Tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về trật tự xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 56 - 58)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về trật tự xây

ổn định.

2.2.2. Tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tự xây dựng

Ngày 29/3/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành xây dựng.

Ngày 24/11/2014, UBND tỉnh Bình Phước ban hành Quyết định số 2542/QĐ-UBND phê duyệt đề án kiện toàn cơ cấu tổ chức, hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước.

Ngày 25/4/2016, Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước quyết định thành lập các Đội Thanh tra Xây dựng phụ trách địa bàn trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Trong quyết định nêu mỗi Đội tùy thuộc vào khối lượng công việc và địa giới hành chính của từng địa bàn. Chánh Thanh tra Sở Xây dựng sẽ thành lập các Tổ để thực hiện nhiệm vụ cho phù hợp sau khi có sự thống nhất chỉ đạo của Giám đốc Sở Xây dựng.

Ngày 25/7/2016, UBND tỉnh Bình Phước ban hành Quyết định số 172/2016/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Quyết định này phù hợp cho việc xác định thẩm quyền, nhiệm vụ của Thanh tra Sở Xây dựng, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các đơn vị liên quan trong việc phối hợp quản lý trật tự xây dựng.

Quy chế đã tăng cường trách nhiệm của UBND cấp xã, thị trấn, UBND cấp huyện, Sở Xây dựng trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Đảm bảo công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng được thực hiện thường xuyên, liên tục, thống nhất, đúng thẩm quyền, phát huy hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn.

Đối với UBND cấp huyện chỉ đạo Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện phối hợp với UBND cấp xã thực hiện trách nhiệm quản lý trật tự trên địa bàn theo quy định pháp luật. UBND cấp xã, thị trấn có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn để xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục được pháp luật quy định.

Hiện nay, công tác phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn được Thanh tra Sở Xây dựng và UBND cấp huyện, cấp xã, thị trấn tổ chức cơ bản ổn định, số lượt phối hợp kiểm tra ngày càng tăng.

2.2.3. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng theo quy hoạch

Phát triển đô thị, căn cứ Quyết định số 2868/QĐ-UBND ngày

14/10/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Ranh giới quy hoạch chỉ là lỏi trung tâm của thị trấn, là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện Chơn Thành, đảm nhận vai trò là hạt nhân phát triển kinh tế xã hội của huyện Chơn Thành và hỗ trợ phát triển (phát triển không gian đô thị) cho thành phố Đồng Xoài và thị xã Bình Long. Hiện là đô thị huyện lỵ, đạt chuẩn đô thị loại V. Quy hoạch chung thị trấn Chơn Thành đã được phê duyệt năm 2009 và hiện đang được điều chỉnh, tuy nhiên do Phạm vi nghiên cứu quy hoạch chung thị trấn chưa được mở rộng trên toàn thị trấn, công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt còn nhiều khó khăn do phạm vi quy hoạch chỉ nằm trong vùng lõi của đô thị.

Xây dựng và phát triển nông thôn, hiện nay 8/8 xã đã hoàn thành

QHXD nông thôn mới, 8/8 xã đã được UBND huyện ban hành Quy chế quản lý xây dựng nông thôn mới và công bố công khai để người dân biết, chấp hành thực hiện. Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí

Quốc gia về NTM trên địa bàn huyện: 04 xã đạt 19/19 tiêu chí; 04 xã còn lại chỉ đạt 12-16/19 tiêu chí.

Số tiêu chí trung bình đạt: 16,5 tiêu chí. Số tiêu chí đã hoàn thành ở 8/8 xã - 08 tiêu chí gồm: Quy hoạch; Thủy lợi; Cơ sở vật chất văn hóa; Thông tin và truyền thông; Hộ nghèo; Lao động có việc làm; Văn hóa; Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật.

Tuy nhiên, quy hoạch phát triển đô thị và xây dựng phát triển nông thôn đã bộc lộ một số hạn chế: Công tác lập quy hoạch hiện nay được thực hiện tách rời giữa các ngành, lĩnh vực mà chưa có sự gắn kết với nhau, cụ thể là QHXD, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới, gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Quy hoạch chi tiết tuy đã có phê duyệt nhưng tỷ lệ phủ kín còn rất thấp dẫn đến thiếu cơ sở pháp lý cho việc cấp GPXD, quy chế quản lý quy hoạch, quản quản lý kiến trúc đã được phê duyệt song còn nhiều bất cập, không sát tình hình thực tế nhất là khu vực đô thị hiện hữu, thiếu quy hoạch chi tiết cho từng khu vực và địa bàn dân cư.

Tại thành huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước công tác quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng, cấp phép xây dựng... trong thời gian qua vẫn còn hạn chế, bất cập, chưa theo kịp của sự phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu xây dựng ngày càng cao của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại huyện chơn thành, tỉnh bình phước (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)