Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật đối với dịch vụ văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 36 - 37)

1.2.6. Do Thực trạng quản lý còn bất cập

1.3 Nội dung quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa

1.3.1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật đối với dịch vụ văn

trong quá trình sáng tạo, lưu giữ, bảo quản, dịch vụ, truyền bá, tiếp nhận và thưởng thức, đánh giá các quá trình quản lý và hoạt động văn hóa. Do vậy, quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa có các nội dung cơ bản sau:

1.3.1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật đối với dịch vụ văn hóa văn hóa

Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, thực hiện sự quản lý của mình đối với xã hội nói chung và trên lĩnh vực văn hóa nói riêng, chủ yếu bằng pháp luật và theo pháp luật. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và cộng đồng xã hội, do Nhà nước đặt ra, thực thi và bảo vệ, nhằm bảo toàn và phát triển xã hội theo các đặc trưng đã định. Cụ thể, đã có Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ban hành ngày 06/11/2009 quy định về quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.

Ở nước ta, toàn bộ hệ thống các cơ quan Nhà nước đều có chức năng quản lý nhà nước. Hệ thống văn bản pháp luật trong quản lý Nhà nước ở lĩnh vực dịch vụ văn hóa, không chỉ là những văn bản pháp luật do các cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa ban hành, mà còn bao gồm những văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực và các cơ quan nhà nước khác ban hành. Chính sách ở lĩnh vực dịch vụ văn hóa mà một trong các công cụ chủ yếu mà Nhà nước sử dụng để quản lý, nó có chức năng chung là tạo ra những kích thích cần thiết để biến đường lối, chủ trương của Đảng thành hiện thực, góp phần thống nhất tư tưởng và hành động của mọi người trong xã hội.

Các quyết định quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực dịch vụ văn hóa chủ yếu được thể hiện dưới hình thức văn bản. Trong hoạt động quản lý, văn bản vừa là sản phẩm, vừa là phương tiện. Vì vậy không một cơ quan Nhà nước nào không dùng đến văn bản. Các văn bản quản lý nhà nước với các chức năng thông tin, chức năng pháp lý, chức năng quản lý, chức năng thống kê nhằm đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý và là phương tiện truyền đạt các quyết định quản lý đến

các đối tượng quản lý. Mặt khác nội dung của văn bản còn là cơ sở để tiến hành công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của tổ chức và cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)