Công tác quyết toán thu chi tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học kinh tế, đại học huế (Trang 84 - 89)

cho công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ.

ĐVT: triệu đồng

Biểu đồ 2.4. Tình hình chi không thường xuyên giai đoạn 2015-2018

(Nguồn: Báo cáo quyết toán Trường ĐHKT năm 2015, 2016, 2017,2018)

2.2.5. Công tác quyết toán thu chi tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế học Huế

Số liệu sổ sách sẽ được khóa sổ tại thời điểm ngày 31 tháng 12 hàng năm, tại các đơn vị cấp III sẽ tự quyết toán và in sổ sách. Trường Đại học Kinh tế thực hiện công tác kế toán và lập báo cáo quyết toán năm của đơn vị mình và đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp gửi Đại học Huế.

Hàng năm căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 02 tháng 02 năm 2007 của Bộ tài chính các cơ quan tài chính tiến hành thẩm tra quyết toán các nhiệm vụ chi thường xuyên NSNN các đơn vị dự toán.

Đại Học Huế sẽ tiến hành duyệt quyết toán của các đơn vị cấp III theo quý. Cụ thể là cứ 2 quý sẽ thực hiện đến từng đơn vị cấp dưới để duyệt quyết toán, nhưng để Đại học Huế quyết toán thì Trường phải tự duyệt quyết toán

0 500 1,000 1,500 2,000 2015 2016 2017 2018 1,085 1,572 1,906 1982 205 145 97 58.6 90 35 0 0 Chi NCKH và CN

Chi đào tạo Sv Lào

Chi đào tạo NCS theo đề án 911

trước. Việc duyệt quyết toán này sẽ được Đại học Huế thông báo kết quả xét duyệt quyết toán theo các nội dung quyết toán. Thời gian duyệt quyết toán diễn tra trong 1-2 ngày tùy theo số lượng, nghiệp vụ của từng đơn vị.

Cuối năm, Trường Đại học Kinh tế sẽ nộp lại báo cáo bằng bản cứng cũng như file mềm lên Đại học Huế để gộp chung các đơn vị khác, in sổ sách để lưu trữ. Sau khi xét duyệt quyết toán năm, cơ quan tài chính có quyền:

- Yêu cầu đơn vị được xét duyệt giải trình hoặc cung cấp thông tin, số liệu cho việc xét duyệt quyết toán.

- Xuất toán các khoản thu, chi sai chế độ, chi không có trong dự toán ngân sách được giao.

- Yêu cầu Trường được xét duyệt điều chỉnh lại số liệu quyết toán nếu có sai sót và điều chỉnh lại báo cáo quyết toán theo kết quả đã được xét duyệt.

- Đề nghị Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị được xét duyệt hủy bỏ số kinh phí đó hoặc đó sẽ được chuyển sang năm sau sử dụng và thanh toán không đúng quy định.

- Hoàn trả hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền hoàn trả đơn vị được xét duyệt các khoản đã nộp cấp trên hoặc ngân sách nhà nước không đúng quy định.

- Xử lý theo thầm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với những Thủ trưởng đơn vị chi sai chế độ, gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Đại học Huế sẽ tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm, bao gồm báo cáo quyết toán của đơn vị mình và báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán trực thuộc đã được xét duyệt gửi đơn vị dự toán cấp I là Bộ Giáo dục và đào tạo.

Thời hạn gửi báo cáo quyết toán của đơn vị dự toán cấp II, cấp III do đơn vị cấp I quy định, nhưng phải bảo đảm thời hạn để đơn vị dự toán cấp I gửi báo cáo quyết toán với cơ quan tài chính theo quy định.

76

Bảng 2.10. Tổng hợp cân đối thu chi của Trường Đại học Kinh tế giai đoạn 2015-2018

ĐVT: triệu đồng

Nội dung 2015 2016 2017 2018

I Tổng thu 79.735 86.212 81.914 83.247

1 Kinh phí NSNN cấp 19.088 21.942 13.456 11.595

1.1 NSNN cấp chi thường xuyên 18.759 19.592 13.093 11.433

1.2 NSNN cấp chi không thường xuyên 329 2.350 363 162

2 Thu hoạt động sự nghiệp 59.797 62.157 67.520 70.695

3 Thu khác 850 2.113 938 957

II Tổng chi 75.682 76.199 76.624 77.462

1 Chi thường xuyên 74.302 72.566 74.621 75.421

2 Chi không thường xuyên 1.380 3.633 2.003 2.041

III Chênh lệch thu chi (I-II) 4.053 10.013 5.290 5.785

IV Tổng nguồn kinh phí đảm bảo chi thường xuyên (I.1.1+I.2) 78.556 81.749 80.613 82.128 V Chênh lệch thu- chi hoạt động thường xuyên ( IV-II.1) 4.254 9.183 5.992 6.707 VI Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên (I.2/II.1 * 100)(%) 80,48 85,66 90,48 93,73

Về cân đối thu chi, số liệu Bảng 2.10 cho thấy mức tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên của Trường Đại học Kinh tế khá cao, và có xu hướng tăng trong suốt giai đoạn 2015 - 2018. Năm 2015, mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên đạt 80,48%, tăng lên đạt đến 93,73% vào năm 2018, tức là tăng được 13,25%. Cũng trong giai đoạn này, tổng thu của Nhà trường cao hơn so với tổng chi với mức chênh lệch dương ngày càng tăng, năm 2015 tổng thu cao hơn tổng chi chỉ 4.254 triệu đồng thì đến năm 2016 con số này đã tăng lên đến 9.183 triệu đồng, tương ứng gấp 2,2 lần. Đây là điều đáng ghi nhận trong công tác quản lý tài chính của Nhà trường. Nó cũng thể hiện rằng nhà trường có đủ tiềm lực tài chính để thực hiện các hoạt động đào tạo, NCKH và cung cấp các dịch vụ cũng như chi trả cho các khoản mục, nhất là cho chi thường xuyên.

2.2.6. Tình hình trích lập quỹ

Nghị định 43 quy định hằng năm sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp NSNN khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi, đơn vị được sử dụng để trích lập các quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ dự phòng ổn định thu nhập và quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Ngoài ra nghị định cũng cho phép đơn vị được trích lập các quỹ khác theo quy định của pháp luật cho phù hợp với thực tế.

Theo quy chế hoạt động của đơn vị, cuối năm, căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính sau khi trang trải các khoản chi phí, số chênh lệch thu lớn hơn chi, trường sử dụng để phân bổ các loại quỹ.

- Quỹ phúc lợi: định mức chi các ngày lễ, tết, hiếu, hỉ, cán bộ nghỉ hưu, trợ cấp khó khăn đột xuất, khuyến khích động viên cán bộ khi nhận bằng Tiến sĩ, được phong chức danh Phó giáo sư, Giáo sư.

- Quỹ khen thưởng: Quy định định mức chi khen thưởng cho cán bộ và sinh viên ngoài phần được nhà nước khen theo quy định và cụ thể theo các hình thức khen thưởng được quy định tại Luật thi đua khen thưởng.

Quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng được trích tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương ngạch bậc chức vụ và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định (quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP).

- Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: chưa được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của trường và hàng năm nhà trường chưa tiến hành trích loại quỹ này. - Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để chi các công trình xây dựng không được nhà nước cấp kinh phí, chi vốn đối ứng xây dựng các khu giảng đường, đầu tư mua sắm trang thiết bị phòng thí nghiệm và các thiết bị có giá trị lớn của trường. Trường trích lập mức tối thiểu 25% số chênh lệch thu – chi cho quỹ này.

ĐVT: triệu đồng

Biểu đồ 2.5 Tình hình trích lập các quỹ của giai đoạn 2015-2018

(Nguồn: Báo cáo quyết toán Trường ĐHKT năm 2015, 2016, 2017,2018)

Các khoản chi được thực hiện trên nguyên tắc chi không vượt quá khả năng thu. Tùy theo tình hình tài chính của trường, hằng năm các định mức chi

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 2015 2016 2017 2018 0 0 271 509 2,207 2,496 2,386 2,984 0 0 0 0 816 4,032 2,633 2,292

Quỹ khen thưởng

Quỹ phúc lợi

Quỹ ổn định thu nhập

và trích lập các quỹ được thay đổi phù hợp và được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học kinh tế, đại học huế (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)