Tình hình giáo dục, đào tạo huyện Gia Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 49)

Sự nghiệp giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển về bề rộng và chiều sâu. Đến nay, toàn huyện đã có 39 trường thuộc các bậc học đạt chuẩn Quốc gia, trong đó có 6 trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2, đặc biệt đã có 100% trường thuộc bậc THCS đạt chuẩn Quốc gia. Chất lượng giáo dục toàn diện đại trà và mũi nhọn ở các bậc học được nâng cao.

Năm học 2018-2019, được sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đồ dùng thiết bị dạy học từ Mầm non đến THCS được bổ sung nhiều đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học.

Việc tổ chức ôn thi vào THPT được coi trọng. Kết quả thi vào THPT đạt tỷ lệ cao hơn so với năm học trước. Tỷ lệ đỗ vào THPT: 83,94% (so với năm học trước tăng 1,88%). Học sinh thi vào THPT luôn đứng ở tốp đầu toàn tỉnh, năm 2019 bình quân điểm thi đầu vào lớp 10 THPT với 03 môn Toán, Văn, Anh xếp thứ 2/8 huyện thị, thành phố.

sinh giỏi cấp huyện: 160 giải (33 giải nhất; 28 giải nhì; 56 giải ba; 43 giải khuyến khích). Thi học sinh giỏi cấp tỉnh: Khối 9 đạt 50 giải (1 nhất, 8 giải nhì; 20 giải ba; 21 giải khuyến khích) xếp thứ 3/8 huyện thị, thành phố. Khối 8 đạt 41 giải, trong đó: (3 nhất, 14 nhì, 7 ba, 17 khuyến khích) xếp thứ 5/8 huyện thị, thành phố. Tổng số giải đạt được là 91 giải.

Các cuộc thi khác: Thi Khoa học, kỹ thuật cấp huyện: 14 giải (4 giải nhất, 2 giải nhì, 6 ba, 2 khuyến khích); Thi Khoa học, kỹ thuật cấp tỉnh: 4 giải (3 nhì, 1 giải ba); Thi hùng biện Tiếng Anh cấp huyện: 15 giải ( 1 giải nhất; 2 giải nhì; 3 giải ba; 9 giải khuyến khích); Thi hùng biện Tiếng Anh cấp tỉnh: 1 giải (1 giải Nhì).

Duy trì nghiêm túc việc thực hiện quy chế chuyên môn, kỷ cương nền nếp trong các nhà trường. Chỉ đạo thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, khuyến khích học sinh tự học, tự nghiên cứu và các hoạt động theo nội dung “trường học thân thiện, học sinh tích cực, sáng tạo học tập”. Thực hiện mỗi trường học là một đơn vị tổ chức, động viên các thày cô giáo đổi mới phương pháp dạy học. Công tác vận động xây dựng quỹ khuyến học từ thôn, xã, dòng họ,. . . phát triển rộng khắp, có tác động tích cực động viên giáo viên giỏi, học sinh giỏi, học sinh đỗ vào đại học.

2.2. Khái quát chung về các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Gia Bình

2.2.1.Đặc điểm chung

Huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh có 15 trường THCS, đa số các trường đều đã được kiên cố hóa. Các trường THCS đều đặt ở vị trí trung tâm xã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và phụ huynh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm của từng xã mà số lớp và số học sinh ở các trường trong huyện không đồng đều. Số lượng học sinh, giáo viên và số lớp của các trường THCS trên địa bàn huyện Gia Bình được thể hiện qua bảng 2.1

Bảng 2.1. Đặc điểm chung các trường THCS huyện Gia Bình

STT Tên trường Số lượng

lớp (lớp) Số lượng học sinh (người) Số lượng giáo viên (người) 1 Trung học cơ sở Thị trấn Gia Bình 14 595 31

2 Trung học cơ sở Bình Dương 08 278 20

3 Trung học cơ sở Cao Đức 08 273 19

4 Trung học cơ sở Giang Sơn 11 371 23

5 Trung học cơ sở Lãng Ngâm 12 445 26

6 Trung học cơ sở Lê Văn Thịnh 14 548 42

7 Trung học cơ sở Nhân Thắng 10 412 22

8 Trung học cơ sở Quỳnh Phú 08 268 19

9 Trung học cơ sở Song Giang 09 329 21

10 Trung học cơ sở Thái Bảo 08 333 20

11 Trung học cơ sở Vạn Ninh 11 370 25

12 Trung học cơ sở Xuân Lai 12 455 28

13 Trung học cơ sở Đông Cứu 09 335 21

14 Trung học cơ sở Đại Bái 17 680 35

15 Trung học cơ sở Đại Lai 10 347 24

Tổng cộng 161 6.039 376

Nguồn: Phòng Giáo dục đào tạo huyện Gia Bình, (2020)

Huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh có kinh tế khá phát triển trong tỉnh nhưng cơ sở vật chất trường lớp các trường THCS của huyện, quy mô trường lớp chưa đồng bộ về phòng học kiên cố trang thiết bị đồ dùng dạy học. Hiện có một số trường có nhà đa năng, tất cả các trường có đủ phòng làm việc cho cán bộ giáo viên, khu vệ sinh dành cho giáo viên và học sinh, trang thiết bị, tài liệu phục vụ cho giảng dạy và học tập được trang bị tương đối đầy đủ. Tuy nhiên chất lượng của thiết bị, đồ dùng dạy học đã bắt đầu xuống cấp, nhiều đồ dùng đã hỏng không sử dụng được sau một thời gian sử dụng, nhiều thiết bị chất lượng kém, ...

Nói chung các trường THCS của huyện đã được trang bị cơ sở vật chất tương đối đầy đủ phục vụ cho công tác dạy và học, điều đó đã chứng tỏ rằng có được kết quả trên là có sự quan tâm của các ban ngành từ cấp trên xuống cơ sở, cùng với sự góp sức của nhân dân và các tổ chức xã hội trong và ngoài huyện. Đội ngũ giáo viên THCS cơ bản đủ về số lượng, trình độ đào tạo ngày càng chuẩn hóa, cơ cấu có sự đồng bộ hơn, đây chính là điều kiện thuận lợi giúp ngành giáo dục của huyện đề ra phương hướng phù hợp với điều kiện của địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục của cả nước nói chung và của huyện Gia Bình nói riêng.

Sự nghiệp giáo dục huyện Gia Bình những năm trở lại đây có sự thay đổi rõ rệt về chất lượng giáo dục, thể hiện kết quả học tập lên lớp chuyển cấp được tăng lên, tỷ lệ lên lớp của các khối cũng khác nhau. Nhất là tỷ lệ thi vào các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện cũng tăng lên theo các năm và tỷ lệ đỗ vào các trường trung học phổ thông được cải thiện nhờ vào sự nỗ lực cán bộ giáo viên và các hiệu trưởng chỉ đạo sát sao và định hướng các em học sinh lớp 9 suy nghĩ kỹ trước khi đăng ký thi vào các trường trung học phổ thông. Chính vì định hướnghay hướng nghiệp tốt cho lên các em học sinh lớp 9 cũng hiểu rõ và biết năng lực của bản thân mình mà đăng ký vào các trường phù hợp với lực học của mình do đó tỷ lệ đỗ vào cấp 3 được tăng dần lên qua các năm.

Nhìn tổng thể, tỉ lệ giáo viên ở các trường THCS huyện Gia Bình cơ bản đủ so với quy định. Nhưng tỉ lệ giáo viên trên lớp ở các trường có sự chênh lệch rõ rệt, do sự phân bố không đồng đều, có trường thừa giáo viên, có trường thiếu giáo viên, cơ cấu bộ môn không đồng đều, môn thì thừa (đặc biệt là các môn tự nhiên như toán, lý, hóa) môn lại thiếu (như môn công nghệ, âm nhạc,…).

2.2.2. Tình hình nhân sự

Tính đến thời điểm 01/12/2019, tổng số đội ngũ cán bộ viên chức và người lao động của trường THCS huyện Gia Bình là 427 người, trong đó có quản lý: 31 người; giáo viên: 345 người và 51 cán bộ hành chính. Tổng số giáo

viên của các trường THCS ở huyện Gia Bình năm học 2019- 2020 là 376 giáo viên với số lượng học sinh là 6.039 học sinh (với 161 lớp). Tuy nhiên số lượng giáo viên qua các năm học thường có sự biến động, nhưng sự biến động này không nhiều.

Bảng 2.2. Tình hình đội ngũ của các trường THCS huyện Gia Bình giai đoạn 2016-2019

ĐVT: người

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019

1. Phân theo chức danh nghề nghiệp 425 425 431 427

1.1. Giáo viên 373 371 379 376

1.2. Nhân viên (nhân viên hành chính) 52 54 52 51

2. Phân theo hình thức làm việc 425 425 431 427

2.1. Biên chế 413 411 417 404

2.2. Hợp đồng 12 14 14 23

3. Phân theo trình độ chuyên môn 425 425 431 427

3.1. Thạc sĩ 9 15 19 26

3.2. Đại học 310 333 334 343

3.3.Cao đẳng 83 56 56 39

3.4. Khác 23 21 22 19

Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên 425 425 431 427

Nguồn: Phòng Giáo dục đào tạo huyện Gia Bình, (2020)

Tỷ lệ cán bộ công nhân viên làm các nhiệm vụ như kế toán, thủ quỹ (cán bộ tài chính), văn thư, bảo vệ, tạp vụ,… được gọi chung là nhân viên hành chính của các trường THCS tại huyện Gia Bình chiếm khoảng 12% tổng số cán bộ công nhân viên chức của các trường THCS trên địa bàn huyện Gia Bình. Số lượng cán bộ hành chính như vậy là khá phù hợp với cơ cấu cán bộ tại các trường THCS với số lượng đội ngũ giáo viên chiếm đa số. Trong các trường

THCS cán bộ quản lý chính là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường thì còn có 2 nhân viên chuyên môn làm công tác tài chính tại các trường là kế toán và thủ quỹ. Hai nhân viên này có nhiệm vụ chính là quản lý các khoản thu, chi trong toàn trường, làm báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm về tài chính đối với Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng.

Đối với đội ngũ giáo viên thì tất cả giáo viên THCS tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đều có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn. Hàng năm được sự quan tâm của ban lãnh đạo các trường và Phòng Giáo dục và Đào tạo, tạo điều kiện cho giáo viên đi học. Do vậy trình độ giáo viên được nâng cao rõ rệt.

Trình độ đào tạo của giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Gia Bình ta có thể thấy về chuyên trình độ đào tạo đang được cải thiện rõ rệt qua các năm. Có được như vậy chính vì Nhà nước có chính sách trả lương theo bằng cấp, do đó giáo viên không ngừng tham gia vào các lớp đại học từ xa hay tại chức một phần để nâng cao chuyên môn một phần cải thiện mức thu nhập. Cùng với đó là chính sách tạo điều kiện cho các giáo viên đi học để nâng cao trình độ. Hiện nay số lượng giáo viên có trình độ thạc sĩ là 26 người; số lượng giáo viên có trình độ đại học là 302 người; còn lại là 48 giáo viên có trình độ cao đẳng.

2.3. Thực trạng quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh sở trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

2.3.1. Hệ thống văn bản pháp quy trong quản lý tài chính

Hoạt động quản lý thu chi tài chính của trường THCS cơ bản tuân thủ theo các văn bản quy định của Nhà nước hiện hành có điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Một số văn bản chính đơn vị đang áp dụng như sau:

Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015;

Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách Nhà nước;

Hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/01/2018;

Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chế độ thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và Nghị định 86/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định 49 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2015;

Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/2/2015 thay thế Nghị định 43 có hiệu lực từ ngày 06 tháng 4 năm 2015. Tuy nhiên, chưa có Thông tư hướng dẫn Nghị định 16 cho từng lĩnh vực cụ thể nên hiện nay các THCS vẫn còn áp dụng Nghị định 43.

Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 24 tháng 9 năm 2007 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006. Thông tư 113/2007/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính về Sửa đổi Thông tư 71/2006/TT-BTC.

Thông tư 81/2006/TT-BTC ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài chính về: Hướng dẫn kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính;

Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;

Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và tổ chức được ngân sách Nhà nước hỗ trợ;

Quyết định 67/2004/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về: Ban hành quy chế tự kiểm tra tài chính.

Thông tư số 188/2014/TT-BTC ngày 10 thán 12 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định 84/2014/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

Thông tư số 108/TT-BTC ngày 18 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước hàng năm.

Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ Tài chính về Quy định hệ thống mục lục ngân sách Nhà nước.

Thông tư 08/2014/TT-BGDĐT để xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và tổ chức các hoạt động thu chi tài chính.

Các khoản đóng góp, tài trợ theo hình thức xã hội hóa để góp phần tăng cường cơ sở vật chất, trường học, hỗ trợ các hoạt động giáo dục được thực hiện theo Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03/8/2018 của Bộ Giáo dục Đào tạo;

Ngoài ra đơn vị còn sử dụng một số văn bản của tỉnh về quy định định mức thu chi các hoạt động như:

Nghị quyết số 78/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;

Quyết định số 48/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh về quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp từ năm học 2015-2016 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và thực hiện chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ;

Quyết định số 02/2017/QĐ-UBND ngày 23/01/2017 của UBND tỉnh Ban hành quy định về giá dịch vụ trông giữ xe và chế độ quản lý, sử dụng tiền trông giữ xe trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Quyết định số 05/2019/QĐ- UBND ngày 03/5/2019 tỉnh về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy định giá dịch vụ trông giữ xe và chế độ quản lý, sử dụng từ dịch vụ trông giữ

xe trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh kèm theo Quyết định số 02/2017/QĐ-UBND ngày 23/01/2017 của UBND tỉnh Bắc Ninh;

Thu tiền dạy thêm học thêm theo Quyết định số 86/2012/QĐ-UBND ngày 05/11/2012 của UBND tỉnh về việc quy định về dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

2.3.2.Tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý tài chính

Trên địa bàn huyện Gia Bình hiện có 15 trường THCS ở 14 xã và thị trấn. Đối với các trường THCS tại huyện Gia Bình là loại hình đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)