7. Kết cấu của luận văn
1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương
1.4.1.1. Kinh nghiệm của thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận
Thứ nhất, Đứng trước những bức xúc về vấn nạn xây dựng trái phép tràn lan, thời gian qua việc quản lý TTXD đô thị trên địa bàn các xã, phường, vẫn chưa thật sự vào cuộc; vai trò Chủ tịch UBND các xã, phường, trong việc quản lý địa bàn chưa sâu sát, vì thực tế hiện nay gần như chính quyền địa phương bỏ ngỏ việc quản lý TTXD đô thị, khoán trắng trách nhiệm của mình
cho cấp trên, cho lực lượng Thanh tra Sở Xây dựng và Phòng Quản lý đô thị thị xã.
Thứ hai, Thị ủy và UBND thị xã Lagi đã chỉ đạo ngành chức năng ban hành các giải pháp Quản lý TTXD đô thị, theo đó đòi hỏi tính cương quyết và sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành. Phòng Quản lý đô thị và Công an thị xã Lagi đã thống nhất ký ban hành Quy chế phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng, đồng thời cũng ban hành Quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản; trật tự xây dựng đô thị và chỉnh trang đô thị trên địa bàn thị xã giữa Phòng Quản lý đô thị với các phòng, ban liên quan và UBND các phường, xã.
Thứ ba, UBND thị xã Lagi đã chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Nhờ vậy, đã tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho nhân dân trong việc thực hiện các thủ tục cấp GPXD; tăng cường công tác cấp GPXD, nâng cao được chất lượng cấp GPXD; đổi mới phương pháp tuyên truyền công khai các thông tin về quy hoạch, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc cảnh quan đến các địa bàn dân cư để công dân biết rõ, chấp hành.
Thứ tư, các ngành chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý TTXD trên địa bàn thị xã đã kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm, triệt để các hành vi phạm; cương quyết phá dỡ, tổ chức cưỡng chế phá dỡ các công trình xây dựng không phép, sai quy hoạch, sai phép để răn đe, ngăn ngừa các hành vi vi phạm khác.
1.4.1.2. Kinh nghiệm quận 11 thành phố Hồ Chí Minh
Thứ nhất, công tác quản lý TTXD, quận đã tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng, một trong những cách làm khác các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố đó là thực hiện thí điểm mô hình tổ Nghiệp vụ hành chính công, tức là ngoài việc tiếp nhận và giải quyết được thống nhất, tránh được tình trạng bổ sung hồ sơ nhiều lần.
Thứ hai, Với mô hình này thì chức năng cung ứng dịch vụ hành chính và chức năng QLNN được tách bạch. Nhiệm vụ chính của các phòng ban là công tác QLNN, nghĩa là tâp trung làm công tác tham mưu, đề xuất, kiểm tra, kiểm soát quản lý địa bàn…Nhờ vậy mà công tác quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn sẽ được tập trung và hiệu quả hơn.
Thứ ba, tuyên truyền phổ biến pháp luật rộng rãi, tăng cường củng cố bộ máy quản lý. Mạnh dạn xây dựng cơ chế đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ công chức không đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng với nhiệm vụ quản lý TTXD đô thị.
Thứ tư, tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý TTXD đã phát hiện xử lý kịp thời những sai phạm. Lực lượng thanh tra phải có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, tư tưởng đạo đức tốt. Trọng dụng người có tài năng, kịp thời có hình thức xử lý như là thuyên chuyển, đưa ra khỏi ngành những cán bộ vi phạm, thoái hóa về đạo đức.
1.4.1.3. Kinh nghiệm của huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
Trong thời gian qua, các cấp chính quyền quận, phường đã thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát quyết liệt, tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, xã hội, dân số nhập cư đông, nên huyện Bình Chánh vẫn là điểm nóng về vi phạm TTXD trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Ở đây, nhiều người dân chọn cách sang nhượng lại đất nông nghiệp, đất không thuộc diện quy hoạch đất ở đô thị, tiến hành xây dựng nhà ở trái phép , mỗi năm có khoảng vài trăm vụ xây dựng không phép, và con số vi phạm về TTXD có chiều hướng gia tăng ngày càng nhiều hơn.
Để diễn ra tình trạng nêu trên, theo nhận định của lãnh đạo UBND huyện Bình Chánh thì Có ba nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng xây dựng không phép. (1) cũng là nguyên nhân quan trọng nhất chính là các xã đã đô
thị hóa hết nhưng vẫn phải theo cơ chế quản lý nhà nước theo kiểu nông thôn. Điều này kéo theo hàng loạt hệ lụy vì bộ máy quản lý nhà nước theo cơ chế xã đã quá tải, không đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương. (2) do vấn đề quy hoạch hiện không còn phù hợp với tình hình phát triển của địa phương. (3) cơ chế phối hợp xử lý nhà không phép giữa các xã, huyện và Sở Xây dựng còn bất cập.