7. Kết cấu của luận văn
1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho quận Hà Đông
Một là, tăng cường cơ sở pháp lý, tạo hành lang pháp lý cơ bản và hoàn thiện để điều chỉnh các quan hệ liên quan đến QLNN về dịch vụ công ích VSMT trên địa bàn quận, đảm bảo sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển của hệ thống cung ứng dịch vụ công cho toàn xã hội; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ công ích VSMT cho đại phương.
Hai là, thiết lập cơ chế kiểm tra, kiểm soát hợp lý, quan trọng là phải ban hành được các chuẩn về chất lượng dịch vụ công ích VSMT. Hiện nay, các dịch vụ công ích mới chỉ cung ứng tới người dân và xã hội một cách thụ động, mức độ cung ứng cơ bản, thiết yếu so với nhu cầu và chưa có một hệ thống chuẩn mực để so sánh, đánh giá và hướng tới.
Ba là, đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa dịch vụ công ích VSMT trên địa bàn quận. Xã hội hóa dịch vụ công ích VSMT đồng nghĩa với việc giảm thiểu trách nhiệm của nhà nước trong cung cấp các dịch vụ, nhà nước đóng vai trò điều tiết bảo đảm sự có mặt của dịch vụ công đó thay vì trực tiếp cung cấp các dịch vụ công. Việc cung ứng dịch vụ được giao cho các thành phần kinh tế tư nhân, cá nhân thực hiện. Như vậy, vai trò của nhà nước lúc này dần trở thành người "lái thuyền" thay vì người "chèo thuyền" như trước đây.
Bốn là, tăng cường đầu tư xây dựng, thiết lập quy trình và phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin đồng bộ trong việc cung ứng dịch vụ công ích VSMT; hiện đại hóa công sở nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức và chất lượng cung ứng dịch vụ công ích.
Tiểu kết chương 1
Tại chương 1, tác giả đã đi vào trình bày và chỉ ra những khái niệm cơ bản nhất về dịch vụ công, dịch vụ công ích và dịch vụ công ích VSMT; QLNN về dịch vụ công ích VSMT. Từ đó chỉ ra sự cần thiết của hoạt động QLNN đối với dịch vụ công ích này và các nội dung của hoạt động QLNN về dịch vụ công ích VSMT. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động QLNN về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường và thông qua thực tiễn triển khai, thực hiện hoạt động QLNN này tại một số địa phương, đã rút ra bài học kinh nghiệm cho quận Hà Đông. Và chương 1 cũng là cơ sở lý luận để tác giả phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về dịch vụ công ích VSMT tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội trong chương 2 của luận văn.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ CÔNG ÍCH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Giới thiệu chung về quận Hà Đông
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Quận Hà Đông được thành lập trên cơ sở thành phố Hà Đông - là đô thị trực thuộc tỉnh Hà Tây cũ trước đây và nay là Quận nội thành phía Tây Nam (là Quận lớn thứ hai của thủ đô Hà Nội), có tọa độ địa lý là 20059' vĩ độ Bắc, 105045' kinh độ Đông, nằm dọc theo Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và trên ngã ba Sông Nhuệ, sông Đáy, kênh La Khê, cách trung tâm Hà Nội 10km về phía Tây, Tây Nam. Hà Đông là nơi đặt trụ sở một số cơ quan hành chính cấp thành phố của Thủ đô Hà Nội.
Địa giới hành chính: Phía Bắc giáp Nam Từ Liêm, Hoài Đức; phía Đông giáp huyện Thanh Trì, quận Thanh Xuân; phía Tây giáp các huyện Quốc Oai, Hoài Đức; phía Nam giáp các huyện Thanh Oai, Chương Mỹ.
Ngày 27 tháng 12 năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 155/2006/Đ-CP thành lập Thành phố Hà Đông thuộc Tỉnh Hà Tây, với diện tích như cũ, còn số dân là 228.715 người. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính theo Nghị định số 23/2008/QĐ-CP của Chính phủ, năm 2014, Hà Đông có diện tích tự nhiên là 48,35km2 và dân số là 271.628 người.
Về hành chính, Quận Hà Đông có 17 phường: Quang Trung, Nguyễn Trãi, Hà Cầu, Vạn Phúc, Phúc La, Yết Kiêu, Mỗ Lao, Văn Quán, La Khê,
Phú La, Kiến Hưng, Yên Nghĩa, Phú Lương, Phú Lãm, Dương Nội, Biên Giang, Đồng Mai.
Hà Đông là đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi các tỉnh phía Tây Bắc: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên. Hà Đông có vị trí chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quân sự. Tuyến đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh thuộc dự án đường sắt đô thị Hà Nội chạy qua địa bàn quận.
Giao thông của quận Hà Đông rất phong phú. Gồm có quốc lộ 6, quốc lộ 21B, v...v. Tuyến đường sắt Bắc Hồng - Văn Điển được xây dựng từ năm 1982 cắt qua quận Hà Đông có 1 nhà ga là ga Hà Đông và giao cắt các tuyến đường như: Lê Trọng Tấn, ĐT72, Quang Trung, Ba La (QL21B). Hiện nay, trên địa bàn quận Hà Đông đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như khu đô thị Mỗ Lao, khu đô thị Văn Quán, khu đô thị Văn Khê, khu đô thị An Hưng, khu đô thị Văn Phú, khu đô thị Dương Nội, khu đô thị Đồng Mai, khu đô thị Thanh Hà, khu đô thị La Khê, khu đô thị Xa La, khu đô thị Geleximco, khu đô thị Lê Trọng Tấn, khu đô thị Kiến Hưng, khu đô thị Park City, khu đô thị Phú Lãm, khu đô thị Phú Lương, khu đô thị Usilk City, khu đô thị Văn La - Văn Khê, khu đô thị Nam La Khê - Bông Đỏ, khu đô thị Yên Nghĩa.
Các dự án đường sắt đô thị Hà Nội đi qua địa bàn quận là các tuyến số 2A (Cát Linh - Hà Đông), tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi), trong đó tuyến số 2A đã được chạy thử nghiệm vào đầu tháng 8-2018 và dự kiến chính thức vận hành vào năm 2020.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số của quận Hà Đông có những biến đổi do quá trình đô thị hóa, mở rộng và thay đổi địa giới hành chính. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, dân số trên địa bàn tăng lên tới 271.628 người. Mật độ trung bình là 5.619,51 người/km2.
trung tâm cũ (thuộc phường Nguyễn Trãi, Yết Kiêu ...), mật độ dân số từ 280 - 390 người/ha đất xây dựng đô thị. Khu vực phường Mộ Lao và Vạn Phúc có mật độ dân số trung bình khoảng 110-160 người/ha đất xây dựng đô thị. Qui mô dân số theo cơ cấu tổ chức hành chính quận Hà Đông được thể hiện trong
Bảng 2.1: Qui mô dân số theo cơ cấu tổ chức hành chính quận Hà Đông năm 2019
TT Tên phường Diện tích (ha) Dân số (người)
1 Phường Quang Trung 78,89 14.124
2 Phường Nguyễn Trãi 42,02 18.637
3 Phường Yết Kiêu 21,9 7.249
4 Phường Vạn Phúc 143,97 20.725
5 Phường Văn Quán 137,39 20.725
6 Phường Mộ Lao 124,63 20.550 7 Phường La Khê 285,35 17.622 8 Phường Phúc La 138,71 20.434 9 Phường Phú La 182,78 9.853 10 Phường Phú Lãm 266,18 20.017 11 Phường Hà Cầu 152,27 14.405
12 Phường Kiến Hưng 428,46 14.636
13 Phường Yên Nghĩa 661,57 15.295
14 Phường Phú Lương 671,52 15.088
15 Phường Đồng Mai 634,55 15.037
16 Phường Biên Giang 278,05 7.465
17 Phường Dương Nội 585,42 19.766
Tổng cộng 4.833,66 271.628
(Nguồn: UBND quận Hà Đông, 2019)
Quận Hà Đông có cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với xu hướng phát triển của địa phương; ước năm 2020 tỷ trọng ngành Công nghiệp - xây dựng 51,58%, ngành thương mại - dịch vụ - du lịch 48,37%, ngành nông nghiệp 0,05%. Trong 5 năm từ 2016 đến năm 2020, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 20.478 tỷ đồng, trong đó thu vượt dự toán Thành
phố giao 3.328, 511 tỷ đồng (tăng 19% so với dự toán), thu ngân sách nhà nước năm 2019 đạt 5.514,957 tỷ đồng, tăng gấp 2,62 lần so với năm 2015.
Trong những năm qua Quận ủy, HĐND, UBND quận thường xuyên quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, vì thế số lượng doanh nghiệp mới tăng lên, tăng trưởng đạt ở mức khá. Tuy nhiên, năm 2019 diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã bị giảm nhiều, trên địa bàn xảy ra bệnh dịch tả lợn châu Phi với số lượng lợn tiêu hủy chiếm 46,7% tổng đàn lợn toàn quận gây ảnh hưởng lớn về chăn nuôi cũng như phát triển kinh tế của Quận. Quá trình đô thị hóa cùng lạm phát cao đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là ngành thương mại, du lịch, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế; năm 2019, ngành này tăng 100,02% so với cùng kỳ năm trước. Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị, đất đai được quan tâm đẩy mạnh.
Giáo dục đào tạo luôn duy trì chất lượng ở tốp đầu của Thành phố. Văn hóa thông tin - truyền thanh kịp thời, đầy đủ, phục vụ các nhiệm vụ kinh tế, chính trị văn hóa, xã hội. Phong trào thể dục thể thao ngày càng phát triển. Công tác y tế - dân số được đảm bảo. Vấn đề việc làm và chính sách an sinh, phúc lợi xã hội được thực hiện tốt, đến hết năm 2019, quận Hà Đông không còn hộ nghèo. Công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền, tiếp công dân, giải quyết đơn thư, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo thực hiện của Quận. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác quốc phòng, quân sự địa phương được thực hiện tốt. Làm tốt công tác quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng và đô thị; tăng cường quản lý bảo vệ môi trường.
Hà Đông có hơn 200 di tích lịch sử-văn hóa, trong đó có 83 di tích đã được xếp hạng, 47 lễ hội truyền thống, trong năm 2012, ước tính quận Hà Đông đón 52.300 lượt khách, trong đó có 11.750 lượt khách quốc tế.
- Làng rèn Đa Sỹ - Làng dệt La Khê - Chùa Mậu Lương - Bia Bà
- Chùa Diên Khánh
Hiện nay, quận Hà Đông đang chịu áp lực mãnh mẽ của sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa nhanh, các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là các khu dân cư, đô thị và hoạt động của các cơ sở dịch vụ thương mại... Sự gia tăng dân số, sự phát triển nhanh của đô thị làm cho môi trường nói chung và công tác vệ sinh môi trường nói riêng ngày càng phức tạp như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, rác thải các loại...
Vì vậy, UBND quận Hà Đông luôn tích cực tuyên truyền, phổ biến các quy định, yêu cầu về công tác vệ sinh môi trường để nhân dân hiểu và chấp hành giữ gìn vệ sinh chung, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định. Quận cũng chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp đổ trộm phế thải. Chỉ tính từ tháng 4-2018 đến nay, các phường đã thực hiện vệ sinh môi trường, chỉnh trang trồng cây, hoa, xã hội hóa để làm các công trình vui chơi, thể dục thể thao tại 226 điểm, khu đất trống. Sau đó, các phường bàn giao cho các tổ dân phố, ban, ngành, đoàn thể quản lý, duy trì tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Cụ thể, phường Biên Giang 11 điểm; phường Đồng Mai 12 điểm; phường Dương Nội 17 điểm; phường Hà Cầu 8 điểm… Ngoài ra, các phường còn huy động xã hội hóa hơn 2,1 tỷ đồng để xây dựng 15 công trình vui chơi, thể dục thể thao và tạo cảnh quan môi trường; vẽ tranh tường, tranh cổ động với diện tích khoảng 1.700m2.
2.1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của quận Hà Đông tác động tới hoạt động đến hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh tới hoạt động đến hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ công ích vệ sinh môi trường
Cũng như các quận của thanh phố Hà Nội, quận Hà Đông cũng là một trong những quận tập trung dân cư, mật độ dân số cao, có tỷ lệ dân nhập cư
cao gồm nhiều thành phần có phong tục, tập quán, lối sống khác nhau, tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội đa dạng.Điều kiện kinh tế chủ yếu là phi nông nghiệp, khu vực công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao, phát triển thành các trung tâm thương mại, tài chính và các dịch vụ khoa học, đào tạo nguồn nhân lực. Quận Hà Đông có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội phát triển, hệ thống mạng lưới bệnh viện, trường học được bao phủ trên địa bàn quận. Mức sống của người dân trên địa bàn cũng cao hơn nông thôn, tiếp cận các dịch vụ công, an sinh xã hội tốt hơn.
Do tập trung về chính trị - hành chính, có lợi thế về địa lý - tự nhiên và hệ thống hạ tầng hiện đại, các ngành nghề sản xuất và dịch vụ phát triển, nên quận Hà Đông thu hút dân số và nguồn nhân lực có trình độ văn hóa và chất lượng cao. Chính vì vậy, sự hiểu biết cũng như yêu cầu về dịch vụ công nói chung và dịch vụ công ích về vệ sinh môi trường nói riêng của người dân ở mức cao và rất cao. Đây thực sự cũng là một áp lực rất lớn đối với các đơn vị cung ứng dịch vụ công ích VSMT, cũng như hoạt động QLNN về dịch vụ công ích này của quận Hà Đông, nhằm đảm bảo không chỉ số lượng mà quan trọng hơn là chất lượng của dịch vụ công ích VSMT cung cấp cho người dân.
Bên cạnh đó, quận Hà Đông đang chịu áp lực mãnh mẽ của sự giai tăng dân số, quá trình đô thị hóa nhanh, các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là các khu dân cư, đô thị và hoạt động của các cơ sở dịch vụ thương mại... Sự gia tăng dân số, sự phát triển nhanh của đô thị làm cho môi trường nói chung và công tác vệ sinh môi trường nói riêng ngày càng phức tạp như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, rác thải các loại ... Điều này đặt ra nhiệm vụ cần có giải pháp để nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công ích về VSMT trên địa bàn quận, cũng như giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động QLNN về dịch vụ công ích VSMT.
2.2. Thực trạng hoạt động dịch vụ công ích vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Hà Đông địa bàn quận Hà Đông
Theo Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19-9-2016 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà nội, đối với cấp quận được phân cấp quản lý VSMT cụ thể như sau:
- Về đầu tư:Đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng các khu tập kết rác thải sinh hoạt có phạm vi phục vụ nội quận.
- Quản lý sau đầu tư: Quản lý, duy trì vệ sinh môi trường: quét hút; rửa đường, hè; thu gom, vận chuyển chất thải và công tác vệ sinh môi trường khác trong toàn bộ phạm vi địa giới hành chính (trừ các đường cao tốc); Quản lý, vận hành và duy trì các khu tập kết rác thải sinh hoạt có phạm vi phục vụ nội huyện do cấp huyện đầu tư.
- Quản lý các nội dung khác có liên quan: Chỉ đạo và hướng dẫn trong việc thành lập và tổ chức hoạt động của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường tại địa phương, đảm bảo hoạt động có hiệu quả.
Thực hiện theo Quyết định số 77/2014/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội về việc Ban hành Quy chế lựa chọn nhà thầu sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố Hà Nội,UBND quận có trách nhiệm:
- Chỉ đạo, tổ chức lựa chọn nhà thầu sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do địa phương mình quản lý theo phân cấp.
- Chỉ đạo cân đối, bố trí dự toán hàng năm và quyết toán chi trong ngân sách cấp huyện, cấp xã đối với các nhiệm vụ chi theo phân cấp.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc, UBND phường thực hiện các quy định của nhà nước và Thành phố về quản lý, giám sát, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
Như vậy, quận Hà Đông đã căn cứ vào các quyết định của UBND thành phố Hà Nội để triển khai, tổ chức thực hiện QLNN về dịch vụ công ích VSMT trên địa bàn như sau:
2.2.1. Phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Hà Đông