Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 30 - 34)

1.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch

- Dưới gốc độ khoa học, khái niệm về “quản lý” có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo thuật ngữ hành chính thuộc Viện nghiên cứu khoa học hành chính - Học viện hành chính Quốc gia “quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra… các quá trình xã hội và hoạt động của con người để hướng chúng phát triển phù hợp với quy luật xã hội, đạt được mục tiêu xác định theo ý chí của nhà quản lý với chi phí thấp nhất”.

- QLNN theo nghĩa rộng được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, cũng có khi do tổ chức xã hội thực hiện khi được ủy quyền. QLNN là một dạng hoạt động của nhà nước, đó là hoạt động của bộ máy nhà nước (theo nghĩa rộng); hay đó là việc thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của cơ quan QLNN (theo nghĩa hẹp).

- Quản lý NNL là một quá trình tạo ra môi trường tổ chức thuận lợi và đảm bảo rằng nhân lực hoàn thành tốt công việc của mình bằng việc sử dụng các chiến lược nhằm xác định và đạt được sự tối ưu về số lượng, cơ cấu, sự phân bố NNL với chi phí hiệu quả nhất. Mục đích chung là để có số nhân lực cần thiết, làm việc tại từng vị trí phù hợp, thực hiện đúng thời điểm, đúng

công việc và được hỗ trợ chuyên môn phù hợp với mức chi phí hợp lý. Theo quan niệm trước đây, quản lý NNL chỉ tập trung vào việc tuyển dụng, xác định mức lương và cơ chế tăng lương, quản lý bảo hiểm xã hội, đánh giá công việc về mặt hành chính kèm theo động lực khuyến khích, sa thải khi cần thiết, cũng như việc đào tạo và quản lý các nhiệm vụ hành chính khác. Trách nhiệm quản lý là thực hiện những nhiệm vụ đó hiệu quả, hợp pháp và đảm bảo sự cân bằng nhất quán. Tuy nhiên, theo quan niệm hiện nay, quản lý NNL DL được hiểu rộng hơn, bao gồm cả nhiệm vụ phát triển NNL.

- Quản lý NNL là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước trên cơ sở pháp luật do các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương thực hiện nhằm sử dụng nhiệu quả NNL theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- QLNN về NNL DL là một nội dung của QLNN đối với NNL, là hoạt động nghiên cứu, xây dựng, ban hành, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách về phát triển, sử dụng hiệu quả NNL phục vụ trực tiếp công tác quản lý, nghiên cứu tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch theo định hướng của nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong sự nghiệp CNH - HĐH.

Như vậy, QLNN về NNL DL là quá trình tác động và điều chỉnh của nhà nước đến việc phát triển NNL DL nhằm:

- Đưa ra các cơ sở pháp lý cho việc phát triển NNL DL.

- Đảm bảo cho việc phát triển NNL DL thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ, đảm bảo đúng quy định, qua đó góp phần cho việc phát triển NNL DL bình đẳng, lành mạnh, công khai, minh bạch, đáp ứng được nhu cầu thực tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Giám sát chặt chẽ khâu đầu vào tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng, phát triển NNL; xử lý các vi phạm phát sinh nhằm hạn chế, ngăn chặn các tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

1.2.1.2. Lý do phải quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhận thức về quản lý NNL nói chung và NNL DL nói riêng đã có nhiều tiến bộ, đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập, đòi hỏi phải tăng cường QLNN về NNL DL. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch được thể hiện trên các mặt sau đây:

Một là, sự phát triển du lịch thiếu đồng bộ và chưa gắn kết chặt chẽ với một chiến lược phát triển NNL. Mặc dù, thời gian qua đã có nhiều cố gắng trong công tác phát triển NNL DL, nhưng so với yêu cầu về tính chuyên nghiệp của ngành dịch vụ hiện đại và hội nhập, toàn cầu hóa thì nhân lực du lịch chưa đáp ứng kịp về kỹ năng chuyên nghiệp, hội nhập, liên kết toàn cầu. Lực lượng lao động du lịch tuy đông đảo nhưng tỷ lệ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về du lịch đạt thấp.

Theo Báo cáo về thực trạng chất lượng NNL DL của Tổng cục Du lịch, tại Việt Nam, tỷ lệ lao động có chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch còn thấp, chỉ chiếm 43% tổng số lao động du lịch, trong đó có hơn một nửa không biết ngoại ngữ. Năng suất lao động trong ngành du lịch nước ta chỉ bằng 1/15 của

Singapore, 1/10 của Nhật Bản và 1/5 của Malaysia [30].

Thứ hai, công tác đào tạo NNL DL còn nhiều yếu kém, bất cập; có quá nhiều cơ sở đào tạo nghề du lịch nhưng lại thiếu giáo viên, khung kiến thức chậm đổi mới, giáo trình còn thiếu thống nhất. Cả nước hiện có hơn 360 cơ sở đào tạo tham gia đào tạo ngành du lịch các cấp từ lao động bán lành nghề cho đến sau đại học. Tuy nhiên, hiện nay giáo trình đào tạo nghề du lịch của Việt Nam cũng chưa được thống nhất nên mỗi trường có cách giảng dạy, giáo trình khác nhau. Đội ngũ giảng viên ngành du lịch không phát triển kịp cùng với sự gia tăng của các cơ sở đào tạo, nhiều giáo viên được thuyên chuyển từ chuyên ngành khác sang.

Chất lượng đào tạo NNL DL không nhất quán, không đạt chuẩn, nặng về lý thuyết, ít thực hành; gần như 90% sinh viên ngành khách sạn ra trường đều không có kỹ năng chuyên nghiệp. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch thất nghiệp hoặc làm trái nghề ngày càng tăng. Trong khi, các DN kinh doanh lữ hành, khách sạn luôn trong tình trạng thiếu người làm được việc và nếu sử dụng gần như phải đào tạo lại.

Ba là, Du lịch được Đảng, Nhà nước quan tâm, định hướng phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành du lịch cũng có đóng góp lớn vào nền kinh tế quốc dân; đồng thời, đang tham gia tích cực vào quá trình hội nhập ASEAN thông qua Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch, cho phép dịch chuyển lao động du lịch giữa các nước trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, mặt bằng chất lượng NNL du lịch Việt Nam hiện rất thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp và chất lượng phục vụ; chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành du lịch trong nước; chưa thích ứng kịp với xu hướng hội nhập, cạnh tranh toàn cầu.

Thứ tư, QLNN về NNL DL chậm đổi mới. Hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành phát luật về du lịch thiếu đồng bộ, chưa huy động được các nguồn lực cho phát triển du lịch. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành chưa được hình thành và hợp chuẩn khu vực và quốc tế.

Tổ chức bộ máy của ngành có nhiều thay đổi, chưa thực sự ổn định để phát huy hiệu lực, hiệu quả. Quản lý và thực hiện quy hoạch, chiến lược du lịch (trong đó có NNL DL) còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa được như mong muốn. Nhận thức về phát triển NNL DL cả ở cấp QLNN, quản lý kinh doanh và trong nhân dân còn chưa đầy đủ, tầm nhìn ngắn hạn.

Xuất phát từ thực tiễn và những vấn đề đã trình bày ở trên, đòi hỏi phải tăng cường công tác QLNN về NNL DL để đáp tốt hơn nhu cầu phát triển, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)