Quản lý thu chi tài chính tại các trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 60 - 77)

địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

2.3.3.1. Quản lý công tác lập dự toán

Từ năm 2007 trở về trước các trường trung học cơ sở áp dụng quản lý kinh phí sự nghiệp giáo dục đào tạo qua ngân sách của tỉnh cấp cho từng huyện và dựa trên điều kiện cụ thể, UBND huyện giao cho các trường THCS. Từ năm 2008 thực hiện phân cấp quản lý ngân sách đối với lĩnh vực giáo dục và đề án đổi mới giáo dục dựa trên Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và một số văn bản khác liên quan như: Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy

định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Kinh phí chi cho bộ máy được tính bằng số giáo viên trên đầu lớp nhân với lương, phụ cấp, các khoản đóng góp bình quân năm trên một biên chế. Chi các khoản kinh phí khác theo chế độ quy định như: Kinh phí chi trả phụ cấp thâm niên giáo viên theo Nghị định 54/2011/NĐ-CP của Chính phủ; kinh phí cấp bù học phí đối với học sinh thuộc đối tượng chính sách được miễn giảm học phí theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.

Căn cứ nhiệm vụ, chỉ tiêu đào tạo, chỉ tiêu kế hoạch thu, chi ngân sách năm được giao, các ngành, các đơn vị dự toán cấp I thực hiện phân bổ và giao dự toán thu, chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo đúng các quy định và hướng dẫn Luật ngân sách Nhà nước.

Đầu năm Phòng tài chính huyện Gia Bình căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ sự nghiệp được giao, các đơn vị xây dựng kế hoạch thu chi ngân sách cả năm trên cơ sở những chủ trương, chỉ đạo và hướng dẫn của các Bộ, UBND tỉnh và Sở Tài chính gửi cơ quan chủ quản. Đến cấp huyện, UBND huyện giao cho Phòng Tài chính dựa trên chỉ tiêu ngân sách hàng năm để báo các cơ quan trực thuộc để lập dự toán tài chính.

Các trường trung học cơ sở thực hiện lập dự toán sau đó gửi về Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Gia Bình. Sau đó Phòng Tài chính tổng hợp và lập dự toán chung cho toàn huyện và trình UBND để có quyết định phân dự toán cho các đơn vị. Sau đó, cơ quan tài chính tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ dự toán ngân sách các cấp, đảm bảo giao dự toán thu, chi ngân sách năm đến từng đơn vị sử dụng ngân sách trước ngày 31/12 của năm trước.

Sau khi có quyết định dự toán cho các đơn vị. Cơ quan chủ quản mới có cơ sở giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, đồng thời gửi cơ quan tài chính, Kho bạc cùng cấp để giám sát quá trình thực hiện dự toán.

Bảng 2.3. Đánh giá của cán bộ giáo viên về hoạt động lập dự toán đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Gia Bình

Chỉ tiêu

Có Không Không trả lời

SL (ý kiến) TL (%) SL (ý kiến) TL (%) SL (ý kiến) TL (%) Lập dự toán đúng theo quy định 52 57,78 21 21,11 17 18,89

Lập dự toán dựa trên

số liệu năm trước 64 71,11 14 15,56 12 13,33 Lập dự toán dựa trên

số lượng học sinh 71 78,89 14 15,56 5 5,56 Lập dự toán dựa trên

nhiệm vụ thu 55 61,11 20 22,22 15 16,67

Nguồn: Số liệu điều tra, (2020)

Quá trình lập dự toán thu hiện nay ở các trường THCS đã chặt chẽ hơn trước về cơ bản phản ánh được cả nguồn NSNN và nguồn ngoài NSNN, đáp ứng được các thông tin cần thiết để tổng hợp và xây dựng dự toán. Nhìn chung các trường THCS đều có những quy định khá chặt chẽ về mức thu, đối tượng thu, phương thức quản lý và sử dụng các nguồn thu ngoài NSNN. Phần nào đáp ứng được yêu cầu quản lý tài chính, góp phần tích cực trong việc bổ sung nguồn thu của các nhà trường.

2.3.3.3. Chấp hành ngân sách thu chi tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

Về nguồn thu

Nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách Nhà nước

Nguồn kinh phí NSNN cấp là nguồn tài chính quan trọng và chủ yếu để phát triển kinh tế, chiến lược phát triển giáo dục trong thời gian tới cũng đặt ra mục tiêu tăng cường nguồn tài chính cho giáo dục nhằm tăng tốc độ

phát triển. Kinh phí NSNN chủ yếu là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chi lương, các khoản phụ cấp theo lương, các khoản trích nộp tính lương cho cán bộ giáo viên của các trường; các khoản bù do chênh lệch cải cách tiền lương; kinh phí hỗ trợ học phí cho đối tượng được miễn giảm học phí theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021; và các khoản thu, hỗ trợ khác.

Bảng 2.4. Tình hình thực hiện thu từ nguồn ngân sách Nhà nước đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Gia Bình

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Đầu tư và phát triển 5,15 4,00 3,50 2,25 1,90 1,57 2,50 2,12 Lương, phụ cấp và các khoản trích nộp tính lương 28,15 33,00 29,70 35,10 35,61 35,21 40,03 41,55 Kinh phí hỗ trợ học phí theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP 0,31 0,28 0,32 0,30 0,28 0,27 0,31 0,30 Thu khác 5,00 4,50 8,50 7,66 7,15 8,76 6,25 5,45

Nguồn: Phòng Giáo dục đào tạo huyện Gia Bình, (2020)

Cùng với các khoản cấp từ NSNN cho giáo dục thì hàng năm tỉnh Bắc Ninh cũng có một khoản ngân sách của địa phương dành cho ngành giáo dục. Các khoản ngân sách này thường được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các trường THCS và khá sát so với dự toán từ các trường THCS trên địa bàn huyện,

điều này chứng tỏ khả năng dự toán thu từ nguồn ngân sách của các trường THCS trên địa bàn huyện khá sát với thực tế. Chính vì điều này mà tỷ lệ hoàn thành kế hoạch so với dự toán của các trường THCS trên địa bàn huyện là khá cao. Trong các nguồn thu từ NSNN thì các khoản thu có tỷ lệ hoàn thành kế hoạch khá thấp đó là các khoản thu từ nguồn ngân sách địa phương giành cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Riêng khoản thu từ kinh phí hỗ trợ, bù học phí theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ là có việc dự toán sát với thực tế. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch các nguồn thu từ NSNN cho các trường THCS được thể hiện qua bảng 2.4.

Bảng 2.5. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch dự toán các nguồn thu từ ngân sách Nhà nước đối với các trường trung học cơ trên địa bàn huyện Gia Bình

ĐVT:%

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019

Đầu tư phát triển 77,67 64,29 82,63 84,80

Lương, phụ cấp và các khoản trích nộp tính lương 117,23 118,18 98,88 103,80 Kinh phí hỗ trợ học phí theo Nghị định 86 90,32 93,75 96,43 96,77 Thu khác 90,00 90,12 107,48 87,20

Nguồn: Phòng Giáo dục đào tạo huyện Gia Bình, (2020)

Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp

Thu hoạt động sự nghiệp là hoạt động của nhà trường, rất được nhà trường chú trọng và quan tâm. Nguồn thu này đóng vai trò quan trọng trong tổng kinh phí của nhà trường trong điều kiện NSNN đầu tư cho giáo dục còn thấp. Thực hiện đề án đổi mới giáo dục và đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa giáo dục; Nhà nước có chính sách huy động mạnh mẽ các nguồn lực cho phát triển giáo dục đào tạo, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá

nhân tích cực tham gia các hoạt động phát triển giáo dục, xây dựng cơ chế quản lý, giám sát mọi nguồn lực đầu tư của xã hội cho giáo dục.

Thực hiện văn bản số 6890/BGD&ĐT- KHTC ngày 18 tháng 10 năm 2010 của Bộ Giáo dục đào tạo về việc: “Hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện cho các cơ sở giáo dục đào tạo’’; Văn bản số 7291/BGD&ĐT - GDTrH ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Bộ Giáo dục đào tạo về việc: “Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ ngày đối với các trường trung học.” Liên Sở Giáo dục đào tạo tỉnh Bắc Ninh và Sở Tài chính có công văn số 1091/LS- GDĐT- TC ngày 30 tháng 8 năm 2016 về việc hướng dẫn công tác thu và sử dụng các khoản thu thỏa thuận, tự nguyện trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Sau đó, Sở Giáo dục đào tạo Bắc Ninh tiếp tục ra các văn bản hướng dẫn cụ thể, để thực hiện đúng các văn bản quy định, đồng thời với việc tăng cường công tác quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân cho các cơ sở trường học đảm bảo đúng mục đích, đem lại hiệu quả thiết thực.

+ Các khoản thu theo quy định:

Thu học phí của học sinh các trường học trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói chung và các trường trung học cơ sở nói riêng phải lập dự toán và thực hiện thu theo đúng quy định. Công tác quản lý, sử dụng phải đảm bảo đúng quy định tại Quyết định số 48/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh về quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp từ năm học 2015-2016 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ về việc quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.

Thu tiền trông giữ xe đạp theo Quyết định số 02/2017/QĐ-UBND/QĐ- UBND ngày 23/01/2017 của UBND tỉnh Ban hành quy định giá dịch vụ trông giữ xe và chế độ quản lý, sử dụng tiền trông giữ xe trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Thu Bảo hiểm y tế học sinh thực hiện theo Luật Bảo hiểm y tế và văn bản hướng dẫn Liên ngành Giáo dục Đào tạo và Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh.

+ Các khoản thu khác:

Thu tiền học thêm thực hiện theo Quyết định số 86/2012/QĐ-UBND ngày 05/11/2012 của UBND tỉnh về việc quy định về dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Các khoản thu thỏa thuận và tự nguyện khác theo công văn số 2288/UBND-VX ngày 26/8/2016 của UBND tỉnh; Hướng dẫn số 1091/LS- GDĐT-TC ngày 30/8/2016 của Liên sở GDĐT-TC về việc hướng dẫn thu, sử dụng các khoản thu thỏa thuận, tự nguyện trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Các khoản thu thỏa thuận và tự nguyện phải được 100% phụ huynh học sinh đồng thuận nhất trí ký và biên bản họp phụ huynh học sinh thông báo các khoản thu, mức thu mới được tổ chức thu.

Các khoản đóng góp, tài trợ theo hình thức xã hội hóa để góp phần tăng cường cơ sở vật chất, trường học, hỗ trợ các hoạt động giáo dục thì việc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ phải được thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03/8/2018 của Bộ Giáo dục đào tạo.

Bảng 2.6. Tình hình thực hiện dự toán nguồn thu từ ngoài ngân sách đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Gia Bình

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Học phí 2,04 1,88 2,50 2,34 2,46 2,67 2,53 2,69 Các khoản thu khác 2,50 3,95 3,37 4,07 5,25 5,95 5,30 5,94 Cộng 4,54 5,83 5,87 6,41 7,71 8,62 7,83 8,63

Nguyên tắc thu: Thỏa thuận, tự nguyện, đúng mục đích, không ép buộc, không bình quân hoá (thu đủ chi, mang tính phục vụ, không mang tính kinh doanh). Dân chủ, công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thu và quản lý sử dụng theo đúng quy định Thông tư số 36/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Thông tư 61/2011/TT-BTC ngày 15/6/2017; Thông tư 90/2018/TT-BTC ngày 29/8/2018. Khi thực hiện thu các khoản thu trên các cơ sở giáo dục quan tâm thực hiện chế độ miễn giảm cho con em thuộc diện chính sách và con em thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định.

Quá trình tổ chức thu và quản lý sử dụng các khoản thu nêu trên, các đơn vị phải nghiêm túc thực hiện theo quy trình sau: Phải xây dựng dự toán thu, chi của từng khoản thu, chi ứng với từng nội dung công việc thống nhất trong Ban giám hiệu, tập thể hội đồng nhà trường về: Mức thu, mức chi, đối tượng thu và đối tượng hưởng lợi, hình thức tổ chức huy động đóng góp. Tổ chức hội nghị lấy ý kiến của phụ huynh học sinh, lập thành biên bản có đầy đủ chữ ký thống nhất cao của các thành phần tham dự hội nghị. Tổng hợp biên bản lập thành báo cáo đề nghị, gửi cơ quan quản lý cấp trên xem xét phê duyệt: Đối với các trường THCS (Báo cáo UBND xã, phường, thị trấn, Phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt). Hồ sơ trình duyệt: Báo cáo đề nghị phê duyệt các khoản thu có ý kiến xác nhận của UBND xã, phường thị trấn, kèm theo báo cáo gồm: Dự toán thu, chi của từng khoản thu; biên bản họp Ban giám hiệu; biên bản họp Hội đồng nhà trường; biên bản họp phụ huynh học sinh (từng lớp). Việc phê duyệt mức thu, chi của từng khoản thu phải sát thực tế, đúng nội dung, đúng mục đích sử dụng và phải có sự đồng đều giữa các trường trong cùng bậc học, trong khu vực địa bàn quản lý (tránh tình trạng nơi cao, nơi thấp). Khi được cơ quan cấp trên phê duyệt các đơn vị mới được tổ chức thu thực hiện thu, trước khi thu phải công khai các khoản thu,

mức thu của từng khoản theo mức thu được duyệt trước tập thể Hội đồng nhà trường, Hội phụ huynh học sinh theo qui định.

Bảng 2.7. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch dự toán các nguồn thu ngoài ngân sách đối với các trường trung học cơ trên địa bàn huyện Gia Bình

ĐVT:%

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019

Học phí 92,15 93,60 108,53 106,32

Các khoản thu khác 158,00 120,77 113,33 112,07

Nguồn: Phòng Giáo dục đào tạo huyện Gia Bình, (2020)

Các khoản thu ngoài ngân sách sẽ chủ yếu được các trường sử dụng để chi thường xuyên. Mức độ hoàn thành kế hoạch các khoản thu ngoài ngân sách của các trường THCS tại huyện Gia Bình hầu như đều vượt kế hoạch và các khoản thu đều cao hơn so với dự toán của các trường. Các khoản thu vượt dự toán nhiều nhất là các khoản thu về xã hội hóa của trường, các khoản thu dịch vụ và một số khoản thu khác. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch các khoản thu ngoài ngân sách của các trường THCS được thể hiện qua bảng 2.7.

Quản lý chi

Quản lý sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực tài chính đối với các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 60 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)