Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 79 - 82)

Hiện nay,của tỉnh chỉ có 03 cơ sở có đào tạo NNL DL đó là Trường Đại học Quảng Bình, Trường Trung cấp Du lịch & Công nghệ số 9 và Trường Trung cấp kinh tế Quảng Bình.

Những năm qua, Trường Đại học Quảng Bình đã chú trọng công tác đào tạo NNL DL. Trường đã được Tổng cục Du lịch cấp phép đào tạo Chứng chỉ "Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch”. Hiện nay, nhà trường đã đào tạo, cấp Chứng chỉ cho hơn 500 cử nhân các ngành Tiếng Anh, Quản trị kinh doanh, Kế toán và một số chuyên ngành khác. Trường cũng đã liên kết với các trường thuộc đại học Huế và Hà Nội về đào tạo Cử nhân Quản trị du lịch tại Trường Đại học Quảng Bình. Đồng thời, Nhà trường đang tích cực xây dựng đội ngũ giảng viên để mở ngành “Quản trị kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành” trình độ Đại học để tuyển sinh vào năm 2019.

Trường Trung cấp Du lịch và công nghệ số 9 (thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), đây là trường có bề dày truyền thống trong đào tạo ngành nghề du lịch, với trình độ đào tạo trung cấp, sơ cấp nghề tập trung và một số ngành, nghề, như: Kỹ thuật chế biến món ăn, Quản trị khách sạn, Nghiệp vụ nhà hàng, Lễ tân, Buồng bàn, Quầy bar và một số lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên… Hàng năm, Nhà trường tuyển sinh đào tạo quy mô từ 800 - 1.500 học sinh. Khi ra trường, có khoảng 80% trở lên học sinh

có việc làm ổn định, bên cạnh đó, nhà trường còn nhận đào tạo theo đơn đặt hàng cho các cơ sở du lịch lớn trong tỉnh và tuyển sinh các lớp vừa học vừa làm cho học sinh phân luồng sau bậc Trung học cơ sở.

Trường Trung cấp Kinh tế Quảng Bình đào tạo các chuyên ngành: Kinh tế, Du lịch (đào tạo ở trình độ trung cấp và sơ cấp), ngoài ra Nhà trường còn liên kết đào tạo chuyên ngành cử nhân ở một số lĩnh vực khác. Hằng năm, Nhà trường đào tạo cho gần 500 học sinh, trong đó có 400 học sinh hệ trung cấp ở các chuyên ngành trên.

Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo NNL DL, trong những năm qua, công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về công tác quản lý, chuyên môn nghiệp vụ các lĩnh vực du lịch đã được tỉnh Quảng Bình chú trọng. Hàng năm, bằng các nguồn kinh phí từ ngân sách của tỉnh, kinh phí của các tổ chức quốc tế hỗ trợ, UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo Sở Du lịch đã phối hợp với Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Khoa Du lịch Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Viện nghiên cứu phát triển Du lịch và các chuyên gia nước ngoài thông qua các chương trình của các tổ chức GIZ (Tổ chức hợp tác phát triển Đức), SDC (Trung tâm nghiên cứu phát triển bền vững) tổ chức nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng quản lý du lịch, nâng cao nhận thức về môi trường du lịch, kỹ năng giao tiếp tiếng Anh chuyên ngành du lịch, lễ tân đối ngoại, quy trình đón khách, kỹ năng ứng xử và giao tiếp, nghiệp vụ hướng dẫn, lễ tân, bàn, buồng, bar, chế biến món ăn... cho lực lượng lao động của ngành và các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2015 đến năm 2018, Sở Du lịch Quảng Bình đã phối hợp với Hiệp hội du lịch tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp tổ chức 53 lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho hơn 2.600 lượt lao động cho các cơ sở khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch... trên địa bàn toàn tỉnh.

Ngoài ra, một số số DN kinh doanh du lịchcủa tỉnh (Sunspa resort, Vinperl Quảng Bình, Mường Thanh Luxury, Gold Coast, Sài gòn Nhật Lệ) đã tích cực, chủ động phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ riêng trong đơn vị mình theo hình thức tại chỗ gắn với tổ chức tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm hoạt động kinh doanh du lịch trong nước và nước ngoài cho cán bộ quản lý, đội ngũ nhân viên. Đồng thời với tập huấn, bồi dưỡng, các DN đã chú trọng sắp xếp, bố trí và sử dụng hợp lý NNL đúng với năng lực, sở trường nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Một số DN du lịch khác, như Công ty TNHH MTV Oxalis hằng năm đã dành ra 2 tháng đề tập trung đào tạo cho nhân viên, thuê giảng viên trong nước và quốc tế đào tạo theo chủ đề phù hợp với tính chất công việc của từng bộ phận trong Công ty, nhất là đào tạo khả năng giao tiếp tiếng Anh, đào tạo chuyên môn các lĩnh vực. Hiện tại, Công ty có 170 nhân viên, trong đó trình độ đại học chiếm 70%, biết giao tiếp tiếng Anh 60%.

Trong năm 2018, Sở Du lịch đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp huấn nghiệp vụ du lịch cho nhân viên khuân vác cho địa hình du lịch mạo hiểm, thuyết minh viên tại các tuyến du lịch khám phá hệ thống hang động Tú Làn - hang Tiên, khám phá động Thiên Đường - Giếng Trời, khám phá hang Va, hang Nước Nứt - những trải nghiệm khác biệt, chinh phục Sơn Đoòng - hang động lớn nhất thế giới; tập huấn định kỳ hướng dẫn viên du lịch; tập huấn nâng cao nhận thức về trách nhiệm cho cán bộ tại khu vực Cửa khẩu quốc tế Cha Lo; tập huấn cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch, tập huấn cho đội ngũ thuyền viên du lịch theo Thông tư số 19/TTLT- BGTVT-BVHTTDL ngày 25/5/2015 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL DL của tỉnh Quảng Bình còn nhiều bất cập. Các cơ sở đào tạo của tỉnh mới chỉ đào tạo ngắn hạn và cấp chứng chỉ ngành nghề, chưa tổ chức đào tạo cử nhân một số chuyên ngành du

lịch, hoặc nếu có đào tạo thì phải liên kết với các trường khác. Nội dung, chương trình học tập, bồi dưỡng còn thiếu thống nhất, chậm đổi mới, nặng về lý thuyết, thực hành còn hạn chế; chất lượng đào tạo còn thấp, học viên ra trường chưa vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế công việc. Thực trạng trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng NNL DL của tỉnh. Tình hình đó đặt ra cho ngành du lịch Quảng Bình thách thức to lớn trong việc bổ sung số lượng lao động, đào tạo, đào tạo lại NNL DL, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, từng bước giải quyết sự mất cân đối về cơ cấu trình độ NNL DL của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)