kết quả thực hiện cho thấy còn mức độ, sự chuyển biến chưa thực sự mạnh mẽ, đòi hỏi phải có những cơ chế, chính sách, giải pháp thật sự căn cơ, bài bản đối với NNL DL để tạo động lực làm thay đổi thực sự diện mạo du lịch của tỉnh Quảng Bình.
2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch và nguồn nhân lực du lịch du lịch
Theo Luật Du lịch số 09/2017/QH14, QLNN về du lịch được chia thành 2 cấp: cấp Trung ương và cấp địa phương. Ở cấp địa phương chỉ quy định đến cấp tỉnh.
Hiện nay, tổ chức bộ máy QLNN về NNL DLcủa tỉnh Quảng Bình được thực hiện theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/2/2008 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể chức trách tiêu chuẩn cụ thể nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường thị trấn. Theo đó, tổ chức bộ máy QLNN về du lịch và NNL DL như sau:
+ Ở cấp tỉnh: trước tháng 6/2016, công tác QLNN về du lịch và NNL DL thuộc về Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch.
Ngày 24 tháng 6 năm 2016, HĐND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐND về thành lập Sở Du lịch Quảng Bình trên cơ sở chia tách Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh. UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND ngày 25/8/2016 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình. Sau khi thành lập, Sở Du lịch đã khẩn trương kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng QLNN để đáp ứng với yêu cầu phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Theo Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND tỉnh Quảng Bình, Sở Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Bình, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện QLNN về du lịch và NNL DL, các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.
Sở Du lịch có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định hiện hành của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trụ sở đặt tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Du lịch Quảng Bình gồm: Ban Giám đốc; Văn phòng Sở; Phòng Quản lý du lịch; Phòng Kế hoạch và phát triển du lịch; Thanh tra sở và Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch.
+ Ở cấp huyện: cơ quan QLNN về du lịch ở cấp huyện thuộc về Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện, theo Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT- BVHTTDL-BNV ngày 14/9/2015 của Bộ Văn hóa - Thể thao, Du lịch và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Theo đó, Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện QLNN về văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch (trong đó có NNL DL) và quảng cáo; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật. Toàn tỉnh có 8 Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện. Tổ chức bộ máy của Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và chuyên viên.
+ Ở cấp xã: chức năng QLNN về du lịch thuộc công chức Văn hóa - xã hội cấp xã, phường, thị trấn (quy định tại Điều 6 - Thông tư số 06/2012/TT- BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn).
Nhìn chung, cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN về NNL DL hiện nay đã một phần đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy vẫn còn thiếu rõ ràng. Ở cấp tỉnh, tổ chức bộ máy Sở Du lịch đang từng bước hoàn thiện, đội ngũ CBCC còn thiếu, kinh nghiệm quản lý chưa nhiều nên có nhiều khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ. Đối với cấp huyện, quản lý NNL DL du lịch còn
kết hợp với các lĩnh lực văn hóa, thông tin, thể thao và một số lĩnh vực khác, sự phân công nhiệm vụ còn kiêm nhiệm, chưa có bộ máy chuyên trách nên hiệu quả tham mưu, quản lý NNL DL chưa cao. Đối với cấp xã, chỉ có 01 công chức văn hóa kiêm nhiệm nhiều nội dung thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao, thông tin, du lịch, chính sách xã hội, vì vậy thực hiện nhiệm vụ còn khó khăn; thời gian làm việc chủ yếu xử lý các công việc hành chính, sự vụ, chưa có thời gian để đầu tư chuyên sâu cho QLNN về du lịch và NNL DL. Điều kiện, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc còn rất nhiều khó khăn.