một số giải pháp cơ bản như sau:
3.3.1. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa văn hóa
Các cấp ủy, tổ chức đảng cần xác định xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Mỗi cán bộ, đảng viên nêu cao vai trò gương mẫu, động viên, tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng vừa bảo đảm để văn hóa, văn học - nghệ thuật, báo chí phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm quyền tự do, dân chủ cá nhân trong sáng tạo trên cơ sở phát huy tính tự giác cao với mục đích đúng đắn; khắc phục tình trạng buông lỏng sự lãnh đạo hoặc mất dân chủ, hạn chế tự do sáng tạo.
Phải coi trọng xây dựng văn hóa từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước, mà nội dung quan trọng là học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Văn hóa, đạo đức và lối sống lành mạnh phải được thể hiện trước hết trong mọi tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể, trong cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, trong từng đảng viên, hội viên. Sự gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên là yêu cầu quan trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng.
3.3.2. Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa.
Tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông. Đẩy nhanh việc thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về văn hóa, về quyền tác giả và các quyền liên quan, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam.
Điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp với tính đặc thù của văn hóa, nghệ thuật. Bổ sung chính sách kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; có chính sách văn hóa đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp văn hóa, các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực văn hóa theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Thúc đẩy cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực văn hóa.
Tăng cường công tác thanh tra văn hóa, gắn với trách nhiệm cá nhân và tổ chức khi để xảy ra sai phạm. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư và công dân đối với việc tổ chức và quản lý hoạt động văn hóa.
Chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trên lĩnh vực văn hóa. Ngăn chặn có hiệu quả tình trạng một bộ phận báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, sản phẩm lệch lạc, thị hiếu tầm thường.
3.3.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác văn hóa.
Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa. Coi trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, cán bộ làm công tác khoa học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ ở cơ sở.
Quan tâm xây dựng các trường văn hóa, nghệ thuật, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng và quy mô đào tạo. Hình thành một số cơ sở đào tạo đại học, trên đại học trọng điểm, đạt chuẩn khu vực và quốc tế.
Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hóa theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế. Tiếp tục gửi sinh viên, cán bộ đi đào tạo chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật, thể thao ở các nước phát triển. Xây dựng đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ trong các dân tộc thiểu số, có chính sách khuyến khích họ trở về công tác tại địa phương. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy các chuyên ngành văn hóa.
Tổ chức, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở có tâm huyết với nghề, từng bước tham mưu và kiến nghị với các cấp để có chế độ chính sách phù hợp với cán bộ làm công tác văn hóa. Đề nghị với các cấp để có chế độ chính sách phù hợp với cán bộ làm công tác văn hóa. Đề nghị với các cấp bổ xung thêm 01 cán bộ văn hóa ở cấp xã, giúp công tác quản lý và hoạt động các phong trào văn hóa ở địa phương thêm vững mạnh, hiệu quả.
Có chính sách phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh cán bộ trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; trọng dụng người có tài, có đức. Điều chỉnh chế độ tiền lương, trợ cấp đối với những người hoạt động trong các bộ môn nghệ thuật đặc thù.
3.3.4. Tăng cường huy động các nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa
Mức đầu tư của Nhà nước cho văn hóa phải tương ứng với mức tăng trưởng kinh tế. Sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch nguồn đầu tư của Nhà nước, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và một số loại hình nghệ thuật truyền thống cần bảo tồn, phát huy.
Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn đầu tư, tài trợ, hiến tặng cho phát triển văn hóa, xây dựng con người.
Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi về đất, tín dụng, thuế và phí đối với các cơ sở đào tạo và thiết chế văn hóa do khu vực tư nhân đầu tư, đặc biệt là ở vùng còn khó khăn. Khuyến khích hình thành các quỹ đào tạo, khuyến học, phát triển nhân tài, quảng bá văn học nghệ thuật, phát triển điện ảnh, hỗ trợ xuất bản...
Xây dựng một số công trình văn hóa trọng điểm. Các địa phương, các cơ quan, công sở, trường học, khu công nghiệp, doanh nghiệp, khu dân cư... có thiết chế văn hóa phù hợp (thư viện, nhà văn hóa, công trình thể thao...).
Tăng cường đầu tư để đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để nâng cao khả năng dự báo và định hướng phát triển văn hóa, xây dựng con người.
3.3.5. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến từng cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh dịch vụ văn hóa
Đối với các chủ thể kinh doanh dịch vụ văn hóa: cần phải tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật, làm cho họ hiểu và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa. Sở VHTTDL, Sở TT&TT Hà Nội cần phối hợp cùng các ban ngành chức năng thường xuyên mở các khóa học nghiệp vụ văn hóa, các lớp bồi dưỡng về pháp luật trong lĩnh vực văn hóa để cho hộ kinh doanh trên địa bàn huyện có được những kiến thức nhất định về hoạt động, kinh doanh dịch vụ văn hóa.
Đối với người sử dụng các dịch vụ văn hóa và sản phẩm văn hóa: Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật, xây dựng các phong trào đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Tăng cường công tác quản lý văn hóa, nhất là các hoạt động về dịch vụ văn hóa ở cơ sở, khơi dậy vai trò tự quản của cộng đồng qua việc phối hợp với các đoàn thể địa phương như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Mặt trận tổ quốc gắn kết chặt chẽ với nhân dân là một việc làm cần thiết và hết sức quan trọng.
3.3.6. Thực hiện công tác xã hội hóa các hoạt động dịch vụ văn hóa.
Trong những năm qua, công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, du lịch và gia đình của tỉnh nhìn chung đã có bước phát triển. Chủ trương xã hội hóa văn hóa đã giúp các địa phương tạo ra lực lượng xã hội đông đảo tham gia hoạt động văn hóa đồng thời tạo ra mối liên kết và sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành văn hóa với các ngành, tổ chức, đoàn thể, tiến tới từng bước xóa bỏ cơ chế bao cấp trong các lĩnh vực hoạt động sự nghiệp văn hóa. Các cơ quan, ban ngành, tổ chức đoàn thể trong tỉnh cũng đầu tư kinh phí, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CBCC, một số ngành có phong trào mạnh còn tổ chức tham gia hội diễn cấp khu vực và toàn quốc đạt nhiều giải cao. Ở cơ sở, nhân dân tự tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống, khai thác sưu tầm, lưu giữ các giá trị văn hóa đặc sắc của nhân dân các dân tộc trên địa
bàn tỉnh. Công tác xã hội hóa đã và đang từng bước mang lại một luồng sinh khí mới trong các lĩnh vực hoạt động văn hóa, phù hợp với xu thế phát triển, hội nhập, bước đầu đã làm thay đổi nhận thức của các cấp lãnh đạo góp phần tích cực vào việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn hóa mới, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các cơ quan, đơn vị, trường học làm cho đời sống tinh thần của CB,CNVC và nhân dân các dân tộc trong tỉnh thêm phong phú.
Nội dung xã hội hóa văn hóa được mở rộng không chỉ trong xây dựng cơ sở vật chất, phong trào văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng mà còn xã hội hóa tổ chức các giải thể thao thành tích cao, các lễ hội, hay xây dựng nếp sống văn hóa... Tiêu biểu trong năm 2017, ngành Thể thao đã triển khai thực hiện có hiệu quả hai cuộc vận động lớn là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới và cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” gắn với Đại hội TDTT các cấp lần thứ VII để tạo những điều kiện thuận lợi đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể thao trong toàn huyện.
Theo đó, địa phương đã xác định, xã hội hóa là một trong những giải pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình, khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị văn hóa; và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là điều kiện tốt để xây dựng khu dân cư văn hóa, gia đình hòa thuận hạnh phúc, xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Thông qua tổ chức thực hiện ở các địa bàn, toàn tỉnh đã huy động được những nguồn lực rất lớn trong nhân dân, trong các doanh nghiệp và các tổ chức đơn vị tham gia đầu tư đóng góp cho các hoạt động văn hóa. Cùng với xây dựng cơ sở, chủ trương xã hội hóa hoạt động TDTT cũng ngày càng được đông đảo các tầng lớn nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Số người luyện tập TDTT thường xuyên và số gia đình thể thao ngày càng tăng ở tất cả các địa phương. Các tụ điểm tập luyện TDTT, các câu lạc bộ như: thể dục thể hình, thể dục thẩm mỹ, thể dục dưỡng sinh, bóng đá, bóng chuyền hơi, bóng bàn, cầu
lông, đi bộ... được hình thành và hoạt động thường xuyên tại hầu hết huyện đã góp phần thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia tập luyện thân thể nâng cao sức khỏe. Toàn huyện hiện có 2 sân vận động có khán đài, 9 nhà thể thao có khán đài, 1 bể bơi có khán đài,50 sân đá bóng, 500 sân bóng chuyền, 4 sân bóng rổ, 27 nhà tập luyện, 9 bể bơi không có khán đài... Nguồn vốn huy động xã hội hóa cho việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động TDTT riêng năm 2017 đạt khoảng 10,5 tỷ đồng, chiếm khoảng 40% tổng kinh phí xây dựng.
Xã hội hóa trong lĩnh vực tu bổ, tôn tạo di tích, tổ chức lễ hội cũng đang được các tầng lớp nhân dân ngày càng quan tâm ủng hộ. Cùng với đó lĩnh vực du lịch cũng đã nhận được quan tâm của nhân dân, đặc biệt là của các nhà đầu tư thể hiện qua việc đầu tư vốn xây dựng các thiết chế du lịch; hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du khách và nhân dân tại các địa điểm và khu du lịch trong toàn huyện.
Xã hội hóa là để tăng thêm nguồn lực cho hoạt động, khắc phục sự hạn hẹp của ngân sách Nhà nước, nâng cao trách nhiệm, chất lượng phục vụ của xã hội và nhân dân… nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu, định hướng của Đảng về Văn hóa.Vì vậy, để hỗ trợ các địa phương còn nhiều khó khăn, Nhà nước cần tiếp tục đổi mới cơ chế và tăng cường quản lý văn hóa bằng cách hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng nguồn lực đầu tư cho các mục tiêu ưu tiên, chương trình quốc gia về phát triển văn hóa, trong đó cần ưu tiên vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số có nhiều khó khăn.
3.3.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên
Kiên quyết xử lý triệt để các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong kinh doanh dịch vụ văn hóa, đồng thời với xử lý nghiêm các cán bộ quản lý văn hóa vi phạm pháp luật và các quy chế về quản lý văn hóa.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với các hoạt động văn hóa, KDDVVH là nhiệm vụ quan trọng và thiết yếu của quản lý nhà nước về văn hóa. Đây là biện pháp hữu hiệu để hạn chế một cách tối đa những sai phạm, sơ hở trong quá trình quản lý nhà nước về văn hóa. Phòng ngừa, phát hiện
và xử lý hành vi vi phạm pháp luật, phát huy nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa.
Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn huyện Hoài Đức tuy đã có nhiều chuyển biến, góp phần đưa các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa phát triển ổn định, đi vào nề nếp, lập lại trật tự, kỷ cương nâng cao vai trò của công tác quản lý nhà nước về văn hóa. Nhưng công tác này hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả vẫn còn chưa cao, chưa ngăn chặn được triệt để, các vi phạm trong hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện vẫn còn tiếp diễn. Nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hóa, trong thời gian tới công tác thanh tra, kiểm tra cần làm tốt một số nội dung như:
Đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa trong việc thanh tra, kiểm tra so với giai đoạn trước. Trước hết về mặt tổ chức lực lượng kiểm tra, Phòng Văn hóa và Thông tin với tư cách là cơ quan thường trực của Đội kiểm tra liên ngành tham mưu cho UBND huyện kiện toàn đội có đủ lực lượng, đủ sức mạnh và chuyên sâu để có thể kiểm tra tất cả các lĩnh vực văn hóa, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin, trang thiết bị các máy móc để phục vụ cho công tác kiểm tra một cách hiệu quả nhất;
Tăng cường phối hợp với các ngành chức năng có liên quan, UBND các xã và sự giúp đỡ về nghiệp vụ của Thanh tra Sở VHTT&DL, Thanh tra Sở TT&TT tập trung thanh tra, kiểm tra cơ sở KDDVVH dễ phát sinh các tệ nạn xã