Hoàn thiện công cụ quản lý tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học kinh tế, đại học huế (Trang 104 - 107)

Một là, hoàn thiện việc vận dụng các văn bản pháp luật liên quan: - Phòng KH-TC cần rà soát và hướng dẫn thực hiện cập nhật các văn bản liên quan đến công tác quản lý thu chi trên website để mọi người có nhu cầu tìm hiểu cũng như đánh giá.

- Phòng KH-TC cần chủ động tổ chức được những đợt phổ biến văn bản mới về chuyên môn và giải quyết những vướng mắc, trao đổi kinh nghiệm thực hiện những văn bản ảnh hưởng đến công tác tài chính. Ngoài ra, những văn bản quan trọng cần có sự chỉ đạo của hiệu trưởng và sự tham gia của các bên liên quan.

Hai là, hoàn thiện công tác lập dự toán, chấp hành dự toán, lập báo cáo quyết toán:

- Việc lập dự toán của đơn vị phải được gắn với kế hoạch, mục tiêu đề ra của trường, trong đó việc xác định thứ tự ưu tiên có ý nghĩa rất quan trọng. Trong quá trình lập dự toán ngân sách phải tính đến nhu cầu chi thường xuyên và chi đầu tư cho các hoạt động ưu tiên của trường. Trong quá trình lập dự toán cần phân định rõ nguồn NSNN sẽ được cấp và nguồn kinh phí do trường khai thác được trong năm. Hiện nay, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, nguồn NSNN chỉ cấp bổ sung kinh phí dựa trên phần chênh lệch giữa nhu cầu chi thường xuyên của đơn vị và phần kinh phí đơn vị dự kiến thu được và được phép để lại chi bổ sung cho chi thường xuyên, do đó công tác lập dự toán các khoản thu và số được để lại theo chế độ cần được quan tâm và tính chính xác để có cơ sở khoa học đảm bảo nguồn tài chính sử dụng trong năm đáp ứng được nhiệm vụ được giao.

- Cần quan tâm đến đổi mới phương thức lập dự toán và phân bổ theo kết quả đầu ra, chất lượng hoạt động và mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Để thực hiện được cần nghiên cứu, xây dựng căn cứ lập và phân bổ dự toán ngân

sách theo kết quả đầu ra bao gồm: định mức chi tiêu, tiêu chí đánh giá kết quả đầu ra, định mức phân bổ kinh phí.

- Chấp hành dự toán: đảm bảo chi đúng, chi đủ, đáp ứng kịp thời yêu cầu đề ra. Công tác hạch toán kế toán đảm bảo đúng mục lục ngân sách nhà nước và các quy định của pháp luật phù hợp với nội dung chi hoạt động, nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị.

- Công tác quyết toán là khâu cuối cùng của chu trình hoạt động tài chính trong một năm của đơn vị. Nó phản ánh tổng quát, đầy đủ, chính xác các nguồn tài chính của đơn vị, tình hình cấp phát, sử dụng các nguồn tài chính. Quyết toán còn là căn cứ để các đơn vị chủ quản, các cơ quan kiểm toán thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của quá trình chấp hành dự toán. Công tác quyết toán còn nhằm tăng cường kỷ luật tài chính kế toán, ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm chế độ chính sách để có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng thời là cơ sở để lập dự toán kinh phí cho năm sau và là cơ sở để lãnh đạo nhà trường nhìn nhận hiệu quả hoạt động tài chính của trường trong năm. Do vậy, báo cáo tài chính phải được phản ánh trung thực số thu – số chi, báo cáo được lập đầy đủ các mẫu biểu, thời gian, nội dung và các chỉ tiêu tài chính theo quy định, bảo đảm tính so sánh được với dự toán đầu năm

Ba là, hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ:

Cần nâng cao ý thức trong việc soạn thảo quy chế chi tiêu nội bộ, phải xem nó thực sự là một công cụ rất quan trọng để quản lý tài chính; đề nghị các đơn vị, cá nhân nghiêm túc góp ý kiến xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ góp phần đẩy nhanh quá trình tự chủ tài chính của nhà trường. Bổ sung quy chế tiết kiệm điện, nước, văn phòng phẩm, chống lãng phí.

Ngoài ra, Trường Đại học Kinh tế đã đưa ra quan điểm sẵn sàng công khai, minh bạch, rõ ràng tuân thủ đúng pháp luật và các quy định của Nhà nước. Triệt để tiết kiệm trong chi thường xuyên. Ưu tiên đảm bảo chi cho con

người như lương, học bổng, phúc lợi. Nhà trường ưu tiên đặc biệt cho sự phát triển cán bộ trẻ là vấn đề nòng cốt nhưng vẫn đi đôi với năng suất công việc và trách nhiệm cao

Bốn là, hoàn thiện công tác kế toán.

Tạo mọi điều kiện cho đội ngũ cán bộ kế toán được nâng cao nghiệp vụ về kế toán tài chính, kế toán quản trị nhằm giúp có cái nhìn tổng thể hơn về tài chính. Để từ việc nắm và hiểu sẽ thực hiện việc quản lý thu chi tài chính đúng và đạt hiệu quả tốt nhất.

Công tác phân tích tài chính cần được đẩy mạnh để nâng cao chất lượng quản lý thu, chi tài chính thông qua nội dung phân tích. Không chỉ dừng lại ở phân tích tình hình thực hiện dự toán mà còn cần phân tích hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí để tìm ra hạn chế và giải pháp. Song song với đó là chú trọng đến việc lập bản thuyết minh báo cáo tài chính để thấy được tình hình biến động tài chính của đơn vị và đề ra các giải pháp tham mưu cho lãnh đạo ra quyết định.

Phòng KH-TC cần ban hành một quy trình kế toán vừa bám sát quy trình để thực hiện vừa làm cơ sở kiểm tra công tác quản lý thu chi tài chính của đơn vị.

Đơn vị nên tổ chức các buổi tham luận, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn giữa các kế toán để giải tháo gỡ những thắc mắc, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý thu, chi tài chính tại đơn vị.

Năm là, hoàn thiện về công tác thanh tra kiểm tra

Nhà trường nên thành lập một bộ phận với chức năng kiểm tra nhưng phải là người có trình độ, chuyên môn tài chính cũng như đạo đức nghề nghiệp chịu sự quản lý của Ban giám hiệu. Bộ phận này có chức năng và nhiệm vụ như là bộ phận kiểm toán nội bộ trong các đơn vị khác để phát hiện sai sót nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán hiện nay.

Nhà trường cần xây dựng quy chế tự kiểm tra cụ thể và phổ biến đến toàn bộ cán bộ, nhân viên trong nhà trường. Ngoài việc quy định cụ thể vai trò, trách nhiệm của bộ phận kiểm tra nội bộ còn phải quy định trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân đối với hoạt động kiểm tra nội bộ.

- Công tác tự kiểm tra tài chính phải gắn liền với công tác duyệt quyết toán hàng quý, nhằm nâng cao chất lượng của kết quả duyệt quyết toán quý.

- Định kỳ phải báo cáo và công khai kết quả kiểm tra, quá trình kiểm tra nếu phát hiện có sai sót cần phải đề xuất biện pháp để sửa chữa và điều chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học kinh tế, đại học huế (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)