Kiểm soát quản lý, sử dụng nhân lực trong các đơn vị du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 82 - 84)

Nhà nước quản lý NNL bằng công cụ kiểm soát, kiểm tra, thanh tra, đánh giá, điều chỉnh sự phát triển của NNL. Để phát huy vai trò của mình trong sử dụng quyền lực công, các cơ quan QLNN phải thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách đó, mục tiêu cuối cùng là phát triển, gia tăng NNL DL và NNL cho các lĩnh vực khác.

Xác định thanh tra, kiểm tra là nội dung quan trọng trong quản lý NNL DL, tỉnh Quảng Bình đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết về phát triển NNL DL. Đã tăng cường vai trò, chức năng QLNN về du lịch gắn với việc tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các quy định của Nhà nước với các tổ chức, cá nhân có hoạt động du lịch, sử dụng NNL DL. Chú trọng nâng cao nhận thức về pháp luật của DN, tổ chức cá nhân, cộng đồng dân cư trong hoạt động kinh doanh du lịch, sử dụng NNL DL; tạo sự chuyển biến tích cực trong việc tuân thủ pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ, tạo ấn tượng tốt đẹp đối với du khách. Đồng thời, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình kinh doanh du lịch, sử dụng NNL DL không tuân thủ quy định của pháp luật. Từ năm 2015 đến nay, Sở du lịch Quảng Bình đã tổ chức 5 đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hướng dẫn viên du lịch, hoạt động kinh doanh du

lịch của các DN, tổ chức, cá nhâncủa tỉnh theo quy định của Luật Du lịch 2017, Nghị định số 168/2017/NĐ-CP 2017 ngày 31/12/2017, Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 về việc quy định một số điều chi tiết của Luật du lịch và các văn bản quy định hiện hành. Kiểm tra điều kiện hành nghề hướng dẫn du lịch; kiểm tra thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch, đào tạo, bồi dưỡng NNL DL; các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiếu bị và kinh phí phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển NNL DL tại Trường Đại học Quảng Bình, Trường Trung cấp du lịch & Công nghệ số 9, Trường Trung cấp kinh tế Quảng Bình.

Ngoài ra, đã kiểm tra điều kiện kinh doanh du lịch, việc niêm yết giá dịch vụ và bán theo giá niêm yết; các điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa… Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, triển khai Luật Du lịch năm 2017 và các văn bản hướng dẫn một số điều của Luật Du lịch đến các DN kinh doanh du lịch. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, ký cam kết và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về lĩnh vực giá, an toàn thực phẩm và các quy định của pháp luật về hoạt động du lịch. Từ 10/2016 đến nay đã ký cam kết với 8.837 tổ chức, cá nhân về chấp hành các quy định pháp luật du lịch, về hướng dẫn viên du lịch, phát triển nhân lực du lịch; kiểm tra 80 cơ sở lưu trú và nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch; kiểm tra việc thực hiện nếp sống văn minh và ứng xử văn hóa của đội ngũ nhân viên du lịch; kiểm tra sức khỏe và đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với đội ngũ chế biến món ăn, bếp trưởng, nhân viên bàn...

Tuy nhiên, công tác kiểm tra còn lồng ghép, chưa đi sâu nhiều vào kiểm tra NNL và lao động du lịch. Chưa có sự phối hợp tốt với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách trong việc sử dụng lao động lĩnh vực du lịch. Thời gian kiểm tra còn trùng với một số đoàn kiểm tra của các ngành khác, như: phòng cháy, chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm và một số đoàn kiểm tra của các chuyên ngành khác nên đã

tạo dư luận không tốt về thanh tra, kiểm tra... Thậm chí, có đoàn kiểm tra làm việc thiếu minh bạch, dân chủ, gây khó khăn cho các DN. Nguyên nhân chính đó là thiếu cơ chế phối hợp đồng bộ, thiếu một cơ quan điều phối chung hoạt động thanh, kiểm tra các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển NNL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)