Yêu cầu về quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 27)

Yêu cầu về quản lý tài chính đối với các trường THCS phải đảm bảo các yêu cầu sau: Quản lý theo dự toán; bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả; công khai minh bạch; trách nhiệm giải trình.

Quản lý theo dự toán: Quản lý theo dự toán là khâu cốt yếu có ý nghĩa quyết định với một chu trình ngân sách. Nếu khâu lập kế hoạch đạt kết quả tốt thì cơ bản cũng mới dừng ở trên giấy, nằm trong khả năng và dự kiến. Chúng có thể biến thành hiện thực hay không là tùy vào khâu quản lý dự toán. Quản lý dự toán thực hiện tốt sẽ có tác động tích cực bảo đảm thăng bằng thu – chi ngân sách định kỳ (tháng, quý, năm).

Bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả: Cán bộ quản lý tài chính cần phải nhận thức đúng đắn trách nhiệm của mình là sử dụng và huy động nguồn tài chính sao cho tiết kiệm mà có hiệu quả cao. Hiệu trưởng phải năng động, sáng tạo

trong việc huy động nguồn tài chính và biết tổ chức, phân phối, sử dụng các nguồn tài chính hợp lý nhằm phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập ngày càng tốt, đưa nhà trường ngày càng phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong việc công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phải liêm khiết trong công tác quản lý tài chính trong nhà trường.

Công khai minh bạch: Quản lý tài chính là tấm gương phản ánh các hoạt động tài chính của đơn vị thông qua các số liệu. Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát các quyết định thu chi tài chính, hạn chế những thất thoát và đảm bảo tính hiệu quả. Nguyên tắc công khai, minh bạch được thực hiện trong suốt chu trình ngân sách.

Trách nhiệm giải trình bao gồm hai yếu tố: khả năng giải đáp và chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra. Khả năng giải đáp là việc yêu cầu các viên chức phải giải trình theo định kỳ hoặc đột xuất những vấn đề liên quan đến việc sử dụng thẩm quyền của mình như thế nào, công tác tài chính được sử dụng vào đâu và đã đạt được kết quả gì. Cán bộ quản lý tài chính phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng thẩm quyền và giải trình kết quả thu được thông qua kiểm tra, ý kiến phản hồi của các cơ quan liên quan và của mọi người dân. Tăng cường trách nhiệm giải trình với bên ngoài là việc cần thiết trong bối cảnh hiện nay cần tăng cường các biện pháp kiểm soát để bảo đảm việc tiếp cận và chất lượng của đơn vị không bị giảm sút.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)