Hoàn thiện, đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính đối với các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 111 - 115)

với các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Phân định nguồn thu phải bảo đảm cho các trường THCS có sự độc lập và linh hoạt nhất định trong quản lý tài chính của trường mình. Việc phân cấp phải phù hợp với mục tiêu phát triển của các trường và của cả huyện. Bảo đảm mức thu thỏa đáng để chi cho các hoạt động của trường nhưng không được vượt quá các quy định của Nhà nước.

Việc tính toán phân bổ nguồn ngân sách cho các trường THCS cần phải đơn giản, dựa trên các yếu tố khách quan, minh bạch và không chịu ảnh hưởng của cơ chế “xin – cho”.

Những nguồn lực tài chính được phân cấp phải bảo đảm tính có thể dự đoán được để tạo điều kiện cho các trường THCS có thể tính toán được nguồn thu của trường mình để có thể dự toán chi, sử dụng các nguồn lực đó cho những hoạt động của trường.

Xác định rõ ràng và minh bạch về trách nhiệm chi tiêu của các trường trung học cơ sở trong việc sử dụng nguồn ngân sách nhà nước theo Luật Ngân sách Nhà nước. Cùng với đó là tiếp tục hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp với điều kiện của các trường. Nghiên cứu để xác định mức phân bổ ngân sách một cách khoa học và phù hợp hơn cho mỗi lĩnh vực cụ thể. Việc phân bổ ngân sách cho giáo dục không nên dựa vào đầu số học sinh của từng trường, mà nên căn cứ vào mục tiêu phát triển cho

từng trường, đặc biệt là các nguồn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phòng học nên ưu tiên cho các trường có điều kiện khó khăn để đầu tư phát triển trước chứ không nên phân bổ đều và dàn trải như hiện nay.

Giao quyền và gắn trách nhiệm cho Hiệu trưởng các trường về việc tự xác định việc chi tiêu trong nhà trường theo đúng quy định của pháp luật. Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi đối với các dịch vụ công, nhiệm vụ công việc cần tuân thủ theo nguyên tắc chung nhưng có thể khác nhau giữa các trường cho phù hợp với các trường, do hiệu trưởng quyết định nhưng phải tuân theo quy chế chi tiêu nội bộ nhà trường và quy chế này phải được lấy ý kiến của cán bộ giáo viên trong trường.

Tại các trường THCS, đổi mới quản trị là thực hiện tốt quy chế công khai dân chủ ở cơ sở, đồng thời với việc thực hiện quản lý và sử dụng kinh phí theo đúng quy định của Luật ngân sách, thực hiện các nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nước ban hành; thực hiện cơ chế tự chủ, chịu trách nhiệm giải trình, công khai, chịu sự giám sát của các chủ thể nhà trường, Nhà nước và xã hội, chịu trách nhiệm báo cáo, giải trình trước các hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý các cấp.

Đổi mới phương thức xây dựng và giao kế hoạch ngân sách cho các trường THCS theo hướng lập kế hoạch và giao trần ngân sách trung hạn (3 năm), giúp cho các trường THCS chủ động sắp xếp, bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách phù hợp với trần ngân sách được nhà nước giao. Đồng thời có giải pháp huy động thêm các nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ ưu tiên của các trường theo sự chỉ đạo của UBND huyện Gia Bình và tỉnh Bắc Ninh.

Ngân sách Nhà nước đầu tư cho các trường THCS đảm bảo đạt mức chất lượng tối thiểu phù hợp với nhu cầu phát triển chung của huyện, của tỉnh đối với giáo dục THCS. Các trường có thể quy định mức chất lượng tối thiểu cao hơn, tuỳ theo điều kiện của từng trường.

Tăng đáng kể tỷ trọng ngân sách dành đào tạo, định hướng phát triển nghề nghiệp cho học sinh tại các trường, đặc biệt là học sinh của khối lớp 8, lớp 9.

UBND huyện khuyến khích sự đóng góp của xã hội cho giáo dục theo khả năng của cá nhân, tập thể hảo tâm. UBND huyện ban hành những quy định để các trường THCS được dễ dàng nhận và sử dụng có hiệu quả các khoản tài trợ của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp tự nguyện, sự đóng góp của phụ huynh học sinh cho giáo dục.

Ngân sách Nhà nước hướng tới hỗ trợ các trường trung học cơ sở như: hỗ trợ đào tạo giáo viên có trình độ cao; thực hiện các chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; cấp bù học phí cho con em các gia đình chính sách; hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị học tập nhằm nâng cao\chất lượng đào tạo cho các trường.

3.2.7. Tăng cường sự lãnh đạo, sự phối kết hợp giữ các cơ quan liên quan đối với quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

HĐND, UBND huyện chỉ đạo triển khai, cụ thể hoá kịp thời các chủ trương chính sách chế độ về quản lý tài chính trong lĩnh vực giáo dục đào tạo phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, nhất là các chính sách chế độ về học phí, tạo điều kiện cho các trường THCS trên địa bàn huyện tháo gỡ khó khăn về nguồn tài chính khi áp dụng và thực hiện đúng chính sách, chế độ về học phí. Việc giao kế hoạch thu chi ngân sách hàng năm cần gắn với kế hoạch trung hạn và dài hạn của ngành, từ đó tạo điều kiện để các trường THCS có sự chủ động trong sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện nhiệm vụ, hoạt động, chế độ chính sách và dự kiến kinh phí theo trần ngân sách được xác định trước để cân đối giữa nhu cầu chi với khả năng nguồn lực tài chính công.

Tăng cường quản lý và sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý cấp sở, ngành đối với các trường THCS. Đổi mới công tác lập kế hoạch, phân bổ nguồn thu, nhiệm vụ chi hợp lý, công bằng giữa các đơn vị. Dự toán ngân sách phải dựa trên cơ sở kết quả “đầu ra” của giáo đào tạo nhằm sử dụng hợp lý các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục - đào tạo. Cần phối kết hợp chặt chẽ trong quá trình phân bổ, giao chỉ tiêu kế hoạch đào tạo giữa cơ quan quản lý giáo dục các cấp và cơ quan tài chính, kế hoạch đầu tư để có cơ sở phân bổ, giao kế hoạch tài chính một cách hợp lý, đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ của các trường THCS.

Tiếp tục đầu tư các nguồn lực cho giáo dục, đặc biệt là nguồn lực tài chính, tăng cường đầu tư phát triển, đầu tư trọng điểm cho các trường trọng điểm, và ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho các trường thiếu thốn, khó khăn về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác dạy và học.

Mặc dù đã có chủ trương và chính sách khuyến khích xã hội hoá giáo dục, tuy nhiên huyện cần phải có cơ chế cụ thể, hữu hiệu nhằm huy động hơn nữa các nguồn lực đầu tư cho giáo dục đào tạo của huyện.

Thực hiện phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý giáo dục với cơ quan quản lý tài chính các cấp (như Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Phòng Tài chính huyện Gia Bình) trong công tác kiểm tra giám sát quá trình thực hiện quản lý tài chính đối với các trường THCS trên địa bàn huyện, đảm bảo sự thống nhất, tuân thủ các quy định chung về chế độ, định mức chi tiêu … của Nhà nước nói chung cũng như các chế độ chính sách đã được quy định theo tính chất đặc thù của ngành.

Đối với Kho bạc Nhà nước

Kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi của các trường THCS huyện Gia Bình nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý tài chính. Đây là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự mềm dẻo và linh hoạt trong đó vai trò quan trọng

chủ yếu là hệ thống Kho bạc Nhà nước. Quản lý chặt chẽ các khoản chi ngân sách theo nguyên tắc “tiết kiệm, hiệu quả”:

Thứ nhất, có cơ chế phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong hoạt động kiểm soát chi đối với dự toán của đơn vị đảm bảo thống nhất, tuân thủ các quy định của Nhà nước về chế độ, định mức chi tiêu, phương thức thanh toán,...

Thứ hai, phương thức cấp phát, thanh toán của Kho bạc Nhà nước cho nhà trường cần quản lý chặt chẽ, thống nhất trên cơ sở phù hợp với thực tế làm cơ sở cho việc kiểm soát chi ở các khâu tiếp theo được thuận lợi và đầy đủ hơn.

Thứ ba, phải có văn bản hướng dẫn thực hiện kiểm soát thu, chi thống nhất và đồng bộ, kiểm soát tất cả các khoản thu, chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước.

Thứ tư, mở rộng hình thức thanh toán qua Kho bạc Nhà nước để đảm bảo thuận lợi cho hoạt động thanh toán của đơn vị, vừa thanh toán trực tiếp vừa thanh toán theo hình thức online.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)