Định hướng hoàn thiện quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 101)

trung học cơ sở trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, tốc độ tăng trưởng nhanh cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, thu nhập cá nhân và mức sống không ngừng tăng lên thì nhu cầu về giáo dục chất lượng cao cũng tăng lên vượt bậc. Giáo dục trung học cơ sở vẫn được Nhà nước cấp một phần kinh phí để phục vụ nhiệm vụ về giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh việc cấp phát kinh phí ngân sách thì cũng ưu tiên đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục để sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác, giảm bớt gánh nặng cho NSNN là vấn đề đang được quan tâm.

Quản lý tài chính đối với các trường THCS trên địa bàn huyện Gia Bình có mục đích giống như ở các đơn vị sự nghiệp có thu khác. Phải đảm bảo thực hiện nguyên tắc hiệu quả, tiết kiệm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Hoạt động tài chính trong các đơn vị giáo dục, đào đạo công lập khác với các đơn vị sản xuất kinh doanh là không nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận trực tiếp mà phục vụ cho mục đích tạo ra các sản phẩm giáo dục có chất lượng và được xã hội chấp nhận. Quản lý tài chính trong các trường trung học cơ sở cần coi trọng cả ba mặt, mở rộng hợp lý quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Trong đó, đặc biệt cần đặt chất lượng là mục tiêu hàng đầu, việc mở rộng quy mô phải đảm bảo trên cơ sở các điều kiện đảm bảo chất lượng, đảm bảo cơ cấu hợp lý, gắn đào tạo với sử dụng, tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện, rõ nét về chất lượng và hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Các trường THCS trên địa bàn huyện Gia Bình là những đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động. Do đó, mục tiêu chung của quản lý tài chính đó là sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm các nguồn vốn.

Công tác quản lý tài chính phải được tiến hành tất cả các khâu, các phần công việc, các yếu tố mang tính chất đồng bộ, đáp ứng đúng yêu cầu đơn vị. Thủ tục hành chính là toàn bộ các quy tắc, trình tự, thời gian, các giai đoạn cần thiết để thực hiện các hoạt động quản lý Nhà nước về tài chính. Cải cách các thủ tục hành chính về tài chính trước hết là cải cách các thủ tục về quản lý NSNN và các nguồn tài chính khác đối với các đơn vị giáo dục, đào tạo. Đó là quá trình lập, chấp hành, quyết toán ngân sách, kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu ngân sách một cách chặt chẽ, cải cách những thủ tục gây phiền hà đến hoạt động giao dịch liên quan đến công tác quản lý tài chính.

Đổi mới cơ chế quản lý tài chính trong các trường THCS phải đi đôi với việc phân định rõ trách nhiệm của từng bộ phận quản lý trong đơn vị, tăng quyền chủ động cho các chủ thể tài chính trong việc quyết định các khoản chi tiêu thường xuyên và chế độ trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị. Giảm biên chế hành chính là thực hiện cải cách tinh giản bộ máy hành chính. Điều đó vừa giảm chi lương và các khoản khác cho bộ phận này, đồng thời vừa tăng các khoản chi trực tiếp phục vụ cho người học, người dạy về cơ sở vật chất như sách báo, thư viện, tài liệu giáo trình, sách giáo khoa,... Từng bước xác định cơ cấu chi hợp lý, phần chi trực tiếp phục vụ cho giảng dạy và học tập sẽ chiếm tỷ trọng lớn và được thực hiện một cách có kế hoạch nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường. Đổi mới, cải cách tài chính trước hết phải hướng vào cải cách tổng thể, thể chế tài chính và thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính. Đồng thời cải cách hành chính đòi hỏi về thực chất là tổ chức lại các đơn vị dự toán ngân sách.

Chi NSNN ngày càng hạn chế do chủ trương tiết kiệm chi tiêu công của Chính phủ, do vậy chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục đào tạo cũng

bị hạn chế đi khá nhiều. Tuy nhiên, đầu tư công cho các trường THCS trên địa bàn huyện Gia Bình trong những năm gần đây hầu như vẫn giữ ổn định. Tuy nhiên đầu tư công cho sự nghiệp giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết, đầu tư dàn trải, sử dụng tiền ngân sách không đúng mục đích,… Do vậy định hướng quản lý tài chính trong các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện cần tập trung vào một số nội dung:

- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường trên địa bàn huyện. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực để sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học.

- Thực hiện cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn NSNN cho sự nghiệp giáo dục. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của Nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục; nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục, bảo đảm tính minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà nước, người học và xã hội.

- Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ tài chính để nắm được các quy định của Nhà nước về hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của các trường THCS.

- Chăm lo đời sống của đội ngũ cán bộ, giáo viên, khen thưởng kịp thời để khuyến khích đội ngũ cán bộ, giáo viên tích cực trong các công tác của nhà trường.

- Thực hiện xã hội hóa giáo dục đồng thời với vận dụng và sử dụng hiệu quả nguồn vốn NSNN. Thực hiện xã hội hóa giáo dục đúng lộ trình, đúng quy định của nhà nước, thực hiện trên tinh thần tự nguyện của học sinh, phụ huynh học sinh như: số thu từ học phí và thu tự nguyện của các trường phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để quản lý việc thu – chi.

Việc sử dụng nguồn kinh phí này phải được lập báo cáo thu – chi có xác nhận của Kho bạc Nhà nước nơi các trường THCS mở tài khoản và gửi về phòng Tài chính, kế hoạch huyện và Phòng Giáo dục đào tạo huyện, Sở Giáo dục đào tạo tỉnh Bắc Ninh.

- Trong quá trình thu, chi phải tiến hành công khai minh bạch, sử dụng các khoản chi đúng mục đích, đúng quy định. Người tham gia đóng góp kinh phí cần phải biết được số kinh phí đó được sử dụng cho mục đích gì và hiệu quả của quá trình sử dụng kinh phí tốt đến đâu.

- Đề xuất mức thu học phí mới bao gồm những khoản thu trong các cơ sở trường học phù hợp với mức thu nhập của từng khu vực trong địa bàn tỉnh, để giảm bớt các khoản thu khác trong các cơ sở trường học. Tăng thu học phí tại những nơi mà thu nhập và đời sống của người dân có mức thu nhập cao, ổn định. Tại những vùng thưa dân, đời sống kinh tế chưa phát triển cần có chính sách khuyến khích đối với việc thu học phí để tránh tình trạng bỏ học vì không có tiền đóng học phí. Việc tăng học phí phải đi đôi với việc tăng chất lượng giảng dạy cho học sinh.

- Các khoản quỹ huy động đóng góp phải đúng quy định và phải được lấy ý kiến trong các cuộc họp phụ huynh học sinh và được sự chấp thuận và đồng ý từ phía phụ huynh học sinh. Việc sử dụng các khoản quỹ này cần phải công khai minh bạch cho phụ huynh học sinh vào cuối năm học.

- Tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra, không để xảy ra các hiện tượng xấu trong ngành giáo dục về tài chính như: lạm thu của học sinh đầu năm học, thu cao so với quy định, sử dụng các khoản thu không đúng mục đích…

- Quy định trách nhiệm của các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng và gia đình trong việc đóng góp nguồn lực và tham gia các hoạt động giáo dục, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người, góp phần từng bước xây dựng xã hội học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)