Kinh nghiệm QLNN về dịch vụ văn hóa của một số địa phương và bài học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 48 - 52)

1.2.6. Do Thực trạng quản lý còn bất cập

1.5 Kinh nghiệm QLNN về dịch vụ văn hóa của một số địa phương và bài học

và bài học kinh nghiệm cho huyện Hoài Đức

1.5.1. Kinh nghiệm của huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

Huyện Đan Phượng là một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội, phía trên bắc giáp với quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, phía Nam giáp với huyện Phúc Thọ, phía đông giáp với huyện Hoài Đức, phía tây giáp với huyện Mê Linh. Diện tích đất tự nhiên là 76,8km, gồm 01 thị trấn và 15 xã, dân số trên 180 nghìn người. Là nơi có điều kiện địa lý, đất đai thuận lợi cho phát triển kinh tế và văn hóa. Huyện Đan Phượng có rất nhiều công trình kiến trúc lịch sử văn hóa và các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa. Huyện Đan Phượng có rất nhiều công trình kiến trúc lịch sử văn hóa và các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa. Kinh tế xã hội của huyện Đan Phượng trong những năm gần đây ngày càng phát triển, kéo theo các hoạt động dịch vụ văn hóa ngày càng phát triển mạnh làm cho bộ mặt đô thị ngày càng được khang trang hơn. Do vậy, hoạt động quản lý văn hóa ngày càng được các cấp lãnh đạo Huyện ủy – HĐND – UBND huyện quan tâm để hoạt động quản lý văn hóa nói chung và hoạt động quản lý kinh doanh dịch vụ văn hóa đi đúng hướng. Các biện pháp cụ thể là:

Chủ động lập kế hoạch biện pháp duy trì thường xuyên công tác kiểm tra xử lý, tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các Nghị định của chính phủ và quy định của UBND thành phố Hà Nội. Kết hợp có hiệu quả giữa kiểm tra thường xuyên với các đợt ra quân đột xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa thông tin. Trong đó đặc biệt quan tâm kiểm tra xử lý các loại hình kinh doanh trọng điểm, loại mới phát sinh như các quán bar, kiên quyết giải quyết những tồn tại, những kiến nghị của nhân dân.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và các quy định của nhà nước tới các hộ kinh doanh dịch vụ văn hóa, tổ chức ký cam kết và giao ước thi đua thực hiện các quy định của pháp luật. Chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức làm điểm các chuyên đề và đảm bảo an ninh trật tự, quản lý tốt các loại hình kinh doanh có điều kiện, thực hiện nghiêm chỉnh các Nghị định của Chính phủ và quy định của UBND thành phố cũng như của huyện. Tổ chức có hiệu quả các đợt ra quan theo chỉ đạo của ủyban nhân dân Ban chỉ đạo 197 thành phố với tinh thần chủ động, phối hợp tốt giữa huyện với các xã, thị trấn và các ngành của thành phố.

Làm tốt công tác điều tra cơ bản các hoạt động dịch vụ văn hóa, trong đó đặc biệt quan tâm tới các hoạt động vũ trường, quán bar, karaoke, bán cho thuê băng đĩa hình đĩa nhạc…qua đó có kế hoạch, biện pháp quản lý, tăng cường kiểm tra xử lý các vi phạm.

Nhìn chung tình hình hoạt động DVVH trên địa bàn huyện được ổn định. Lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp luôn lắng nghe và kịp thời giải quyết ngay những vấn đề báo chí đã phản ánh, những “nổi cộm” mà dư luận nhân dân kiến nghị, đề xuất. Do có sự chỉ đạo tập trung, thường xuyên nên cho đến nay chưa để xảy ra những tụ điểm tập trung đông người, sử dụng ma túy, thuốc lắc, mại dâm công khai vi phạm nghiêm trọng về tệ nạn xã hội.

Từ những kết quả trong công tác quản lý các dịch vụ văn hóa, chúng ta nhận thấy: Trong quản lý Nhà nước về hoạt động DVVH cần giữ vững định hướng chính trị do Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định trong từng thời kỳ lịch sử, định hướng chính trị của Đảng đối với văn hóa qua những kỳ Đại hội gần đây đều nhằm vào những mục tiêu căn bản là nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong định hướng ấy thông qua nhiều văn kiện chỉ đạo khác nhau Đảng đã vạch ra phương hướng cụ thể cho nhiều lĩnh vực hoạt động văn hóa, giáo dục, trong đó có các DVVH.

Mọi hoạt động DVVH trong xã hội đều phải đặt dưới sự quản lý của Nhà nước. Trách nhiệm quản lý của nhà nước đối với DVVH được thể hiện cụ thể

tên nhiều phương diện thực hành xã hội; Nhà nước phải ban hành nhiều thể chế pháp luật, chính sách chế độ…để đảm bải cho lĩnh vực hoạt động DVVH đi theo đúng hướng. Quản lý nhà nước đối với hoạt động DVVH không đồng nghĩa với quan niệm “Nhà nước hóa” các hoạt động DVVH. Vì hoạt động DVVH là thuộc quyền của nhiều chủ thể xã hội – nhân dân, gắn với chủ trương xã hội hóa và “sự quản lý của Nhà nước đi đôi với sự tự quản của nhân dân”.

1.5.2. Kinh nghiệm của quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

Quận Hai Bà Trưng nằm ở phía Đông Nam nội thành Hà Nội có vị trí địa lý phía Bắc giáp quận Hoàn Kiếm, phía Đông giáp sông Hồng, phía Tây giáp quận Đống Đa và Thanh Xuân, phía Nam giáp huyện Thanh Trì quận Hai Bà Trưng có diện tích 10,09km với hơn 32 vạn dân với 20 phường.

Quận Hai Bà Trưng là một quận trung tâm của thành phố Hà Nội, với dân số đông, nhiều trường đại học lớn đóng trên địa bàn quận, kinh tế xã hội phát triển mạnh. Do vậy hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa rất phát triển. Trong những năm qua, để hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa phát triển the đúng quy định của Nhà nước và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân tên địa bàn quận, UBND quận Hai Bà Trưng đã chỉ đạo phòng Văn hóa và Thông tin và cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa. Cụ thể là: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, nhân dân về quản lý nhà nước đối với dịch vụ văn hóa, đặc biệt đối với các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa. Đây là đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi vi phạm một cách vô tình hoặc cố ý vì mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy họ chính là đối tượng cần tập trung tuyên truyền, nhắc nhở thường xuyên. Bên cạnh đó, lãnh đạo UBND quận tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý văn hóa như kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa. Bổ sung nguồn cán bộ trẻ, có chuyên môn, tạo, nòng cốt, thay thế phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của công việc, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt

động kinh doanh dịch vụ văn hóa. Bên cạnh việc kiểm tra xử lý phạt nghiêm, “đánh” vào kinh tế của các hộ kinh doanh dịch vụ vi phạm, cần kết hợp với các hình thức khác như công bố vụ việc vi phạm và mức xử phạt trên hệ thống đài truyền thanh công cộng. Kết hợp công tác kiểm tra, thanh tra thường xuyên với nâng cao công tác thông tin nhân dân, đẩy mạnh vai trò giám sát của HĐND, MTTQ, thanh tra nhân dân trong phát hiện tiêu cực của cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát. Xử lý nghiêm những vụ việc tham nhũng, nhận hối lộ, bao che, xử nhẹ vi phạm hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhũng nhiễu dân. Mặt khác làm tốt công tác khen thưởng, động viên, nhân điển hình tiên tiến để nâng cao hiệu quả… Qua đó, góp phần quan trọng vào việc định hướng hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân trên địa bàn quận. Công tác quản lý dịch vụ văn hóa trên địa bàn quận ngày càng đi vào nề nếp, thực hiện kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

1.5.3. Kinh nghiệm của khu phố cổ Hội An, Tỉnh Quảng Nam

Ở khu phố cổ Hội An, việc xã hội hóa công tác bảo tồn di tích được quan tâm, nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp này, trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Quá trình này, chính quyền sở tại đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường quản lý và động viên các nguồn lực trong xã hội chủ động tham gia vào công tác bảo tồn di tích. Nhà nước tổ chức bộ máy quản lý và xem xét các dự án đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho công tác bảo tồn. Người dân của khu phố cổ này ngày càng có ý thức để giữ gìn và phát huy bản sắc riêng có ở địa phương. Mọi người có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia dịch vụ văn hóa, dịch vu du lịch. Do xác định quyền lợi của mình gắn với sự tồn tại của khu du lịch nên đa số người dân đã chấp hành những quy định của các cấp chính quyền trong việc tổ chức cuộc sống, sinh hoạt, làm dịch vụ, bảo vệ và sửa chữa nhà cửa, di tích, bảo vệ môi trường. Chính vì vậy không chỉ người dân trong nước mà khách du lịch nước ngoài đến Hội An ngày càng đông. Bây giờ Hội An đã trở nên sầm uất, nhộn nhịp với sự đa dạng

các loại hình dịch vụ văn hóa, không lúc nào vắng bóng khách đến tham quan, thực sự là điểm du lịch nổi tiếng của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)