.Do tính chất xã hội hóa hoạt động văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 30 - 34)

Nếu trên lĩnh vực kinh tế - nền tảng vật chất – vai trò quản lý của Nhà nước vận hành điều tiết theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì trên lĩnh vực văn hóa – nền tảng tinh thần – có sự khác biệt. Ở đây không có sự phân chia quyền lợi văn hóa giữa Nhà nước và công dân cũng không có sự đa dạng hóa về hình thức sở hữu các giá trị văn hóa. Nhưng việc sản xuất, bảo quản, lưu thông và tiêu dùng các sản phẩm văn hóa lại không nhất thiết và không thể bao cấp nhà nước hoàn toàn tuyệt đối.

Do vậy, Đảng ta chủ trương phát triển các hình thức hoạt động văn hóa nghệ thuật của nhà nước, tập thể và cá nhân. Điều này cũng chính là phải thực hiện xã hội hóa hoạt động văn hóa, văn nghệ của Nhà nước, tập thể và cá nhân. Đó chính là phải thực hiện xã hội hóa hoạt động văn hóa, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để cùng tham gia vào quá trình sáng tạo văn hóa và tổ chức hoạt động văn hóa.

Đảng lãnh đạo thông qua chủ trương, đường lối, nghị quyết. Vai trò của nhà nước là quản lý và điều hành xã hội theo Hiến pháp, pháp luật. Hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa phải đi đôi với việc nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý của bộ máy Nhà nước. Quá trình này, phải tạo điều kiện và phát huy cho được các lực lượng xã hội, các thành phần kinh tế tham gia hoạt động văn hóa, tạo điều kiện tốt nhất cho các chủ thể văn hóa sáng tạo, đồng thời vấn đề quan trọng là phải tổ chức và quản lý các loại hình hoạt động dịch vụ văn hóa.

Một trong những tư tưởng chủ đạo của Đảng để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cao cả đó là: “Văn hóa văn nghệ là sự nghiệp của toàn xã hội”. Phát triển các hoạt động văn hóa văn nghệ của Nhà nước, tập thể và cá nhân theo đường lối của Đảng và sự quản lý của Nhà nước (Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII).

1.2.4.Do dịch vụ văn hóa cũng mang tính kinh doanh, vì lợi nhuận nên dễ cạnh tranh không lành mạnh.

Nhìn nhận hoạt động văn hóa như một hệ thống tổ chức sản xuất tinh thần, đòi hỏi và cho phép vận dụng một cách khoa học các biện pháp quản lý vào trong lĩnh vực này, nhằm tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước không chỉ trong việc khắc phục tình trạng hành chính hóa các tổ chức văn hóa, mà còn khắc phục hữu hiệu tình trạng thương mại hóa các hoạt động văn hóa.

Hoạt động nghệ thuật chẳng hạn, khi mà một số người có tiền đứng ra làm “đầu nậu”, sẽ đưa các sản phẩm sân khấu, điện ảnh, ca nhạc chạy theo thị hiếu tầm thường, hạ thấp giá trị nghệ thuật; những cá nhân kinh doanh dịch vụ văn hóa karaoke, internet, khiêu vũ, băng đĩa hình,….nếu chạy theo đồng tiền sẽ tác động làm ảnh hưởng đến nhân cách, lối sống của một bộ phận người dân trong xã hội; hoặc một số trường hợp kinh doanh dịch vụ, lợi dụng các di tích lịch sử, di tích văn hóa, thắng cảnh thành nơi buôn bán trục lợi cá nhân, bất chấp lợi ích cộng đồng, sẽ dẫn đến hạ thấp tầm giá trị của di tích đó.

Không thể biến toàn bộ hoạt động văn hóa thành chuyện kinh doanh chạy theo lợi nhuận, lời lỗ. Điều này, không đồng nghĩa với việc triệt tiêu hoàn toàn

tính chất thương mại trong lĩnh vực hoạt động văn hóa, nơi tồn tại đa thành phần (nhà nước, tập thể, cá nhân), nơi tồn tại quy luật cung cầu, sự thống nhất định hướng giá trị văn hóa không phải là sự đồng nhất để mọi người cùng ở chung một phòng, ngồi chung một bàn với những sản phẩm vật chất, tinh thần như nhau. Đã nói đến cung cầu là nói đến cạnh tranh thị trường và tác động của quy luật giá trị, nói đến sản xuất là nói đến hoạch định kinh tế. Đây là những vấn đề kinh tế học trong văn hóa, không chỉ có ý nghĩa to lớn trong nghiên cứu lý luận, mà còn có giá trị thiết thực cấp bách trong tổ chức hoạt động thực tiễn.

Nắm vững và vận dụng sáng tạo khoa học quản lý là điều kiện thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng, xây dựng có trọng điểm cơ sở vật chất kỹ thuật cao cho hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin đại chúng, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, từng bước phát triển, sánh bước cùng với trình độ của khu vực và thế giới.

1.2.5. Do Đặc trưng của dịch vụ văn hóa

Theo một phương diện nào đó, hoạt động dịch vụ văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa cho số đông, có tổ chức và được trả công. Hoạt động dịch vụ văn hóa là những quá trình thực hành của cá nhân và các thiết chế xã hội trong việc sản xuất, bảo quản, phân phối, giao lưu và tiêu dùng những giá trị văn hóa tinh thần. Nhằm phổ biến, truyền bá những tư tưởng, ý nghĩa và những sản phẩm văn hóa của con người và cũng chính là để nâng cao chất lượng sống của con người trong xã hội.

Ngày nay, nền sản xuất xã hội cùng với khoa học – kỹ thuật và công nghệ phát triển với tốc độ cao đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phân công lao động xã hội, làm gia tăng nhu cầu phục vụ sản xuất cũng như cuộc sống văn minh của con người. Từ đó, hoạt động dịch vụ trở thành một ngành kinh tế độc lập. Dịch vụ văn hóa là loại hình dịch vụ đời sống nhằm thỏa mãn nhu cầu con người, làm cho con người sống ngày càng văn minh, hiện đại. Thực tế hiện nay cho thấy, ở nhiều nước trên thế giới, khi thu nhập của người dân tăng lên, đủ ăn, đủ mặc thì

hoạt động dịch vụ văn hóa không thể thiếu. Theo đó, dịch vụ văn hóa có các đặc điểm sau:

Giá trị sử dụng của sản phẩm dịch vụ không có hình thái vật thể (hữu hình) mà tồn tại dưới hình thái phi vật thể.

Quá trình sản xuất ra hàng hóa dịch vụ hướng vào phục vụ trực tiếp người tiêu dùng với tư cách là những khách hàng (chữa bệnh, dạy học, cắt tóc, may đo…); quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời.

Do không mang hình thái vật thể và do quá trình sản xuất đồng thời cũng là quá trình tiêu dùng, nên hàng hóa dịch vụ không thể tồn tại độc lập, không thể tích lũy hay dự trữ.

Hiện nay, trong xã hội nước ta xuất hiện rất nhiều các loại hoạt động dịch vụ. Chính quá này đã phát sinh nhiều biểu hiện cần được quan tâm:

Rất nhiều hộ gia đình, sáng thức dậy đã nhận được giấy mẫu quảng cáo của các tổ chức kinh tế được nhét qua khe cửa hoặc quăng vào sân mình. Nào là quảng cáo bán tivi, đồ điện tử điện lạnh, máy giặt, kể cả là hàng tạp hóa, thuốc,… Thậm chí, có những ngôi nhà mới xây xong, sáng mở mắt ra đã thấy trên tường nhà mình những dòng chữ: “Nhận khoan, cắt, đập, phá bê tông” kèm theo đó là số điện thoại liên hệ.

Nếp sống và những phong tục truyền thống ở một bộ phận dân cư ít nhiều đã có những thay đổi theo quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường và sự đa dạng của các loại hình dịch vụ. Xã hội ngày nay, khi mà nhân tố con người được coi trọng và phát huy thì đó cũng chính là nhân tố kích thích con người lao vào công việc với sự nhiệt tình hơn, trách nhiệm hơn. Chính vì thế, nếp sống văn hóa trong gia đình cũng có nhiều thay đổi. Ngày nay có rất ít gia đình có những bữa cơm hội tụ đầy đủ các thành viên của gia đình mình, từ ông bà, cha mẹ, đến con cái. Hầu như ai cũng chịu sự tác động của cơ chế thị trường và bị cơ chế này cuốn hút. Cho nên tâm lý của một số bậc cha mẹ mỗi sáng đều phát tiền cho con ăn nhanh ở những quán xá, khỏi phải bận bếp núc. Còn bên ngoài xã hội đã xuất hiện nhiều các loại dịch vụ phục vụ cho bữa ăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)