Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 57 - 60)

1.5.4 .Bài học kinh nghiệm cho huyện Hoài Đức

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của huyện Hoài Đức

2.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a) Nông nghiệp *Ngành nông nghiệp

GTSX nông nghiệp của huyện nhìn chung tăng trưởng khá. Năm 2014 GTSX nông nghiệp đạt 336,35 tỷ đồng, năm 2017 tăng lên 401,23 tỷ đồng. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Cơ cấu và giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp giai đoạn 2014- 2017 Ngành 2004 2014 2017 GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Tổng 226 100 336,35 100 401,23 100 Trồng trọt 159 59,8 159,88 47,5 160,47 40 Chăn nuôi 107 40,2 176,47 52,5 240,76 60

* Ngành nuôi trồng thuỷ sản

GTSX thuỷ sản năm 2017 đạt 2.854 triệu đồng, chiếm khoảng 0,7% tổng GTSX của khối ngành nông ngư nghiệp. Chăn nuôi cá và một số loại con đặc sản đang có xu hướng phát triển theo nhu cầu thị trường Hà Nội. Cá đồng, cá ao từng bước được khôi phục và phát triển.

b) Công nghiệp

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng khu vực kinh tế công nghiệp bình quân hàng năm đạt 16,9%. GTSX của ngành đạt 1484,59 tỷ đồng; trong đó GTSX công nghiệp của huyện phát triển khá với 1084,3 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2004 – 2017 đạt 19,6%. Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và dệt may là thế mạnh của huyện. Ngoài ra trên địa bàn huyện cũng có các ngành công nghiệp khác như: công nghiệp chế biến sản phẩm lâm nghiệp, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí,… Các ngành này chiếm tỷ trọng nhỏ, dưới 21,89%.

Đối với các làng nghề sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; tính đến năm 2014 huyện Hoài Đức được công nhận 11 làng nghề cổ truyền đạt tiêu chuẩn quy định tại các xã như Minh Khai, Dương Liễu, La Phù, Kim Chung,… Các làng nghề của huyện đang được khôi phục và phát triển khá nhanh cả về số lượng, quy mô, trình độ công nghệ và hiệu quả sản xuất kinh doanh; bước đầu đã củng cố và phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống, làm tăng số lượng người lao động có việc làm; giúp phần ổn định đời sống, trật tự an ninh xã hội; đồng thời làm tăng đáng kể ngân sách địa phương.

c) Dịch vụ

Tổng doanh thu ngành dịch vụ thương mại năm 2017 đạt 886,72 tỷ đồng. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của huyện như hàng dệt len, thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, miến,… Hàng hoá nhập khẩu của huyện chủ yếu là các máy móc thiết bị, nguyên liệu sợi, hàng tiêu dùng từ các thị trường mà huyện xuất khẩu.

Hiện nay, du lịch huyện Hoài Đức cũng rất yếu so với tiềm năng phát triển. GTSX của ngành du lịch cũng quá nhỏ và chiếm tỷ trọng thấp so với toàn

bộ nền kinh tế của huyện. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng - tín dụng, bảo hiểm,… trên địa bàn huyện cũng thiếu đồng bộ, quy mô hoạt động cũng hạn chế. Do vậy, các loại hình dịch vụ này phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; chưa trở thành một ngành kinh tế động lực của huyện.

2.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a) Dân số

Năm 2017 dân số huyện Hoài Đức là 192 nghìn người, mật độ dân số khoảng 23,3 người/ha, cao hơn so với mật độ dân số của Hà Nội (19,7 người/ha) và cao hơn so với mật độ dân số trung bình của vùng đồng bằng sông Hồng (khoảng 9,3 người/ha) và cả nước (2,59 người/ha).

Trong giai đoạn 2004-2017 dân số huyện Hoài Đức tăng bình quân khoảng 1,56%/năm, dân số đô thị của huyện đạt mức tăng khá cao 5,25%/năm. hiện nay cơ cấu dân số chủ yếu vẫn là dân số nông thôn (93% dân số).

b) Lao động và việc làm

Cùng với sự gia tăng dân số tự nhiên, lực lượng lao động của huyện không ngừng tăng lên. Nhìn chung số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện hiện nay được sử dụng tương đối hợp lý. Cơ cấu lao động tương ứng với 3 khu vực nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ là 45,78% - 25,95% - 21,07%, cơ cấu này đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết việc làm cho người lao động của huyện Hoài Đức khi huyện tiến hành thu hồi đất nông nghiệp để tiến hành các khu đô thị theo quy hoạch.

Giai đoạn 2014-2017 huyện đã giải quyết việc làm cho gần 14.000 lao động, đặc biệt huyện đã tổ chức điều tra lao động, việc làm trên địa bàn toàn huyện, xây dựng đề án giải quyết lao động và việc làm cho nhân dân, tổ chức tốt các phiên giao dịch việc làm tạo điều kiện giúp người lao động tìm việc làm. Trong 5 năm qua đã mở được 56 lớp sơ cấp học nghề ngắn hạn với 1.503 học viên. Đến năm 2017 số người trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo đạt tỷ lệ 29,8%.

Mức sống của người dân trên địa bàn huyện trong những năm gần đây được cải thiện rất nhiều, công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả

đáng khích lệ. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 giảm xuống còn 4,48% (theo tiêu chí mới), hàng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 1%. Một trong những nguyên nhân chính để đạt được thành tựu đáng kể đó là do trong công tác xoá đói giảm nghèo đã nhận được sự quan tâm của huyện uỷ và UBND huyện kịp thời. Các chính sách xã hội được các cấp các ngành quan tâm ưu đãi người có công, hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội. Đến nay toàn huyện không còn hộ người có công với cách mạng nằm trong diện hộ nghèo. Thực hiện tốt công tác cho vay giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo và các chính sách xã hội khác, trong 5 năm doanh số cho vay đạt gần 157,5 tỷ đồng, trong đó cho vay hộ nghèo đạt trên 68 tỷ đồng với 9.168 hộ được vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)