7. Kết cấu của luận văn
2.4.1. Kết quả đạt được
Thứ nhất, trong những năm qua, thành phố Hà Nội nói chung và quận Hà Đông nói riêng đã chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công ích VSMT, coi đó là một khâu quan trọng trong việc thực hiện chương trình cải cách nền hành chính. Hệ thống chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ công ích nói chung, và dịch vụ công ích VSMT nói riêng đã ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và phù hợp với khả năng của nền kinh tế. Vì vậy, công tác xây dựng, triển khai các kế hoạch, chính sách về dịch vụ công ích VSMT được quận Hà Đông và các đơn vị thực hiện nghiêm túc, bước đầu đi vào nền nếp.
Thứ hai, trên phương diện tác động qua lại, việc phân cấp trong quản lý dịch vụ công ích VSMT trên địa bàn quận được đẩy mạnh, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành thống nhất của thành phố Hà Nội và phát huy sự chủ động, sáng tạo của quận Hà Đông, cụ thể là Ban QLDA đầu tư xây dựng quận cũng như UBND các phường, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về dịch vụ công ích VSMT.
Thứ ba, hoạt động kiểm tra, giám sát kết quả duy trì VSMT trên địa bàn quận luôn được các cấp, các ngành quan tâm, đánh giá là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động QLNN về dịch vụ công ích VSMT.. Trên cơ sở pháp lý đã được quy định, hằng năm UBND quận, HĐND, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể đã xây dựng kế hoạch, chuyên đề kiểm tra, giám sát do lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt. Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát phát hiện những mặt tích cực để đơn vị cung ứng dịch vụ công ích VSMT phát huy và kịp thời khắc phục những mặt còn tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện duy trì VSMT; giảm thiểu rủi ro sai sót việc giữ gìn, đảm bảo VSMT trên địa bàn quận.
Thứ tư, để duy trì VSMT, nhiều hoạt động thiết thực cũng được các địa phương trên địa bàn quận triển khai thực hiện tích cực, như: dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, thu gom rác thải, đưa đến bãi tập kết và tiêu hủy không để gây ô nhiễm môi trường... Các ngành, đoàn thể phát động hội viên, đoàn viên tích cực tham gia bảo vệ môi trường bằng các hoạt động cụ thể như: Hội phụ nữ duy trì có hiệu quả phong trào “5 không, 3 sạch”; Đoàn thanh niên tổ chức cho đoàn viên thanh niên thường xuyên quét dọn, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, thu gom phế liệu trong khu dân cư làm sạch môi trường; Hội cựu chiến binh với các hoạt đồng trồng và chăm sóc cây xanh, phát quang bui rậm, khơi thông kênh mương; Ủy ban mặt trận tổ quốc nhân rộng mô hình “Vận động nhân dân tham gia xử lý, phân loại rác thải ngay tại hộ gia đình và khu dân cư”…