Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 115)

3.3.1. Với Chính phủ

Việc ban hành cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo công lập còn chậm, chưa đồng bộ. Tuy đã có Nghị định 16/2015/NĐ – CP ngày 14/02/2015 thay thế cho Nghị định 43/2006/NĐ – CP quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đơn vị sự nghiệp công lập nhưng vẫn cần phải có quy định riêng cho các trường THCS nói riêng so với các trường giáo dục khác đặc biệt như giáo dục cao đẳng, đại học. Vì vậy việc hoàn thiện cơ chế, chính sách phải tiến hành từ khâu rà soát, đánh giá các cơ chế chính sách, chế độ đã thực hiện trong nhiều năm qua, xem xét nhu cầu hiện tại và tính đến đòi hỏi tương lai. Cơ chế mới

phải đồng bộ, tránh tình trạng chồng chéo, không minh bạch, không tạo kẽ hở, không gây cản trở quá trình thực hiện.

Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung những quy định về tiêu chuẩn, định mức phù hợp với thực tiễn và tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp khi đổi mới cơ chế quản lý tài chính. Hệ thống văn bản quy định các tiêu chuẩn, chế độ, chính sách, định mức đã bộc lộ những bất cập gây khó khăn cho các đơn vị sự nghiệp nói chung và các trường THCS nói riêng khi thực hiện cơ chế quản lý theo hướng tự chủ tài chính. Vì vậy việc sửa đổi, ban hành các định mức, tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay là yêu cầu khách quan nhằm tạo thuận lợi hơn cho các trường THCS thực hiện quyền tự chủ tài chính của mình. Việc xây dựng các tiêu chuẩn, định mức phải được tính toán kỹ dựa trên các căn cứ khoa học và cơ sở khách quan, trách tình trạng các tiêu chuẩn, định mức không có tính thực tiễn, kìm hã m sự phát triển hoạt động sự nghiệp.

Đề nghị tiếp tục ban hành khung học phí theo từng năm học. Tuy nhiên việc xây dựng mức trần học phí cần khảo sát, tính toán cho phù hợp tình hình thực tế nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo nhưng cũng không làm giảm cơ hội học tập của người học.

Đổi mới phương án đầu tư các dự án theo phương thức các trường được tự chủ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, mua sắm.

Nhà nước công bố công khai các tiêu chí về yêu cầu chất lượng đối với từng cấp học và mức thu học phí cần thiết để đảm bảo tiêu chí chất lượng giáo dục và đào tạo theo yêu cầu với từng cấp học, ngành học ở từng khu vực, vùng miền.

3.3.2. Với các Bộ ngành liên quan

Định mức phân bổ ngân sách cho giáo dục đào tạo phải gắn với tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo (giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất,…). Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thiện hệ thống định

mức ngành giáo dục đào tạo (một số định mức giáo dục đào tạo hiện nay không sát thực tế, chậm được sửa đổi), điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản lý ngân sách giáo dục đào tạo, là căn cứ cơ bản để phân bổ nguồn lực một cách hợp lý và chính xác.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nâng cao tính tự chủ hơn nữa cho các trường THCS cả về tài chính, cơ cấu tổ chức và nhân sự. Sớm ban hành quy hoạch phát triển các đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; các tiêu chuẩn, định mức tiêu chí chất lượng dịch vụ công. Phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường lớp cho giai đoạn tiếp theo.

Bộ Nội vụ xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập một số tổ chức kiểm định và đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp. Sửa đổi Nghị định 71/2003/NĐ-CP ngày 19/06/2003 của Chính phủ về phân cấp quản lý biên chế sự nghiệp cho phù hợp với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ ngành liên quan xây dựng cơ chế hạch toán đầy đủ đầu vào - đầu ra đối với một số loại hình đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công lập.

Tiếp tục đảm bảo và cấp đủ kinh phí hỗ trợ, miễn giảm chi phí học tập cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo/ cận nghèo.

3.3.3. Đối với tỉnh Bắc Ninh

Triển khai và cụ thể hoá kịp thời các chủ trương chính sách chế độ về quản lý tài chính trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục trung học cơ sở cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Tiếp tục đầu tư các nguồn lực cho giáo dục, đặc biệt là nguồn lực tài chính, tăng cường đầu tư phát triển, đầu tư trọng điểm cho các trường trung học cơ sở.

Tăng cường hỗ trợ kịp thời, đồng bộ cho các trường về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và các điều kiện bảo đảm cho dạy và học.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thu thập, xử lý các thông tin về tình hình thực hiện tài chính ở các trường THCS trong tỉnh để phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém, bất cập để có những biện pháp điều chỉnh, khắc phục kịp thời.

Thực hiện chức năng phối kết hợp trong công tác kiểm tra giám sát quá trình thực hiện quản lý tài chính trong các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh nói chung và trên địa bàn huyện Gia Bình nói riêng.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý tài chính đối với các trường THCS trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ở Chương 2. Chương 3 trình bày định hướng và đưa ra các giải pháp theo hướng nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, nâng cao tính tự chủ trong quản lý tài chính của các trường THCS huyện Gia Bình trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Thực tiễn trong những năm gần đây, công cuộc đổi mới kinh tế đất nước đã khẳng định tình hình giáo dục đào tạo đã có những chuyển biến tích cực. Việc phân cấp quản lý nhằm tăng tính tự chủ là đòi hỏi khách quan xuất phát từ quy luật của kinh tế thị trường, việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các trường THCS là một yêu cầu cấp thiết. Quản lý tài chính tại các trường THCS là việc giao quyền tự quyết định, tự chủ về tài chính cho Hiệu trưởng nhà trường, nhưng phải chịu sự giám sát của cán bộ giáo viên trong trường và các cơ quan quản lý trực tiếp như Phòng Tài chính – Kế hoạch của huyện, Phòng Giáo dục đào tạo của huyện, Kho bạc nhà nước nơi trường mở tài khoản. Các nội dung công việc trong quản lý tài chính của các trường trung học cơ sở là quản lý nguồn thu từ ngân sách và thu sự nghiệp; cùng với đó là quản lý chi như chi cho con người, chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chi thường xuyên,…

Hiện nay đối với các trường THCS tại các địa phương thì nguồn kinh phí xã hội hóa, hoặc giao tự chủ cho các trường chưa được thực hiện như các trường đại học, cao đẳng. Các trường trung học cơ sở tuy được giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, được thực hiện xã hội hóa để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhưng vẫn được Nhà nước và địa phương hỗ trợ với nguồn ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục phổ thông và ngân sách địa phương hỗ trợ. Các khoản thu xã hội hóa hay học phí của bậc THCS vẫn còn khá thấp và các khoản này hầu như chỉ đủ để phục vụ các nhiệm vụ chi thường xuyên của các trường. Đánh giá của cán bộ, giáo viên về công tác quản lý thu tài chính là khá tốt, tỷ lệ cán bộ giáo viên biết và tham gia ý kiến trong việc lập dự toán, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ,… là khá cao. Tuy nhiên, đánh giá của phụ huynh học sinh về các khoản thu của trường thì chưa cao, đa phần đánh giá ở mức độ bình thường và việc lấy ý kiến phản hồi, góp ý là hầu như chỉ mang tính chất hình thức.

Các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu trong đơn vị dự toán hiện nay được nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở chưa thực sự khoa học nên còn thiếu tính thuyết phục, nhất là một số định mức khoán chi tiêu theo các khoản mục. Mặc dù đã thực hiện chế độ tự chủ về tài chính song trong quá trình điều hành chi tiêu của các đơn vị vẫn chưa thật sự tiết kiệm, các khoản chi hành chính tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi, các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn chưa có những chuyển biến đáng kể.

Chi trong các trường trung học cơ sở chưa được cán bộ giáo viên đánh giá cao nên việc đánh giá thực hiện chi tại các trường trung học cơ sở cũng không được đánh giá cao. Đặc biệt là việc sử dụng minh bạch nguồn kinh phí không được cán bộ giáo viên đánh giá.

Một số vi phạm trong việc quản lý tài chính trong các trường THCS trên địa bàn huyện thời gian qua tập trung nhiều vào việc lập dự toán của các trường chênh lệch nhiều so với thực hiện, điều này chứng tỏ trình độ của cán bộ tài chính tài trường còn hạn chế. Đặc biệt là trong các trường khi lập quyết toán tài chính còn nổi lên sai phạm như: chứng từ, hồ sơ thanh toán, các điều kiện chi và giấy rút dự toán do một số trường lập gửi Kho bạc Nhà nước huyện để quyết toán còn chưa đầy đủ.

Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính tại các trường THCS, luận văn đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại các trường THCS trên địa bàn huyện Gia Bình trong thời gian tới là: Nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn thu; Sử dụng tiết kiệm, nâng cao hiệu quả quản lý chi; Hoàn thiện, đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính của các trường THCS trên địa bàn huyện Gia Bình; Tăng cường công tác thanh tra tài chính và kiểm soát chi; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý tài chính đối với các trường THCS trên địa bàn huyện Gia Bình; Tăng cường sự lãnh đạo của cấp chính quyền đối với quản lý tài chính tại các trường THCS trên địa bàn huyện Gia Bình./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ Giáo dục đào tạo (2008), Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 – 2020, Hà Nội.

2.Bộ Giáo dục đào tạo (2009), Đổi mới cơ chế tài chính, quy định về thu chi kiểm toán, kế toán và thu chi ngành giáo dục- đào tạo, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội

3.Bộ Giáo dục đào tạo, văn bản số 6890/BGD&ĐT- KHTC ngày 18 tháng 10 năm 2010 “Hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện cho các cơ sở giáo dục đào tạo”, Hà Nội.

4.Bộ Giáo dục đào tạo, Văn bản số 7291/BGD&ĐT - GDTrH ngày 01 tháng 11 năm 2010 “Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ ngày đối với các trường trung học”, Hà Nội.

5.Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục & đào tạo - Bộ Nội vụ (2003), Thông tư liên tịch số 21/2003/TTLT/BTC-BGD&ĐT-BNV ngày 24 tháng 3 năm 2003

hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục đào tạo công lập hoạt động có thu, Hà Nội.

6.Bộ Tài chính (2004), Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước, Quyết định số 67/2004/QĐ – BTC ngày 13/08/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, Hà Nội. 7.Bộ Tài Chính (2006), Luật Kế toán và hệ thống văn bản hướng dẫn thực

hiện, Hà Nội.

8.Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ về tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

9.Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ về tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

10.Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

11.Chính phủ (2015), Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về chế độ thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-202, Hà Nội. 12.Dương Đăng Chính (2009), Giáo trình Lý thuyết tài chính, Nhà xuất bản

Tài chính, Hà Nội,

13.Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại Bảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14.Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết 29 – NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Hà Nội.

15.Hà Thị Hương Giang (2015), Hoàn thiện quản lý tài chính tại Sở Lao động Thương binh Xã hội Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính- Ngân hàng, Học viện Hành chính Quốc gia.

16.Nguyễn Thị Hạnh, (2018), Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia

17.Học viện Tài chính (2013), Đổi mới chính sách tài chính đơn vị sự nghiệp công và dịch vụ công, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ 2012, Hà Nội.

18.Hoàng Thị Trà Hương (2019), Quản lý tài chính tại Trường Đại học kinh tế, Đại học Huế, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính- Ngân hàng, Học viện Hành chính Quốc gia.

19.Trần Ngọc Hiên (2003), Quản lý tài chính công lý luận và thực tiễn, Kỷ yếu hội thảo, Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội.

20.Liên Sở Giáo dục đào tạo tỉnh Bắc Ninh và Sở Tài chính, công văn số 1091/LS-GDĐT- TC ngày 30 tháng 8 năm 2016 về việc hướng dẫn công tác thu và sử dụng các khoản thu thỏa thuận, tự nguyện trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, GDTX công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

21.Nguyễn Tấn Lượng (2011), Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường Đại học công lập tự chủ tài chính trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế tài chính- Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

22.Hồ Minh (2014), Hoàn thiện cơ chế thường xuyên tài chính tại Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia.

23.Phòng Giáo dục đào tạo huyện Gia Bình (2017), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2017-2018 của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

24.Phòng Giáo dục đào tạo huyện Gia Bình (2018), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2018-2019 của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

25.Phòng Giáo dục đào tạo huyện Gia Bình (2019), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2019-2020 của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)