Pháp luật, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 42 - 44)

1.2.6. Do Thực trạng quản lý còn bất cập

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về dịch vụ văn hóa

1.4.2 Pháp luật, chính sách

Vừa qua, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ra Nghị quyết 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết, việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hóa đóng vai trò quan trọng, cấp thiết. Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội; là năng lực sáng tạo, trí tuệ, tài năng, đạo đức của con người; trụ cột phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc và nhân loại.

Trong sự tồn tại và phát triển của văn hóa thì quản lý văn hóa đóng vai trò rất quan trọng. Trên phương diện vĩ mô, hoạt động quản lý văn hóa sẽ góp phần định hướng, điều chỉnh sự phát triển của văn hóa quốc gia, giúp hiện thực hóa các chủ trương, đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng cầm quyền, từ đó tác động đến mục tiêu, bản chất của văn hóa dân tộc. Trên phương diện vi mô, hoạt động quản lý văn hóa trong các lĩnh vực, địa bàn, nhóm dân cư cụ thể sẽ giúp kiểm soát sự tùy tiện, sai lệch trong khi thực thi các cơ chế, chính sách của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa. Những năm qua, quán triệt tinh thần: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”1 của Đảng, hoạt động quản lý văn hóa ở Việt Nam đã có những kết quả khả quan. Việc xây dựng, hoàn thiện thể chế văn hóa ngày càng được kiện toàn theo hướng thiết thực, hiệu quả. Ngành văn hóa đã tập trung xây dựng, ban hành và trình các

cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối đồng bộ, có giá trị pháp lý cao trên lĩnh vực văn hóa, tạo điều kiện để hoạt động quản lý ngày càng thuận lợi. Một số Luật đã được sửa đổi, bổ sung và ban hành, đáp ứng tình hình thực tiễn, như: Luật Di sản vǎn hóa, Luật Điện ảnh, Luật Thể dục thể thao, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Du lịch, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Quảng cáo, Pháp lệnh Thư viện,… Bên cạnh đó, hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng được xây dựng và hoàn thiện, góp phần tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý văn hóa. Qua đó, đã tạo điều kiện cho sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong kinh doanh và hoạt động văn hóa, khuyến khích sự mở cửa, giải phóng các nguồn lực, huy động được sự tham gia của toàn xã hội chung tay xây dựng và phát triển văn hóa. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa ngày càng được kiện toàn và củng cố. Công tác “chuẩn hóa” cán bộ bước đầu phát huy tác dụng; đội ngũ cán bộ quản lý ngành văn hóa được đảm bảo về phẩm chất chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học,… Các thiết chế văn hóa từ Trung ương tới địa phương từng bước được hoàn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động. Nhiều trung tâm văn hoá - thông tin - thể thao, nhà hát, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, khu di tích lịch sử - văn hoá, bảo tàng, thư viện, nhà triển lãm, cửa hàng sách, báo, khu vui chơi giải trí,… có những đổi mới về phương thức hoạt động, cơ sở vật chất được cải thiện. Một số công trình có quy mô lớn, kiến trúc đẹp, chất lượng phục vụ tốt đã đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao và đa dạng của người dân. Việc kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa được thực hiện thường xuyên, liên tục, bảo đảm sự vận hành của các hoạt động văn hóa. Nhiều vụ việc gây bức xúc trong dư luận đã được thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời. Nhờ hoạt động thanh tra, kiểm tra ngày càng đi vào quy củ, công tác quản lý văn hóa đã có những chuyển biến tốt. Cơ chế quản lý văn hóa đã bám sát thực tiễn đời sống văn hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu của người dân, khuyến khích được sức sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của các chủ thể văn hóa, tạo điều kiện gia tăng và đa dạng hóa các sinh hoạt văn hóa và loại hình

giải trí. Chính sách xã hội hóa trong văn hóa đã khuyến khích được nhiều nguồn lực tham gia xây dựng và phát triển văn hóa đất nước, v.v.

Hoạt động quản lý văn hóa thời gian qua đã góp phần đảm bảo định hướng lớn của Đảng trong việc “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được bảo tồn và phát huy, bản sắc văn hóa dân tộc không bị mai một, hòa tan trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. Nhiều giá trị văn hóa mới, tiến bộ đã được xác lập, củng cố trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái đẹp của văn hóa nhân loại. Hoạt động quản lý văn hóa cũng làm cho văn hóa trở thành một tác nhân kích thích sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương. Có thể nói, công tác quản lý nhà nước về văn hóa đã góp phần hiện thực hóa quan điểm của Đảng “Văn hóa… vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩ sự phát triển kinh tế - xã hội”. Từ một lĩnh vực bị xem là chủ yếu mang chức năng giáo dục, tuyên truyền, văn hóa đã dần trở thành một lĩnh vực có giá trị kinh tế, mang lại lợi nhuận, góp phần nâng cao đời sống người dân, ổn định an ninh xã hội. Chủ trương sáp nhập lĩnh vực văn hóa với thể thao và đặc biệt là với du lịch là đúng đắn, thể hiện tầm nhìn vĩ mô về văn hóa trong tiến trình phát triển bền vững đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)