Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 82 - 86)

1.5.4 .Bài học kinh nghiệm cho huyện Hoài Đức

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện

2.4.3. Nguyên nhân hạn chế

Nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa của một số cấp ủy, chính quyền địa phương và trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo là chưa đúng mức. Trong khi tập trung vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, chưa đặt đúng vị trí của văn hóa, chưa coi trọng công tác giáo dục về tư tưởng đạo đức và lối sống, thiếu các biện pháp cần thiết về “xây” và “chống” trên lĩnh vực văn hóa. Nhiều cán bộ, đảng viên, công chức thiếu gương mẫu trong việc thực hiện nếp sống văn minh văn hóa đô thị;

Năng lực quản lý của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp cả trong định hướng phát triển, quy hoạch và chỉ đạo thực

hiện. Việc triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật nhiều lúc còn chậm và lúng túng.

Công tác tuyên truyền các văn bản thể hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về xây dựng văn hóa còn hạn chế, chưa được thực hiện thường xuyên. Do đó, không tạo sự đồng nhất trong hành động, ý thức, tư tưởng của nhân dân.

Số lượng cán bộ văn hóa ở cấp quận còn quá mỏng trong khi lĩnh vực thuộc ngành quản lý thì nhiều, địa bàn rộng nên công tác triển khai nhiệm vụ tới cơ sở còn chưa kịp thời; đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa ở cơ sở còn thiếu và yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ; công tác bồi dưỡng, tập huấn cán bộ văn hóa đôi lúc chưa được chú trọng nên không cập nhật được các văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động quản lý văn hóa.

Công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra các hoạt động văn hóa trên địa bàn còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, lực lượng kiểm tra các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa vẫn chưa đủ sức mạnh và chuyên sâu, thiếu các trang thiết bị kỹ thuật để phục vụ nhiệm vụ kiểm tra. Đoàn kiểm tra liên ngành có khi chưa thực hiện hết chức trách nhiệm vụ, kiểm tra chưa chặt chẽ, có lúc có nơi còn tùy tiện và có những biểu hiện tiêu cực. Hình thức xử phạt những vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe. Hiện tượng lưu hành, sử dụng băng đĩa nhạc không tem nhãn, kiểm duyệt, hoạt động quá giờ quy định, bán rượu của một số cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa gây mất an ninh trật tự trong khu vực.Ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức cá nhân hoạt động văn hóa còn yếu, đôi lúc còn hiện tượng chống đối lại việc thực hiện nhiệm vụ của đoàn kiểm tra liên ngành.

Trong thực tế, hoạt động kinh doanh băng đĩa, karaoke, internet, xuất bản phẩm, cơ sở lưu trú du lịch…đang diễn ra ngày càng phức tạp, tinh vi, xảo quyệt hơn và điều đáng buồn hơn là sự am hiểu pháp luật của các hộ kinh doanh còn hạn chế. Hơn nữa sự thể hiện sức mạnh chế tài của hệ thống văn bản pháp luật pháp lý chưa cao, chưa sâu, chưa thực sự đi vào đời sống của từng người dân.

Các biện pháp cưỡng chế, hình thức xử phạt chưa nghiêm, chưa triệt để, làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật. Thêm vào đó là sự lơi lỏng, chủ quan và coi thường hay ít nhất cũng chưa nhận thức được đúng, được hết sức mạnh của văn hóa…Chính vì những lẽ đó mà công tác thanh, kiểm tra hiện nay chỉ mang tính tạm thời, cấp bách mà chưa thể ngăn chặn triệt để từ gốc. Đánh giá đúng, đánh giá hết thực trạng và những tệ nạn đang diễn ra trên mặt trận quản lý văn hóa trong đó có hoạt động dịch vụ văn hóa mới có thể giúp chúng ta có những biện pháp hữu hiệu nhất, bằng sự nỗ lực nhất, nhằm thực hiện thành công mục tiêu: “xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Tiểu kết chương 2

Như vậy, trong thời gian qua các loại hình dịch vụ văn hóa đã đóng góp không nhỏ và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hoài Đức. Qua các kết quả nghiên cứu và phân tích của chương 2 có thể thấy được công tác kiểm tra xử lý của đội kiểm tra liên ngành đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần quan trọng trong việc lập lại trật tự kỷ cương trên lĩnh vực văn hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, mặt trái của cơ chế thị trường đã lôi cuốn theo một số cơ sở dịch vụ kinh doanh đã vì mục đích lợi nhuận đơn thuần coi thường pháp luật, xuất hiện một số hoạt động trá hình, tệ nạn xã hội phát triển gây ảnh hưởng không nhỏ đến quy phạm đạo đức xã hội, lối sống và truyền thống văn hóa dân tộc, gây mất trật tự an ninh xã hội tạo nên sự lo lắng và phản ứng gay gắt trong dư luận nhân dân, trở thành một trong những vấn đề đòi hỏi các cấp quản lý phải quan tâm. Chính vì thế, vấn đề đặt ra là làm thế nào, bằng biện pháp nào để ổn định thị trường kinh doanh dịch vụ văn hóa có hiệu quả? Đó là những giải pháp sẽ được đề cập ở chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ DỊCH VỤ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)