận quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo đó, tác giả đã làm rõ những nội dung như: Khái niệm về nông nghiệp theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp nhằm làm rõ hơn về phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của Đề tài; Khái niệm về tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Khái niệm quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Nội dung quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Các yếu tố tác động đến tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Kinh nghiệm của hai tỉnh lân cận là Bình Định và Quảng Nam là hai địa phương có điều kiện về tự nhiện – kinh tế - xã hội tương đồng với Quảng Ngãi trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp; qua đó rút ra bài học về tái cơ cấu ngành nông nghiệp và quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nhiệp cho tỉnh Quảng Ngãi.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)