Tổ chức triển khai thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 64 - 67)

1.5.4 .Bài học kinh nghiệm cho huyện Hoài Đức

2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Hoà

2.3.1. Tổ chức triển khai thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa

văn hóa tại huyện.

Để hoạt động dịch vụ văn hóa vào nề nếp và hoạt động đúng quy định của pháp luật, ngay từ khi mới thành lập, UBND huyện đã ban hành nhiều quyết định, kế hoạch nhằm quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa trên. UBND huyện đã giao phòng Văn hóa – Thông tin là cơ quan chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về văn hóa – thông tin; chủ động xây dựng chương trình công tác từng tháng, từng quý và phối hợp liên ngành cùng cơ sở thực hiện kiểm tra xử lý vi phạm trên địa bàn.

2.3. Hiện trạng quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Hoài Đức

2.3.1. Tổ chức triển khai thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa văn hóa

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ hàng năm, phòng văn hóa và thông tin quận thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và phổ biến các quy định của Nhà nước tới các hộ kinh doanh dịch vụ văn hóa, đồng thời tổ chức ký cam kết thực hiện các quy định của pháp luật đối với các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực ngành quản lý. Trong mấy năm gần đây, phòng văn hóa – thông tin huyện Hoài Đức đã phối hợp với các phòng Nghiệp vụ của Sở VHTT&DL tổ chức được 15 lớp tập huấn với nội dung triển khai các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước liên quan cho gần 500 lượt cơ sở kinh doanh đến lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch trên địa bàn huyện.

Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật như: Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định về việc ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng; Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo,… Đây chính là cơ sở quan trọng để thực hiện quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa ở cơ sở dần đi vào ổn định, hoạt động có trật tự kỷ cương. Tuy nhiên,

trước yêu cầu hội nhập quốc tế, giao lưu văn hóa, hoạt động văn hóa ở cơ sở cũng đặt ra nhiều yêu cầu mới cho công tác quản lý văn hóa cơ sở. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Nhà nước phải tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý dịch vụ văn hóa ở cơ sở.

Xuất phát từ mục tiêu của hoạt động quản lý đối với lĩnh vực dịch vụ văn hóa, các cơ quan quản lý đã tiến hành xây dựng những dự án luật, các văn bản dưới luật, xây dựng chế độ chính sách đặc thù phù hợp với lĩnh vực dịch vụ văn hóa đặc thù này, tạo điều kiện cho hoạt động dịch vụ văn hóa phát triển ổn định theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước, đảm bảo cho nhân dân được hưởng thụ các giá trị văn hóa lành mạnh, thiết thực thông qua sử dụng các văn hóa phẩm. Việc ban hành các văn bản pháp quy đã tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp có thể yên tâm tiến hành hoạt động dịch vụ văn hóa trên thị trường, đồng thời thu hút đông đảo các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia vào việc sản xuất và phổ biến các sản phẩm có nội dung lành mạnh, phong phú, chất lượng cao để đáp ưng nhu cầu tinh thần ngày càng cao của nhân dân.

Để triển khai các Chỉ thị, Chủ trương, Nghị quyết của Đảng và Chính phủ, thành phố Hà Nội về phát triển và quản lý dịch vụ văn hóa, UBND huyện Hoài Đức đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến quản lý văn hóa ,thông tin gồm nhiều lĩnh vực: về hoạt động quảng cáo, biển hiệu; Về chủ trương cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ văn hóa; Về xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh in, photocopy; Về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke; Về quản lý dịch vụ kinh doanh băng đĩa, trò chơi điện tử,..

Tuy nhiên, trong những năm gần đây thị trường dịch vụ văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và UBND huyện Hoài Đức nói riêng cũng có những diễn biến rất phức tạp, nhiều hiện tượng bức xúc tiếp tục tồn tại ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác đảm bảo an ninh và an toàn xã hội. Việc tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt các quy định của nhà nước về hoạt động kinh doanh karaoke, kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, cơ sở kinh doanh quảng cáo, photocopy…đồng thời yêu cầu các chủ cơ sở kinh doanh cam kết

bằng văn bản việc kinh doanh theo đúng nội dung ghi trong giấy phép và các quy định hiện hành của Nhà nước là tiền đề quan trọng để các cơ sở dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Hoài Đức hoạt động theo đúng quy định của Nhà nước.

2.3.2. Triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch quản lý dịch vụ văn hóa

Xác định xậy dựng môi trường văn hóa lành mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và từng gia đình, cộng đồng, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Mục tiêu phát triển văn hóa trên địa bàn huyện Hoài Đức đến năm 2020: Nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và toàn xã hội nhằm phát triển văn hóa tương xứng với phát triển kinh tế; xậy dựng đạo đức, nhân cách con người ngày càng hoàn thiện; tạo môi trường văn hóa lành mạnh; tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa; quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa trên địa bàn huyện.

Hoạt động văn hóa là hoạt động phục vụ nhu cầu giải trí của nhân dân, bên cạnh đó cũng mang lại lợi nhuận đối với tổ chức và cá nhân cung cấp dịch vụ. Việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa cũng hét sức phức tạp và cần thiết để tạo nên sự thành công trong tổ chức thực hiện, góp phần to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi khu vực, mỗi địa phương. Nghị quyết Trung ương 5, Khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó nhấn mạnh đến xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.Và mới đây, tại Hội nghị lần thứ 9, Ban chấp hành TW Đảng (khóa XI) lại khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Đây chính là cơ sở quan trọng để thực hiện quản lý các hoạt động dịch vụ văn hóa, đưa dịch vụ văn hóa đi vào hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, giao lưu văn hóa…đã đặt ra yêu

cầu mới cho những người làm công tác quản lý dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện Hoài Đức nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.

Việc xây dựng kế hoạch công tác quản lý hoạt động dịch vụ văn hóa trên địa bàn được thực hiện nghiêm túc với mục đích nhằm:

- Nắm vững tình hình, thực trạng hoạt động các loại hình dịch vụ văn hóa; - Kịp thời chấn chỉnh những vi phạm, sai sót của cơ sở, phát hiện những bất cập vướng mắc trong thực hiện văn bản pháp luật liên quan để tham mưu đề xuất với UBND thành phố Hà Nội và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội bổ sung và hoàn thiện bộ thủ tục kinh doanh karaoke và cấp giấy chứng nhận điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng để nhân dân thực hiện thủ tục xin cấp phép theo quy định;

- Nắm tình hình cấp phép kinh doanh karaoke theo quy hoạch và thực hiện Nghị định số 01/2012/NĐ-CP về thời hạn của giấy phép kinh doanh karaoke.

- Kiểm tra các báo cáo của cơ sở và đi kiểm tra thực tế tại các cơ sở kinh doanh; tổng hợp báo cáo cơ quan cấp trên từ đó đề ra những giải pháp và khuyến nghị với các cơ quan;

Từ mục đích đề ra trong công tác quản lý kinh doanh dịch vụ văn hóa, theo sự chỉ đạo UBND thành phố, huyện, phòng văn hóa – thông tin đã đưa ra phương cách quản lý để thực hiện đúng theo các văn bản quản lý nhà nước đề ra cho lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)