Xây dựng, hoàn thiện quy hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân lực du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 94 - 124)

Công tác xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển NNL DL có vai trò hết sức quan trọng nhằm xác định nhu cầu, số lượng, chất lượng, định hướng phát triển NNL DL đáp ứng nhu cầu của sự phát triển. Về nguyên tắc, việc

xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển NNL DL phải gắn kết chặt chẽ giữa phát triển du lịch, NNL DL với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh. Để chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển NNL DL có tính đồng bộ, sát thực tiễn, đảm bảo tính khả thi cao, yêu cầu hàng đầu đặt ra là phải khảo sát đúng thực trạng, phân tích NNL DL, trên cơ sở đó xác định nhu cầu số lượng, chất lượng, cơ cấu NNL DL; xác định nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình, phân công cho các tổ chức, cơ quan chủ trì, cơ quan tham mưu phối hợp thực hiện với các giải pháp phù hợp, đồng bộ. Trong khuôn khổ của Luận văn, tác giải đưa ra một số định hướng để đổi mới quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển NNL DLcủa tỉnh Quảng Bình, cụ thể là:

Một là, tập trung tuyên truyền để nâng cao nhận thức về NNL DL của tỉnh.

Để có được NNL DL chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch, trước hết UBND tỉnh phải chủ động chỉ đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với công tác đào tạo, nâng cao chất lượng NNL DL để có được, “đầu vào” có chất lượng và ổn định; đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục đối với người lao động; chú trọng các hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng.

Hai là, quy hoạch phát triển du lịch gắn với chiến lược phát triển NNL DL, tạo sự hợp lý giữa cung - cầu NNL DL.

Để đáp ứng nhân lực cho các DN du lịch, tỉnh Quảng Bình cần khẩn trương hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Trên cơ sở định hướng quy hoạch tổng thể để bổ sung, hoàn thiện các quy hoạch ngành, quy hoạch lĩnh vực, trong đó có quy hoạch ngành du lịch đến năm 2030, định hướng đến 2050. Điều quan trọng là tỉnh phải xây dựng được Quy hoạch phát triển NNL DL của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 một cách căn cơ, bài bản, sát hợp với thực tiễn. Cùng với quy hoạch phát triển NNL DL, cần quy hoạch lại mạng lưới các cơ

sở đào tạo, dạy nghề tập trung, bảo đảm cung ứng đủ NNL DL tại chỗ cho các DN, cơ sở kinh doanh du lịch; từng bước khắc phục tình trạng mất cân đối cung - cầu nhân lực du lịch, tình trạng vừa thừa, vừa thiếu NNL DL, giảm sức ép “nhảy việc” giữa các cơ sở kinh doanh du lịch.

Ba là, nghiên cứu sự biến động cung - cầu, phân bố NNL DL để làm căn cứ xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển NNL.

Để có thông tin đầy đủ về NNL DL, cơ quan QLNN về du lịch cần chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan để làm tốt công tác khảo sát, đánh giá sát đúng NNL DL hiện có trong các DN, cơ sở kinh doanh du lịch, các điểm du lịch, nhất là về số lượng, chất lượng, cơ cấu NNL DL. Tổng hợp và dự báo các dự án đầu tư xây dựng các cơ sở kinh doanh du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, các tua, tuyến du lịch mới chuẩn bị đi vào hoạt động. Dự báo nhân lực du lịch mới cần cho các DN, cơ sở kinh doanh du lịch, điểm du lịch, tua, tuyến du lịch mới. Các yêu cầu, tiêu chí đặt ra đối với nhân lực du lịch của các DN, cơ sở về số lượng, chất lượng, trình độ, tiêu chuẩn… theo kế hoạch hàng năm và 5 năm. Phân loại nhu cầu theo chất lượng lao động trong ngành du lịch: phổ thông, nhân lực qua đào tạo, nhân lực chất lượng cao theo cơ cấu ngành nghề, ở từng DN, cơ sở kinh doanh, khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Từ đó giúp cho tỉnh có được thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác về thực trạng nhu NNL DL. Từ đó, giúp cho tỉnh có những chỉ đạo cụ thể đối với các cơ quan chức năng, các địa phương và các trường, cơ sở đào tạo nghề trong việc chuẩn bị NNL cho các DN, cơ sở kinh doanh du lịch. Để tiến hành được nội dung này, UBND tỉnh Quảng Bình cần giao nhiệm vụ cụ thể cho Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Lao động, Thương binh và xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan tổng hợp và dự báo nhu cầu NNL DL theo kế hoạch.

Mặt khác, cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cho người dân, DN, cơ sở kinh doanh du lịch, các cơ sở đào tạo, các địa phương trong

tỉnh, các trung tâm giới thiệu việc làm… để người dân nắm và biết được nhu cầu và các yêu cầu, tiêu chí cần phải có của nhân lực du lịch, định hướng trong việc chọn trường, chọn ngành nghề theo học cho con em, phù hợp với khả năng của người học và yêu cầu của đơn vị kinh doanh du lịch. Các cơ sở đào tạo và dạy nghề nắm được nhu cầu lao động để có kế hoạch và định hướng đào cho phù hợp. Thông qua mối liên hệ thường xuyên với các cơ sở đào tạo, các đơn vị, DN lĩnh vực du lịch biết được về NNL của tỉnh, khả năng đào tạo của tỉnh. Đồng thời, tỉnh cần làm cầu nối cho các DN, đơn vị kinh doanh du lịch với các cơ sở đào tạo NNL DL trong cả nước. Từ đó, DN có thể chủ động xây dựng kế hoạch tuyển dụng và phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, các địa phương và các cơ sở đào tạo tiếp cận dễ dàng, tuyển dụng kịp thời theo nhu cầu lao động của DN, đơn vị kinh doanh du lịch.

Để thực hiện được nội dung trên, UBND tỉnh Quảng Bình cần chỉ đạo Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ sở đào tạo trên địa bàn và các đơn vị có liên quan phối hợp thực hiện. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo định hướng phân luồng học sinh ngay ở bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Thứ tư là, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển NNL DL vừa phải đảm bảo tính đồng bộ, vừa đảm bảo yếu tố đặc trưng riêng

Trong chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và quy hoạch vùng đều có xác định đến việc phát triển NNL đáp ứng với mục đích của quy hoạch đó. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh của ngành du lịch như hiện nay, tỉnh Quảng Bình cần phân định rõ xây dựng chiến lược phát triển NNL DL là một nội dung riêng, có đề án, kế hoạch, chính sách riêng để thực hiện. Trong chiến lược, cần xác định rõ mục tiêu, quan điểm, các nhiệm vụ, giải pháp thật cụ thể nhằm nâng cao chất lượng NNL DL trong bối cảnh hội nhập quốc tế, xác định rõ trách nhiệm của Sở Du lịch, Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành liên quan và các cơ sở đào tạo.

Quy hoạch phát triển NLL du lịch phải được xác định là khâu đột phá của ngành du lịch, cũng như mỗi DN, đơn vị kinh doanh du lịch trong tỉnh.

UBND tỉnh Quảng Bình cần phân công Sở Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu xây dựng Đề án về phát triển NNL DL nhằm đáp ứng yêu cầu của các DN, đơn vị kinh doanh du lịch. Đề án cần xác định rõ dự báo nhu cầu sử dụng lao động cho từng thời kỳ đến năm 2020, định hướng đến 2025 và tầm nhìn xa hơn nữa; xác định rõ các giải pháp để tổ chức thực hiện. Trên cơ sở Đề án phát triển NNL DL để xây dựng kế hoạch thực hiện đề án phát triển NNL DL trên địa bàn tỉnh, hoặc trong từng tổ chức, cơ quan, đơn vị cho từng thời kỳ 3 năm, 5 năm và được cụ thể hóa thành kế hoạch hàng năm.

Thứ năm là, tổ chức thực hiện chiến lược hiệu quả thông qua hệ thống truyền thông, phát triển trung tâm dữ liệu thông tin về nhân lực du lịch

Tỉnh Quảng Bình cần chỉ đạo hình thành Trung tâm thông tin tích hợp về du lịch trong đó có thông tin về NNL DL nhằm hình thành một hệ thống đồng bộ từ thu thập, xử lý, phân tích, dự báo, quản lý và cung cấp thông tin về thị trường NNL DL. Việc cung cấp thông tin về thị trường NNL DL cần kịp thời, đầy đủ theo các cấp trình độ, các ngành nghề, lĩnh vực để đáp ứng yêu cầu về đào tạo, việc làm cho người lao động, phục vụ cho phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đối với từng đơn vị kinh doanh du lịch, DN du lịch cần có trang website riêng để cung cấp đầy đủ các thông tin về du lịch, trong đó có thông tin về NNL DL trong đơn vị.

Tiếp tục tổ chức có hiệu quả sàn giao dịch việc làm của tỉnh để vừa thoả mãn cung - cầu việc làm của người lao động và DN, vừa là nơi kết nối, bổ sung các thông tin dự báo NNL, trong đó có NNL DL của tỉnh.

3.2.2. Xây dựng mới và hoàn thiện các chính sách quản lý, sử dụng, phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình

Một là, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện sách phát triển giáo dục đào tạo

Trong các giải pháp để phát triển NNL, nhất là NNL DL, việc ban hành chính sách đặc biệt về giáo dục và đào tạo sẽ là bước đột phá trong phát triển NLL phục vụ sự phát triển du lịch, góp phần phát triển KT-XH của tỉnh, trong đó tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:

Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình, đề án và chính sách về giáo dục, đào tạo và phát triển NNL mà tỉnh Quảng Bình đã ban hành, như: Đề án phổ cập giáo dục Trung họccủa tỉnh Quảng Bình; Quy hoạch chi tiết xây dựng Trường Đại học Quảng Bình; Đề án xã hội hóa dạy nghề tỉnh Quảng Bình; Chương trình hành động phát triển kinh tế xã hội huyện Minh Hóa theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; Đề án Đào tạo NNL DL Quảng Bình; Chiến lược phát triển khoa học công nghệ tỉnh Quảng Bình; Đề án đào tạo NNL qua đào tạo nghề tỉnh Quảng Bình; Đề án kiểm soát dân số ven biển; Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Bình; Đề án phát triển Trường THPT Chuyên Quảng Bình, Đề án thành lập trường Cao đẳng nghề Quảng Bình, Đề án nâng cấp Cao đẳng kỹ thuật Công - Nông nghiệp Quảng Bình, Đề án nâng cấp Trường Cao đẳng công nghệ - du lịch số 9, Đề án sáp nhập Trường Trung cấp Kinh tế Quảng Bình...

Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống mạng lưới cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh; ưu tiên đầu tư phát triển các trường cao đẳng nghề hiện tại của tỉnh theo hướng: mở rộng quy mô hợp lý kết hợp đầu tư theo chiều sâu, đa dạng hóa ngành nghề, cấp độ và loại hình đào tạo, trang thiết bị hiện đại, tiếp cận với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ.

Nâng cao chất lượng các các trung tâm Giáo dục thường xuyên và Hướng nghiệp dạy nghề cấp huyện sau khi sắp xếp, sáp nhập nhằm tăng

cường năng lực đào tạo, nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động khu vực nông thôn và đẩy mạnh việc phân luồng học sinh sau THCS.

Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, nhất là đào tạo các lĩnh vực ngành nghề du lịch của Trung tâm Giới thiệu việc làm và hỗ trợ Nông dân thuộc Hội Nông dân tỉnh, Trung tâm Giới thiệu việc làm và Hỗ trọ Phụ nữ thuộc Hội LHPN tỉnh, Trung tâm giới thiệu việc làm của Đoàn Thanh niên.

Có chính sách khuyến khích các trường đại học có uy tín trong nước liên kết đào tạo với các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề và Trường Đại học Quảng Bình để đào tạo các lĩnh vực, chuyên ngành mà tỉnh còn thiếu, nhất là các chuyên ngành về du lịch.

Nâng cao toàn diện chất lượng và đồng bộ hoá cơ cấu đội ngũ giáo viên đào tạo, dạy nghề; rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách liên quan đến cơ chế thu hút, tuyển dụng đội ngũ giáo viên giỏi, chuyên gia giỏi; mở rộng và thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ để đạt được các mục tiêu về tỷ lệ giảng viên đạt chuẩn và trên chuẩn.

Đổi mới và đồng bộ nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo gắn với chuẩn đầu ra của mỗi chương trình mà người học cần đạt được; coi trọng kỹ năng thực hành, bám sát nhu cầu của thị trường lao động, gắn đào tạo với giải quyết việc làm; tận dụng năng lực của các DN trong công tác đào tạo; tăng cường giáo dục đạo đức, tác phong lao động, kỷ luật, khả năng tự lập, thích ứng với môi trường học tập, làm việc. Triển khai tích cực việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng đào tạo, lấy chất lượng thực là động lực phát triển; chống tiêu cực và bệnh thành tích trong đào tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo và dạy nghề.

Tiếp tục xây dựng, biên soạn chương trình, giáo trình, giáo án theo hướng chuẩn hóa, tiếp cận dần với trình độ tiên tiến khu vực và quốc tế. Đồng

thời, quan tâm nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghề.

Thành lập Quỹ đào tạo nghề của tỉnh để hỗ trợ đối tượng chính sách học nghề. Khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất để thu hút người học các nghề du lịch bằng các chính sách cho vay vốn học nghề, giảm, miễn học phí cho con em gia đình chính sách, người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng bị thiên tai, bão lũ..., đặc biệt là học sinh thuộc đối tượng chính sách, hộ nghèo, bộ đội xuất ngũ, đồng bào dân tộc thiểu số, người tàn tật.

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở đào tạo nghề đảm bảo năng lực và quy mô đào tạo. Sử dụng hiệu quả dự án tăng cường năng lực dạy nghề. Thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Tăng cường QLNN về đào tạo nghề, triển khai thực hiện QLNN về dạy nghề từ tỉnh đến huyện theo quy định của pháp luật dạy nghề. Đổi mới kiểm định chất lượng đào tạo nghề, đổi mới công tác xây dựng kế hoạch đào tạo nghề theo hướng nhu cầu thị trường lao động.

Đẩy mạnh xã hội hoá và tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực; có cơ chế, chính sách trích từ nguồn vốn đấu thầu quyền sử dụng đất cho xây dựng cơ sở đào tạo nghề du lịch; có cơ chế để ràng buộc trách nhiệm các DN du lịch, cơ sở kinh doanh sử dụng lao động trong việc đóng góp kinh phí cho đào tạo lao động mà DN đang sử dụng. Đồng thời, mở rộng tổ chức các quỹ khuyến học, bảo trợ giáo dục, khuyến khích các cá nhân, tổ chức đóng góp vào sự phát triển giáo dục, đào tạo bằng mọi hình thức.

Để phát triển NNL DL của tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới, các cấp, các ngành, cơ sở đào tạo, nhất là các cơ sở dạy nghề về du lịch cần tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; trong quá trình đào tạo cần tăng thời gian thực hành, tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 94 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)