Định hướng phát triển của ngành Lao động TB&XH đến năm 2020 là từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ của ngành, trong đó chú trọng đào tạo một số bộ phận cán bộ, công chức, viên chức có chất lượng cao tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực Lao động - Việc làm - Dạy nghề; lĩnh vực xã hội; lĩnh vực người có công cách mạng và và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, uỷ quyền của UBND tỉnh. Thể hiện qua các mặt hoạt động sau:
* Lĩnh vực lao động việc làm:
Tập trung xây dựng kế hoạch và triển khai chương trình việc làm thời kỳ 2015-2020, tham mưu UBND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư, triển khai có hiệu quả các chương trình có liên quan đến thu hút lao động và đẩy mạnh xuất khẩu lao động, xây dựng và nhân rộng các mô hình giải quyết việc làm tại chỗ có hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với các xã, phường, thị trấn với doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Phấn đấu giải quyết việc làm cho 80.000 lao động, duy trì quỹ thời gian lao động ở nông thôn 85%, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm xuống dưới 2,2%.
Đổi mới, mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ giới thiệu việc làm cho lao động, mở rộng các phiên giao dịch việc làm tại các huyện, thị xã, thành phố, nâng tần suất giao dịch việc làm ở Trung tâm dịch vụ việc làm, làm tốt chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm, dạy nghề và cung ứng lao động cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Làm tốt việc thu thập, xử lý thông tin cung cầu lao động làm cở sở để xây dựng chiến lược nguồn nhân lực vào việc phát triển kinh tế của tỉnh và các huyện. Đổi mới hoạt động sàn giao dịch việc làm tạo điều kiện cho người lao động, người sử dụng lao động, các
cơ sở dạy nghề, trao đổi thông tin thị trường lao động; tạo cơ hội cho người lao động tìm được việc làm, người sử dụng lao động tuyển được lao động theo yêu cầu.
Tăng cường chỉ đạo kiểm tra các dự án vay vốn giải quyết việc làm, ưu tiên tập trung cho các chương trình, các vùng kinh tế trọng điểm của Tỉnh, phát triển kinh tế hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ để thu hút lao động thất nghiệp, thiếu việc làm, vùng tái định cư.
* Lĩnh vực dạy nghề: Phấn đấu đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, trong đó tập trung đào tạo các nghề trọng điểm đạt trình độ của các nước khu vực ASEAN và thế giới, tạo sự đột phá về chất lượng nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.
* Lĩnh vực xã hội:
- Định hướng về chính sách giảm nghèo: Tổ chức rà soát, sắp xếp lại hệ thống chính sách giảm nghèo theo hướng gọn đầu mối, theo chức năng, nhiệm vụ của các bộ ngành để tập trung nguồn lực, hạn chế sự chồng chéo giữa các chính sách; giảm dần các chính sách hỗ trợ cho không, tăng cường chính sách hỗ trợ cho vay, có điều kiện, có thời gian để khắc phục tình trạng không muốn thoát nghèo. Các chính sách giảm nghèo thời gian tới được xác định theo hướng phân loại chính sách tác động đến từng nhóm đối tượng cụ thể: Chính sách hỗ trợ cá nhân người nghèo, cận nghèo như chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế, hỗ trợ giáo dục đào tạo...; chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo như chính sách hỗ trợ nhà ở vay vốn ưu đãi, hỗ trợ sản xuất; chính sách hỗ trợ cộng đồng như chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu thôn bản, hỗ trợ sinh kế dựa vào cộng đồng...
Ưu tiên các nguồn lực và tập trung chỉ đạo các huyện còn tỷ lệ hộ nghèo cao, các xã bãi ngang ven biển, xã còn tỷ lệ hộ nghèo trên 20%. Phấn đấu mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo khoảng 1,5 – 1,7%. Đến năm 2020, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đại hội 15 của Tỉnh ủy đề ra trong giai đoạn 2016-2020, giảm dần khoảng cách chênh lệch hộ nghèo giữa các vùng.
- Định hướng về công tác trợ giúp xã hội: Theo dõi sát tình hình thiếu đói giáp hạt, thiệt hại do thiên tai để đề xuất các giải pháp khắc phục hậu quả, bảo đảm 100% người dân không bị đói; hướng dẫn các địa phương chủ động phòng chống, khắc phục hậu quả do thiên tai; bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, cấp thẻ bảo hiểm y tế; đến năm 2020 tăng khoảng 25% đối tượng hưởng trợ cấp xã hội so với năm 2015; đến năm 2020, 80% người cao tuổi không có người có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng được nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng hoặc nuôi dưỡng trong các cơ sở chăm sóc người cao tuổi; đến năm 2020, 90% số người khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm phù hợp; đến năm 2020, tăng khoảng 50% đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội ở các cấp.
- Định hướng về công tác phòng chống ma túy: Tham mưu và đôn đốc thực hiện tốt phong trào toàn dân đẩy mạnh phòng chống các tệ nạn xã hội, xây dựng xã phường không có TNXH, ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả tệ nạn mại dâm, ma túy, làm trong sạch địa bàn góp phần phát triển kinh tế xã hội. Tiếp tục chỉ đạo phối hợp tích cực có hiệu quả giữa các các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện các quy định của Chính phủ, của Bộ và của tỉnh về cai nghiện, giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả về xây dựng và phân loại, đánh giá xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma tuý, mại dâm.
* Lĩnh vực người có công cách mạng: Nghiên cứu cải cách chính sách ưu đãi người có công, sớm điều chỉnh mức chuẩn đảm bảo tương ứng với mức chi tiêu bình quân toàn xã hội để người có công có mức sống trung bình khá trong xã hội. Triển khai đồng bộ các chế độ ưu đãi khác đã được quy định trong Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công và gia đình người có công với cách mạng.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách có công, không để xảy ra chiếm dụng thất thoát.
3.1.2. Về mục tiêu, định hướng trong công tác quản lý tài chính Sở Lao động Thương binh và Xã hội Quảng Bình
3.1.2.1. Về mục tiêu
Hiệu quả quản lý là yêu cầu bắt buộc đối với người quản lý và trách nhiệm của các cấp quản lý nhằm đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ quản lý. Đổi mới tài chính công, trong đó có nội dung đổi mới cơ chế quản lý tài chính ở các cơ quan hành chính nhà nước cũng không nằm ngoài mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý tài chính quốc gia trong xu thế cải cách và hội nhập quốc tế.
Cùng với các nội dung đổi mới và cải cách quản lý, quản lý tài chính tại Sở Lao động TB&XH Quảng Bình là phù hợp với xu thế cải cách quản lý hành chính và chủ trương đổi mới tài chính công của Nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu:
- Quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính được giao.
- Tăng cường phân cấp để nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
- Đổi mới phương thức, chất lượng hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình đổi mới, từ đó rút ngắn được thời gian hoàn thành nhiệm vụ, tiết kiệm kinh phí.
- Tập trung sắp xếp lại bộ máy, xây dựng đề án vị trí việc làm, đánh giá năng lực hoạt động của từng công chức, người lao động từ đó bố trí hợp lý từng con người vào từng vị trí cụ thể, tiết kiệm biên chế dẫn tới tiết kiệm kinh phí.
- Từng bước nâng cao thu nhập tăng thêm, đảm bảo ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho công chức và người lao động.
3.1.2.2. Về định hướng
Để đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu quả nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về QLTC của đơn vị, công tác QLTC của Sở Lao động TB&XH Quảng Bình cần hoàn thiện theo hướng sau:
- Hoàn thiện QLTC phải được thực hiện một cách toàn diện, từ cơ chế, chính sách tài chính đến khả năng huy động, sử dụng nguồn lực tài chính đảm bảo mục
tiêu nâng cao hiệu quả QLTC của Sở Lao động TB&XH phù hợp và đáp ứng xu thế cải cách và hội nhập quốc tế;
- Hoàn thiện QLTC phải phù hợp và đảm bảo tính khả thi trong điều kiện cụ thể của đơn vị về khả năng nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ... Các giải pháp hoàn thiện phải tính đến hiệu quả kinh tế, dễ thực hiện và tiết kiệm được chi phí, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công việc;
- Hoàn thiện QLTC phải tiến hành tất cả các khâu, các phần hành công việc và tất cả các yếu tố có liên quan nhằm đảm bảo sự đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của đơn vị;
- Hoàn thiện QLTC phải bảo đảm tuân thủ các chính sách, quy định hiện hành của Nhà nước. Phải tính đến khả năng thay đổi của cơ chế, chính sách tài chính trong tương lai.
3.2. Giải pháp quản lý tài chính tại Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội Quảng Bình
Xuất phát từ thực trạng QLTC tại Sở Lao động TB&XH Quảng Bình trong những năm qua, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế nhất định. Để khắc phục những hạn chế đó, thực hiện tốt QLTC tại Sở Lao động TB&XH Quảng Bình trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
3.2.1. Giải pháp chung
3.2.1.1. Nâng cao nhận thức và tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành về quản lý tài chính
Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đòi hỏi phải có sự thay đổi mạnh mẽ về tư duy, nhận thức, tư tưởng và hành động của mọi cấp, mọi ngành, mọi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Đó không chỉ là công việc của các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng và toàn xã hội nói chung, bởi vì hoạt động cơ quan hành chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước đóng góp cho sự phát triển của toàn xã hội.
Từ những quan điểm chủ đạo trên, Sở Lao động TB&XH thường xuyên nâng cao nhận thức cho đội ngũ công chức, viên chức và người lao động về cơ chế quản lý tài chính. Hằng năm, Sở nên có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế toán để họ tham mưu cho lãnh đạo và thực
hiện vai trò hướng dẫn cho công chức, viên chức và người lao động thực hiện đúng theo các chế độ do nhà nước ban hành.
3.2.1.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu lực QLTC
Một là, tiếp tục đẩy mạnh, phân công, phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và số người làm việc cho các đơn vị trực thuộc. Quy định rõ ràng thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu trong điều hành và quản lý tài chính; có cơ chế giám sát, kiểm tra việc thực hiện thẩm quyền của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc.
Hai là, rà soát, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức và hệ thống quả lý theo hướng tăng cường tính chuyên nghiệp của bộ phận QLTC kể cả năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức. Trên cơ sở đó, tiến hành sắp xếp lại tổ chức, kiện toàn bộ máy QLTC theo hướng tinh gọn, những hoạt động chuyên trách, có hiệu quả, đảm bảo tính kế thừa và phát triển:
- Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ đối với đội ngũ cán bộ kế toán tài chính, từ đó làm căn cứ để tuyển dụng cán bộ. Tạo điều kiện cho cán bộ trẻ phát huy năng lực, nâng cao kinh nghiệm và công tác chuyên môn.
- Bố trí số lượng cán bộ phải phù hợp, hợp lý với đặc điểm, yêu cầu của từng đơn vị, phải có sự phối hợp đồng bộ, hài hòa giữa các bộ phận, giúp cho công tác chỉ đạo điều hành đảm bảo thông tin được thông suốt và liên tục.
- Đối với một số cán bộ hiện đang công tác có trình độ nghiệp vụ thấp cần có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Định kỳ hoặc căn cứ vào nhu cầu đáp ứng nhiệm vụ QLTC chung, Sở Lao động TB&XH Quảng Bình cần thuyên chuyển, luân phiên cán bộ làm công tác kế toán trưởng trên 2 nhiệm kỳ tại đơn vị này sang đơn vị khác trong Sở tạo tính linh hoạt, năng động nhằm kế thừa, phát huy, đổi mới công tác QLTC.
Ba là, xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ QLTC đủ năng lực tương xứng với vai trò, vị trí của Sở Lao động TB&XH Quảng Bình làm công tác tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Bình; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác QLTC để cập nhật kịp thời chế độ chính sách
mới về QLTC. Cử cán bộ tham dự các lớp đào tạo, đồng thời tạo điều kiện, bố trí thời gian, hỗ trợ kinh phí để cán bộ có điều kiện học cao hơn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Khuyến khích cán bộ làm công tác QLTC tham gia học ngoại ngữ, tin học để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác QLTC.
Bốn là, xây dựng hệ thống văn bản, quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tất cả các đơn vị thành viên theo hướng tăng cường gắn kết và phối hợp trong công tác tổ chức thực hiện và QLTC;
Năm là, hoàn thiện quy trình công tác về tài chính, kế toán; đảm bảo điều hành thống nhất và phát huy sức mạnh tổng hợp;
Sáu là, chuẩn hóa và minh bạch hóa công tác quy hoạch, bổ nhiệm, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác QLTC.
3.2.1.3. Nâng cao năng lực và vai trò của công tác tài chính kế toán
Một trong những nhân tố có tác động quan trọng đến công tác QLTC là đội ngũ công chức, viên chức làm công tác tài chính kế toán. Trước hết cần rà soát đánh giá lại toàn bộ bộ máy tài chính kế toán của toàn ngành cả về năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp. Qua đó, tiến hành sắp xếp lại tổ chức, kiện toàn bộ máy quản lý tài chính theo hướng tinh gọn, chuyên trách và hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được những đòi hỏi của cơ chế mới.
- Các công chức, viên chức làm công tác tài chính phải là những người trung thực, có phẩm chất chính trị tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có trình độ, hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực mình phụ trác, cập nhập thường xuyên các chính sách chế độ của Nhà nước, có uy tín trong mối quan hệ công tác với các đơn vị và cơ quan tài chính. Cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của các công chức, viên chức