Hoạt động quản lý thu chi tài chính của trường THCS cơ bản tuân thủ theo các văn bản quy định của Nhà nước hiện hành có điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Một số văn bản chính đơn vị đang áp dụng như sau:
Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015;
Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách Nhà nước;
Hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/01/2018;
Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chế độ thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và Nghị định 86/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định 49 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2015;
Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/2/2015 thay thế Nghị định 43 có hiệu lực từ ngày 06 tháng 4 năm 2015. Tuy nhiên, chưa có Thông tư hướng dẫn Nghị định 16 cho từng lĩnh vực cụ thể nên hiện nay các THCS vẫn còn áp dụng Nghị định 43.
Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 24 tháng 9 năm 2007 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006. Thông tư 113/2007/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính về Sửa đổi Thông tư 71/2006/TT-BTC.
Thông tư 81/2006/TT-BTC ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài chính về: Hướng dẫn kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính;
Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;
Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán ngân sách và tổ chức được ngân sách Nhà nước hỗ trợ;
Quyết định 67/2004/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về: Ban hành quy chế tự kiểm tra tài chính.
Thông tư số 188/2014/TT-BTC ngày 10 thán 12 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định 84/2014/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
Thông tư số 108/TT-BTC ngày 18 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước hàng năm.
Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ Tài chính về Quy định hệ thống mục lục ngân sách Nhà nước.
Thông tư 08/2014/TT-BGDĐT để xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và tổ chức các hoạt động thu chi tài chính.
Các khoản đóng góp, tài trợ theo hình thức xã hội hóa để góp phần tăng cường cơ sở vật chất, trường học, hỗ trợ các hoạt động giáo dục được thực hiện theo Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03/8/2018 của Bộ Giáo dục Đào tạo;
Ngoài ra đơn vị còn sử dụng một số văn bản của tỉnh về quy định định mức thu chi các hoạt động như:
Nghị quyết số 78/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;
Quyết định số 48/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh về quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp từ năm học 2015-2016 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và thực hiện chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ;
Quyết định số 02/2017/QĐ-UBND ngày 23/01/2017 của UBND tỉnh Ban hành quy định về giá dịch vụ trông giữ xe và chế độ quản lý, sử dụng tiền trông giữ xe trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Quyết định số 05/2019/QĐ- UBND ngày 03/5/2019 tỉnh về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy định giá dịch vụ trông giữ xe và chế độ quản lý, sử dụng từ dịch vụ trông giữ
xe trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh kèm theo Quyết định số 02/2017/QĐ-UBND ngày 23/01/2017 của UBND tỉnh Bắc Ninh;
Thu tiền dạy thêm học thêm theo Quyết định số 86/2012/QĐ-UBND ngày 05/11/2012 của UBND tỉnh về việc quy định về dạy thêm học thêm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
2.3.2.Tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý tài chính
Trên địa bàn huyện Gia Bình hiện có 15 trường THCS ở 14 xã và thị trấn. Đối với các trường THCS tại huyện Gia Bình là loại hình đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ “quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập”.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quản lý tài chính tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Gia Bình
Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Bình, (2019)
UBND tỉnh Bắc Ninh Bộ Giáo dục đào tạo Sở Tài chính tinh Bắc Ninh
Sở Giáo dục đào tạo Bắc Ninh UBND huyện
Gia Bình
Phòng Tài chính huyện Gia Bình
Phòng Giáo dục đào tạo huyện Gia Bình
Các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Gia Bình
Hiệu trưởng quản lý bằng quy chế chi tiêu nội bộ
Dù thực hiện cơ chế quản lý tài chính như đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập nhưng cơ bản chịu sự quan lý toàn diện của Sở chủ quản, các đơn vị này vẫn là đơn vị dự toán trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh, được Sở Giáo dục và Đào tạo giao dự toán thu chi ngân sách hằng năm, mức thu học phí thu theo quy định của UBND tỉnh Bắc Ninh, đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương và thu nhập của dân cư trên địa bàn. Trên địa bàn huyện Gia Bình, các trường THCS tuân theo quy trình quản lý tài chính do UBND huyện quản lý. UBND huyện giao cho cho Phòng tài chính của huyện quản lý về mặt tài chính chung tất cả các lĩnh vực trong toàn huyện trong có cả các trường THCS. Bên cạnh đó, các trường THCS chịu sự quản lý trực tiếp của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện quản lý chung về mặt chuyên môn và quản lý về mặt tài chính.
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Bình là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Gia Bình, là cơ quan đóng vai trò chủ đạo trong quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện, có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục tại địa phương; về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của phòng theo quy định của pháp luật. Hệ thống các cơ quan quản lý tài chính của các trường THCS huyện Gia Bình được thể hiện qua sơ đồ 2.1.
Hiện nay, thực hiện theo cơ chế mới thì việc phân cấp quản lý tài chính là chuyển quyền ra quyết định tài chính cho các trường trung học cơ sở. Trong trường học, để có thể ra các quyết định tài chính một cách đúng đắn, nhà trường cần có quyền trong việc phân bổ và sử dụng kinh phí, tuyển dụng nhân sự và tự chủ trong việc thực hiện chương trình. Đây cũng chính là cách thức tốt nhất để thực hiện phân cấp quản lý tài chính giáo dục và quản lý dựa vào nhà trường. Do vậy hiện nay các cơ quan cấp trên như Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ chính là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ tài chính của các trường được thực hiện theo đúng
các quy định của Nhà nước. Còn việc sử dụng nguồn tài chính trong các trường sẽ do Hiệu trưởng quyết định và quản lý bằng các quy định như quy chế chi tiêu nội bộ của trường.
Bộ máy quản lý tài chính của trường THCS tập trung tại Phòng Kế toán. Chức năng của kế toán là tham mưu giúp Hiệu trưởng về các mặt công tác quản lý tài chính, tài sản của trường theo quy định của Nhà nước bao gồm:
Lập và thực hiện kế hoạch được duyệt về thu - chi tài chính.
Kiểm tra quá trình thu chi, thanh quyết toán các nguồn kinh phí hoạt động, mua sắm, xây dựng, sữa chữa.
Tổ chức thực hiện công tác kế toán của nhà trường. Hướng dẫn chế độ kế toán và các văn bản của Nhà nước về quản lý tài chính, kiểm tra, hướng dẫn về thực hiện công tác tài chính đối với đơn vị.
Lập kế hoạch ngân sách, căn cứ dự toán được giao và kế hoạch công tác của các đơn vị, cân đối nhu cầu sử dụng kinh phí các đơn vị theo các quy định và định mức chi tiêu.
Thực hiện công khai tài chính theo quy định hiện hành, đáp ứng yêu cầu của Nhà nước và cơ quan chủ quản về báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, công tác thanh tra, kiểm tra, bảo quản, lưu trữ các chứng từ kế toán theo quy định.
Quản lý tài chính, tài sản của Nhà trường theo đúng quy định.
Thực trạng về nhân sự quản lý các trường trung học cơ sở:
Những năm gần đây, công tác phân công, tổ chức cán bộ làm quản lý ngân sách nói chung, kế toán các đơn vị sự nghiệp giáo dục nói riêng luôn được Huyện uỷ, UBND huyện Gia Bình và các cấp, các ngành quan tâm, đảm bảo ưu tiên tuyển dụng những người có đủ năng lực chuyên môn vững và hiểu biết công tác kế toán, quản lý ngân sách.
Đội ngũ cán bộ Phòng Tài chính huyện Gia Bình có 07 người có trình độ chuyên môn khá đồng đều (Thạc sĩ: 06 người đạt 85,7%; Đại học: 01
người đạt 14,3%), đều có độ tuổi dưới 50 tuổi, năng động nhiệt tình trong công tác. Thuận lợi cho công tác triển khai chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách Pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực tài chính. Đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện.
Đội ngũ cán bộ Phòng Giáo dục đào tạo huyện Gia Bình có 02 người, đều có trình độ Đại học đúng chuyên ngành đào tạo, có thời gian công tác từ 10 năm trở lên, có kinh nghiệm trong công tác, sâu sát với cơ sở.
Đội ngũ kế toán các đơn vị sự nghiệp giáo dục luôn được kiện toàn và được tham dự các lớp tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn, đảm bảo vận hành được hoạt động của bộ máy. Trong số đội ngũ kế toán các đơn vị sự nghiệp giáo dục hiện nay của huyện Gia Bình, hầu hết trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên.
Hiện nay, đội ngũ cán bộ tài chính các trường THCS trên địa bàn huyện Gia Bình có 30 người với thâm niên công tác từ 5 năm trở lên chiếm tỷ lệ cao với trên 50% số lượng cán bộ. Do vậy các nghiệp vụ về tài chính của các cán bộ này khá chắc, đảm nhiệm và hoàn thành tốt các công việc được giao.