Thực trạng bộ máy quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 94 - 96)

2.2. Phân tích thực trạng Quản lý Nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp

2.2.8. Thực trạng bộ máy quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp

nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Năm 2015, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Sở Nội vụ triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT- BNV Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, bảo đảm công tác chỉ đạo, điều hành từ Trung ương đến địa phương được thông suốt, hiệu quả. Việc làm này không những giúp hệ thống quản lý ngành được tổ chức có hệ thống, thống nhất giữa các địa phương mà còn giảm được 34 tổ chức hành chính, sự nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, gồm 24 trạm, 10 Ban Quản lý dự án.

Về tinh giản biên chế, trong hai năm 2016, 2017, các đơn vị thuộc Bộ đã tinh giản 134 công chức, viên chức. Riêng công chức hành chính từ năm 2015 đến nay mỗi năm tinh giản 1,5%.

Bộ máy tổ chức được sắp xếp lại nhưng vẫn đủ đầu mối để thực hiện các nhiệm vụ được giao; mô hình quản lý đa ngành, đa lĩnh vực tạo nên sự gắn kết chặt chẽ hơn trong việc tập trung hoặc chia sẻ nguồn lực (khi cần

thiết) góp phần thực hiện nhiệm vụ sản xuất; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu hiệu quả hơn. Với cơ cấu tổ chức của Sở vừa được kiện toàn đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường năng lực chỉ đạo, điều hành, góp phần thúc đẩy sản xuất của ngành có bước tăng trưởng trong điều kiện khó khăn bất thường về thời tiết, thiên tai, thị trường.

Tuy nhiên, thực trạng bộ máy quản lý nhà nước ngành nông nghiệp ở tỉnh sau khi củng cố và kiện toàn vẫn còn một số bất cập sau: Thứ nhất, chưa phân định rõ lĩnh vực, phạm vi quản lý, trách nhiệm quyền hạn và cơ chế phối hợp của các Sở để thực thi đầy đủ, hiệu lực, hiệu quả trách nhiệm quản lý nhà nước đối với một số nhiệm vụ như quản lý nhà nước về thủy lợi liên quan đến quản lý nhà nước về tài nguyên nước (của Sở Tài nguyên và Môi trường); quản lý nhà nước về phát triển thị trường nông sản liên quan đến quản lý nhà nước về thương mại, thị trường (của Sở Công Thương); quản lý nhà nước về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản (của Sở Y tế)... Thứ hai, về tổ chức ngành địa phương: Sau khi giao các Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trạm Chăn nuôi và Thú y về cho huyện quản lý và thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện theo hướng tinh gọn, thống nhất giữa các địa phương đã có những chệch choạch trong công tác quản lý ngành, nhất là khâu phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và quản lý dịch bệnh trong chăn nuôi. Thứ ba, bộ máy về quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp xã chưa được quy định (tổ chức và hoạt động, chế độ chính sách đối với đội ngũ nhân viên kỹ thuật cấp xã) để có cơ sở pháp lý cho các địa phương kiện toàn tổ chức, củng cố, tăng cường năng lực của đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên cấp xã.

Quản lý, giám sát chặt chẽ biên chế của các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên; rà soát, cắt giảm biên chế chưa sử dụng hết tại các đơn vị. Ðến năm 2021, tinh

giản ít nhất 10% biên chế sự nghiệp được giao so với năm 2015, đồng thời thực hiện cơ chế tự chủ, xã hội hóa, thay thế nguồn trả lương từ ngân sách nhà nước bằng nguồn thu sự nghiệp (chuyển dần biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước sang hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp) nhằm tăng cường tính tự chủ. Tạo điều kiện cho các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ dịch vụ công phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ và cung ứng tốt hơn các dịch vụ cơ bản thiết yếu cho người dân và cho xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ngãi (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)