Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Quảng Bình còn có những hạn chế, tồn tại chủ yếu sau:
- Công tác quy hoạch, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển NNL DL tỉnh triển khai còn chậm, chưa đồng bộ; một số nội dung quy hoạch, kế hoạch chưa sát hợp với thực tế. Việc vụ thể hóa kế hoạch để thực hiện chưa thật cụ thể, chưa xác định rõ lộ trình, đi đôi với chế độ tuyển dụng, sử dụng, bố trí, chính sách đãi ngộ sau khi tuyển dụng.
- Việc xây dựng, ban hành, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đối với NNL DL chưa mạnh, chưa có cơ chế huy động sự tham gia tích cực, thiết thực, hiệu quả của DN trong đào tạo NNL DL, chính sách đột phá trong ưu tiên đầu tư phát triển NNL DL; cơ chế khuyến khích đào tạo phát triển NNL DL chất lượng cao; chính sách ưu tiên sử dụng NNL DL.
- Tổ chức bộ máy quản lý NNL DL còn giai đoạn hoàn thiện, chưa đủ mạnh, cán bộ quản lý du lịch cấp sở còn thiếu. Ở cấp huyện và cấp xã, tổ chức bộ máy còn kiêm nhiệm, phụ trách nhiều lĩnh vực, chồng chéo trong
công việc. Tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ còn hạn chế. Tỷ lệ DN du lịch phàn nàn về trách nhiệm giải quyết công việc còn cao.
- NNL DL của tỉnh vừa thừa, vừa thiếu. Thừa lao động chưa đào tạo, tay nghề thấp, thiếu lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật cao. Một bộ phận quản lý và lao động trong các DN du lịch chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Năng lực ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, nắm bắt và tiếp cận pháp luật về du lịch còn yếu. Nhiều lao động du lịch, cán bộ quản lý làm trái ngành nghề đào tạo, làm việc tự phát, “tay ngang”. Tình trạng “nhảy việc” của nhân viên lành nghề giữa các cơ sở du lịch còn xảy ra, gây khó khăn cho việc phát triển ổn định của DN.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL DL còn hạn chế; năng lực của các cơ sở đào tạo còn yếu. Cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị thiếu và lạc hậu. Chương trình, giáo trình đào tạo chuyên ngành Du lịch đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên du lịch còn thiếu về số lượng, chất lượng và cơ cấu, thiếu giáo viên tay nghề cao.
- Công tác thanh tra, kiểm tra NNL DL chưa thường xuyên, chất lượng một số cuộc còn thấp. Chưa có sự phối hợp tốt với các cơ quan liên quan để kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với lao động lĩnh vực du lịch. Một số cuộc kiểm tra chưa kịp thời phát hiện, chấn chỉnh sai phạm trong hoạt động phát triển NNL DL.
- Hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng, phát triển NNL DL chưa nhiều, hiệu quả chưa cao; đào tạo nhân lực du lịch ở nước ngoài còn ít; tận dụng, khai tác kêu gọi nguồn lực để hỗ trợ đào tạo NNL còn hạn chế. Một bộ phận lao động khi được đào tạo ở nước ngoài lại chuyển đổi qua DN khác.